Mẹ bất lực vì con hay khóc đêm, chuyên gia mách 3 "tuyệt chiêu" khiến trẻ ngủ ngoan đến sáng

Kiều Trang - Ngày 12/04/2023 08:56 AM (GMT+7)

Trẻ hay quấy khóc là nỗi đau đầu nhức óc của nhiều bà mẹ bỉm sữa có con nhỏ. Để trẻ có giấc ngủ ngoan, chuyên gia mách cách hay bố mẹ có thể học hỏi.

Mẹ bất lực vì con hay khóc đêm, chuyên gia mách 3 amp;#34;tuyệt chiêuamp;#34; khiến trẻ ngủ ngoan đến sáng - 1

Giai đoạn khó khăn nhất đối với một đứa trẻ từ thời thơ ấu đến khi trưởng thành là gì? Câu hỏi này có thể hơi khó hiểu với một số bậc bố mẹ, nhưng lại rất đơn giản với những bà mẹ đã tham gia vào cả quá trình nuôi dạy con từ khi con mới lọt lòng.

Khoa học đã chỉ ra rằng, có ba thời kỳ nổi loạn trong quá trình trưởng thành của trẻ, có thể tóm tắt là: khóc và làm ồn vào khoảng 2 tuổi, chạy nhảy trước và sau khi học tiểu học, và ồn ào trước và sau tuổi dậy thì.

Nhưng nếu bố mẹ được phép lựa chọn thì chắc chắn khoảng 2 tuổi sẽ là giai đoạn khó khăn nhất, bởi lúc này bé chưa có khả năng tư duy, chưa thể giáo dục qua giao tiếp, thậm chí chưa thể tự chăm sóc bản thân. Như vậy có nghĩa là bố mẹ sẽ gặp không ít khó khăn để có thể lựa chọn phương pháp phù hợp, sao cho việc nuôi dạy con đạt được hiệu quả nhất.

Đặc biệt là giai đoạn bé từ 6 tháng đến 2 tuổi, lúc này bố mẹ cần phải dành nhiều thời gian và công sức để chăm sóc trẻ. Chỉ riêng chuyện bé ngủ đêm thôi, đã khiến các ông bố, bà mẹ rất đau đầu.

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc mà bố mẹ cần phải nắm rõ, để kịp thời cải thiện tình hình. Theo quan niệm truyền thống, không ít người lớn đều cho rằng trẻ dễ nổi nóng vô cớ. 

Thực tế không phải vậy, bé khóc là biểu hiện của sự cần thiết khi bé đang gặp vấn đề gì đó khiến bản thân không thoải mái, khó chịu, và hành vi quấy khóc là cách để bé phát tín hiệu, mong muốn sẽ thu hút sự chú ý, quan tâm của bố mẹ.

Mẹ bất lực vì con hay khóc đêm, chuyên gia mách 3 amp;#34;tuyệt chiêuamp;#34; khiến trẻ ngủ ngoan đến sáng - 2

Nguyên nhân trẻ quấy khóc là gì?

Bé đói

Nguyên nhân khá phổ biến ở nhiều trẻ nhỏ khiến trẻ hay quấy khóc là đói. Theo nhu cầu, cơ chế tự nhiên, được ăn là ưu tiên số một trong cuộc sống và trẻ sơ sinh cũng không ngoại lệ.

Vì chưa có đủ khả năng để diễn đạt bằng lời nói, nên chỉ bằng cách khuấy khóc này thì trẻ mới có thể bộc lộ được trạng thái khó chịu của cơ thể khi đang đói. Vậy nên, việc đầu tiên bố mẹ cần xử lý lúc này là nghĩ xem đã đến giờ cho bé uống sữa chưa, kế hoạch cho con bú trong ngày đã được thực hiện đúng và đầy đủ hay không?

Mẹ bất lực vì con hay khóc đêm, chuyên gia mách 3 amp;#34;tuyệt chiêuamp;#34; khiến trẻ ngủ ngoan đến sáng - 3

Khóc là dấu hiệu phổ biến nhất, khi bé cảm thấy đói.

Muốn nghỉ ngơi hoặc bị đánh thức giữa chừng

Những bà mẹ đã từng dỗ con đều biết rằng, việc con buồn ngủ không phải là điều đau đầu nhất, mà điều phiền toái hơn thế là mẹ phải ôm con trước khi con chịu ngủ. Sau khi ôm con từ hơn một giờ đồng hồ trở lên, toàn bộ cơ thể người mẹ sẽ có cảm giác như muốn rã ra, đau nhức, và thậm chí một số bà mẹ còn vì quá mệt nên đã ngủ thiếp đi.

Thế nhưng bao nhiêu công sức ru con ngủ của mẹ lại "đổ sông, đổ biển" vào khoảnh khắc vừa đặt em bé xuống giường thì đứa trẻ liền tỉnh dậy, và lại tiếp tục quấy khóc... điều này khiến rất nhiều bà mẹ cảm thấy vô cùng bất lực.

Trên thực tế, miễn là thói quen nghỉ ngơi của bé dựa trên sự xuất hiện của bố mẹ, bé nên được an ủi khi điều này xảy ra và thời gian ngủ của bé nên được điều chỉnh một cách khoa học, để bé có thể chìm vào giấc ngủ trong một môi trường quen thuộc và thoải mái.

Mẹ bất lực vì con hay khóc đêm, chuyên gia mách 3 amp;#34;tuyệt chiêuamp;#34; khiến trẻ ngủ ngoan đến sáng - 4

Giấc ngủ của bé cần đảm bảo liền mạch, nếu bị đánh thức giữa chừng thì bé sẽ quấy khóc vì khó chịu.

Khát và muốn uống nước

Còn một khả năng nữa khiến trẻ hay quấy khóc, và đó vẫn là nhu cầu sinh lý rất bình thường của con người, đo là bé đang cảm thấy khát và muốn uống nước. Tuy nhiên, bố mẹ cần phải nhạy bén để phân biệt rõ, giữa nhu cầu bé khát nước, muốn được uống nước và bé đang khát sữa, nếu không sẽ dễ khiến bé khó tiêu, khiