Khi trẻ hỏi "Con và em, mẹ yêu ai hơn", câu trả lời hoàn hảo không phải "Mẹ yêu cả hai", chuyên gia mách câu đáp chuẩn

Kiều Trang - Ngày 11/04/2023 06:55 AM (GMT+7)

Chuyên gia tâm lý Quang Thị Mộng Chi chia sẻ về cách bố mẹ thể hiện tình yêu thương đồng đều giữa những đứa con, để anh em trong gia đình luôn chung sống hoà thuận.

Khi trẻ hỏi amp;#34;Con và em, mẹ yêu ai hơnamp;#34;, câu trả lời hoàn hảo không phải  amp;#34;Mẹ yêu cả haiamp;#34;, chuyên gia mách câu đáp chuẩn - 1

Con gái bà Trương sinh bé trai thứ 2, đến nay đã được 8 tháng tuổi. Được dịp rảnh rỗi nên họ hàng ghé nhà bà Trương thăm các cháu. Trong lúc trò chuyện, cả nhà đều tập trung vào cháu trai nhỏ, hoàn toàn không để ý đến cháu trai lớn đang chen chúc ở một bên.

Có lẽ vì cảm thấy mọi người không chú ý đến mình, nên người cháu lớn Nhĩ Bảo đã bước tới ôm lấy người em. Trong khi mọi người lo lắng rằng cháu trai 11 tuổi của mình không có nhiều sức mạnh như vậy, và không thể không khen ngợi sự mạnh mẽ của cháu. Nghe được những lời khen, trên mặt cháu trai lớn lộ ra nụ cười vui vẻ.

Nhưng hành vi này của cháu trai cả trong mắt mẹ và bà ngoại lại được xem là quá đáng. Hai người lần lượt mắng mỏ, người còn lại kéo cháu trai lớn đến một nơi cách xa đứa em nhỏ. Một lúc sau, đứa cháu lớn quay lưng bỏ chạy. Lúc đó, có lẽ một số người họ hàng có thể cảm nhận được sự cô đơn và buồn bã của cậu bé 11 tuổi này.

Khi không có em trai, người cháu lớn là tâm điểm của gia đình. Nhưng sau khi có em trai, ánh mắt của bố mẹ, ông bà nội, ngoại đều đổ dồn vào cậu em nhỏ, Nhĩ Bảo dần bị ép thành "nhân vật ngoài lề", và dĩ nhiên không một đứa trẻ nào chấp nhận được khoảng cách này.

Khi trẻ hỏi amp;#34;Con và em, mẹ yêu ai hơnamp;#34;, câu trả lời hoàn hảo không phải  amp;#34;Mẹ yêu cả haiamp;#34;, chuyên gia mách câu đáp chuẩn - 2

Bố mẹ cần cân bằng tình yêu thương đồng đều giữa các con, như vậy trẻ mới có thể phát triển lành mạnh nhất (Ảnh minh hoạ Internet).

Trên thực tế, có nhiều tình huống các bà mẹ sẽ được con cái đặt câu hỏi rằng "Mẹ yêu ai nhất", hầu như bà mẹ nào cũng sẽ trả lời theo một mô típ quen thuộc "Con và em đều là con của mẹ, mẹ yêu hai con nhất". Nhiều ông bố bà mẹ cho đây là câu trả lời hoàn hảo, nhưng kết quả lại ngược lại, khi đứa trẻ lớn nghe được những lời như vậy, trẻ sẽ cảm thấy "Mẹ thực sự không yêu mình nhất, mà là em trai bé bỏng của mẹ".

Với sự công nhận này, sẽ có một loạt phản ứng bất tuân và nổi loạn. Vì vậy, các chuyên gia nghiên cứu về tâm lý trẻ em đã mách câu trả lời tiêu chuẩn dành cho bố mẹ trong trường hợp này. 

Bố mẹ có thể tham khảo để trả lời cho con rằng: "Tất nhiên là mẹ yêu con nhất rồi. Bố mẹ đã yêu con từ nhiều năm trước. Khi con còn trong bụng mẹ, bố mẹ đã rất yêu con. Nhưng mẹ chỉ yêu em trai con được vài năm gần đây thôi. Vì vậy, tình yêu của mẹ dành cho con sẽ luôn dài hơn em trai, và đó là những năm chỉ thuộc về chúng ta".

Khi đứa trẻ nghe thấy câu trả lời như vậy, trái tim bé sẽ tràn ngập cảm giác an toàn, và đồng thời cũng dần chấp nhận sự xuất hiện của người em, yêu thương em mình nhiều hơn.

Tất nhiên, cảm giác an toàn mà bố mẹ mang lại cho con cái không chỉ là những câu nói, mà là cho con cảm giác an toàn bằng cả lời nói và hành động. Dựa trên nền tảng này, chuyên gia tâm lý Quang Thị Mộng Chi có những chia sẻ hữu ích với các bậc phụ huynh về vấn đề trên. Từ đó, giúp mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái ngày càng thân thiết và bền chặt hơn.

Khi trẻ hỏi amp;#34;Con và em, mẹ yêu ai hơnamp;#34;, câu trả lời hoàn hảo không phải  amp;#34;Mẹ yêu cả haiamp;#34;, chuyên gia mách câu đáp chuẩn - 3

Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học KHXH&NV ĐHQG - TPHCM.

Khi trẻ hỏi amp;#34;Con và em, mẹ yêu ai hơnamp;#34;, câu trả lời hoàn hảo không phải  amp;#34;Mẹ yêu cả haiamp;#34;, chuyên gia mách câu đáp chuẩn - 4

Thưa chuyên gia, vì sao những đứa trẻ trong gia đình có anh/chị/em sẽ thường cảm thấy bản thân thiệt thòi, bị đối xử không công bằng, thiếu vắng tình thương của bố mẹ?

Khi đứa con đầu lòng được sinh ra, mọi sự quan tâm của cả gia đình được dồn vào em bé đó. Lúc này, bé được coi như trung tâm của vũ trụ, luôn luôn ngay lập tức được đáp ứng nhu cầu, được chăm sóc và chú ý từng chút một.

Thế mà, một ngày kia lại có một em bé khác ra đời, cả nhà lại dồn sự chăm chút vào em bé nhỏ, bé lớn sẽ cảm thấy bị lấy đi hết mọi đặc quyền đã từng là của mình. Hơn nữa, nhiều bé còn bị la mắng khi đang cố gây sự chú ý với ba mẹ, bé chỉ thấy ba mẹ cưng nựng em, nói thương em mà không nói thương mình.

Một số bé sẽ làm những hành vi giống hệt anh/chị/em của mình, nhưng mình thì bị la mắng còn những người khác thì không. Trong một số gia đình, các bé có thể bị đem ra so sánh với anh/chị/em, hoặc bị “bắt” làm những việc mà các anh/chị/em khác không phải làm, hay thường xuyên phải nhường đồ dùng, đồ chơi cho anh/chị/em của bé,….

Nếu nhìn từ góc độ này, rất dễ hiểu vì sao trẻ cảm thấy bản thân bị bỏ rơi, trở thành "nhân vật ngoài lề", bị đối xử không công bằng và thấy thiếu vắng tình thương của bố mẹ.

Khi trẻ hỏi amp;#34;Con và em, mẹ yêu ai hơnamp;#34;, câu trả lời hoàn hảo không phải  amp;#34;Mẹ yêu cả haiamp;#34;, chuyên gia mách câu đáp chuẩn - 5

Trong một gia đình đông con, nếu bố mẹ đối xử không công bằng, thiên vị giữa những đứa con thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của trẻ, đồng thời mối quan hệ giữa bố mẹ con cái hoặc mối quan hệ giữa các anh/chị/em sẽ ra sao?

Tình yêu thương và sự quan tâm của ba mẹ đối với con cái là điều vô cùng quan trọng với trẻ, giúp trẻ cảm thấy an toàn để bước tới khám phá môi trường bên ngoài, thiết lập các mối quan hệ xã hội.

Giai đoạn thơ ấu với môi trường gia đình cũng là nơi giúp trẻ thiết lập các giá trị bên trong, từ đó, tự tin vào bản thân, xây dựng niềm tin với thế giới bên ngoài và học cách cư xử, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống sau này.

Nếu cha mẹ đối xử không công bằng với con cái sẽ khiến bé cảm thấy không được yêu thương, bị đối xử bất công sẽ khiến trẻ tự giảm giá trị của bản thân và mất đi niềm tin vào mọi người.

Khi trẻ muốn chứng tỏ bản thân, trẻ sẽ gây sự chú ý để được ghi nhận và quan tâm, nhưng lại không được như ý thì trẻ sẽ bất mãn, tức giận và có những hành vi “chưa ngoan”. Lúc này, nếu lại bị cha mẹ trách phạt thì sẽ càng khiến trẻ cảm thấy bức xúc hơn.

Trẻ sẽ tìm cách để xả cơn giận và nỗi ấm ức của mình bằng cách trút giận lên anh/chị/em của mình hoặc trở nên ngang ngạnh, bướng bỉnh hơn, hoặc tỏ ra không thèm quan tâm.

Ngược lại, với các bé có tính cách nhút nhát thì sẽ tỏ ra thu rút, tự ti hơn. Các biểu hiện này càng gây thêm sự khó chịu cho cha mẹ, và quay ngược trở lại với trẻ bằng sự thất vọng, trách mắng hay hình phạt nặng nề hơn của bố mẹ.

Như vậy, có thể thấy nếu có sự thiên vị giữa các anh/chị/em trong gia đình trong cách đối xử của cha mẹ, sẽ khiến tình cảm anh/chị/em bất hoà, hay ganh tỵ và gây tổn thương đến trẻ, cũng như ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ của cha mẹ và con cái.

Khi trẻ hỏi amp;#34;Con và em, mẹ yêu ai hơnamp;#34;, câu trả lời hoàn hảo không phải  amp;#34;Mẹ yêu cả haiamp;#34;, chuyên gia mách câu đáp chuẩn - 6

Giả sử tình huống đứa trẻ hỏi: "Con và em, bố mẹ thương ai nhiều hơn?" thì tại thời điểm đó, bố mẹ nên phản ứng như thế nào là phù hợp nhất?

Khi nghe con hỏi "Con và em, bố mẹ thương ai nhiều hơn?" thì có nghĩa là con đã có cảm nhận về sự khác biệt trong cách thể hiện tình yêu thương giữa các con. Mặc dù có thể không phải cha mẹ thương em nhiều hơn thương con, nhưng cha mẹ vô tình trong cách thể hiện hàng ngày cho trẻ cảm nhận được điều đó.

Nên cha mẹ có thể hỏi con về điều gì trong cách thể hiện của cha mẹ khiến con hỏi câu này. Cha mẹ lắng nghe con chia sẻ về những điều trẻ thấy, để có thể hiểu cần điều chỉnh những gì trong hành vi của mình trong cách cư xử giữa các con.

Đồng thời, giải thích cho trẻ việc vì sao mình có những cách cư xử như thế, để trẻ hiểu không phải vì ba mẹ hết thương con hay ba mẹ thương em hơn, ví dụ: em còn nhỏ chưa thể tự chăm sóc bản thân được nên cần sự chăm chút nhiều hơn từ ba mẹ, con bây giờ đã lớn hơn rồi, có thể tự phục vụ bản thân tốt hơn như tự tắm rửa, tự ăn uống, thậm chí có thể giúp đỡ ba mẹ ở một số việc, con như vậy là rất giỏi và rất đáng khen.

Hay ba mẹ có thể cho trẻ biết lúc trẻ còn nhỏ, cha mẹ cũng đã từng chăm sóc trẻ như thế bằng cách cho trẻ coi lại hình ảnh lúc trẻ còn nhỏ, kể lại những kỷ niệm ba mẹ đã dành sự quan tâm chăm sóc con cũng giống như với em bây giờ.

Ba mẹ cũng rất chân thành khẳng định lại với con rằng, ba mẹ rất thương con và thương các con như nhau, ba mẹ cũng luôn mong con thương em và hỗ trợ cha mẹ cùng chăm sóc em, để ba mẹ có nhiều thời gian hơn dành cho con.

Khi trẻ hỏi amp;#34;Con và em, mẹ yêu ai hơnamp;#34;, câu trả lời hoàn hảo không phải  amp;#34;Mẹ yêu cả haiamp;#34;, chuyên gia mách câu đáp chuẩn - 7

Bố mẹ nên làm gì để những đứa con cảm thấy được sự quan tâm, yêu thương công bằng, bên cạnh đó biết chia sẻ và đùm bọc giữa các anh/chị/em với nhau.

Khi có nhiều con hơn, nghĩa là bố mẹ cần chia sẻ thời gian ra thành nhiều phần hơn để quan tâm tới các con của mình. Thường thì đứa trẻ nào nhỏ hơn, hay đau yếu, bệnh tật hơn, có khó khăn trong giao tiếp xã hội hay học tập thì được chú ý hơn. Hay với một số bố mẹ, đứa nào ngoan hơn, hợp tính hơn, hay thể hiện tình cảm hơn cũng sẽ được quan tâm nhiều hơn một chút.

Tuy nhiên, bố mẹ cần chú ý tới các con một cách công bằng nhất có thể, vì đứa trẻ nào cũng muốn có được sự yêu thương, chấp nhận và quan tâm từ bố mẹ như nhau. Bố mẹ nên có những nguyên tắc thưởng phạt như nhau với các con, và công khai với con về điều đó. Trong đó có quy định rõ, bé lớn vi phạm thì bị phạt như thế nào, bé nhỏ vi phạm sẽ bị phạt ra sao và khi con làm tốt con sẽ được khen thưởng như thế nào?

Trong quá trình chăm sóc các con, bố mẹ có thể mời gọi các con cùng tham gia chung, ví dụ bé lớn giúp bố mẹ chơi với em, chăm sóc em và trẻ cần được khen ngợi khi hợp tác. Chú ý khi mua đồ dùng, đồ chơi thì phải công bằng, không bắt bé lớn buộc phải nhường bé nhỏ tất cả mọi thứ trong mọi trường hợp. Luôn kể cho con nghe về tấm gương anh em yêu thương nhau, và chia sẻ rằng bố mẹ sẽ vui như thế nào khi các con biết nhường nhịn, chia sẻ và hoà thuận với nhau.

Tránh so sánh giữa các con, luôn cố gắng giải thích cho con hiểu sự khác biệt giữa các con, để tránh các con tự so sánh và giúp con biết tôn trọng sự khác biệt ấy. Khi khen ngợi cũng để ý đến bối cảnh, nếu có mặt các con thì phải khen đều, tìm những điểm tích cực của các con để ghi nhận. Tránh việc bố mẹ chỉ khen 1 đứa trẻ, trước mặt đứa trẻ khác.

Khi các con có mâu thuẫn, có thể để trẻ tự giải quyết với nhau trước để học cách giải quyết mâu thuẫn, bố mẹ không nên tham gia vào ngay và mang tính bắt ép trẻ, điều này sẽ giúp trẻ học được cách tự giải quyết vấn đề của mình. Đây cũng chính là cơ hội để trẻ phát triển những kỹ năng cho các mối quan hệ bên ngoài xã hội.

Mẹ lén xem điện thoại khi đang ngủ cùng con, hành động sau đó vô tình khiến đứa trẻ 6 tháng tuổi mất đi thị lực
Nhiều bậc bố mẹ ngày nay có thói quen sử dụng điện thoại khi đang ngủ cùng con, nhưng lại lơ là trước những hậu quả tiềm ẩn của thói quen này.

Dạy con 6-12 tháng

Theo Kiều Trang
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Trẻ tiểu học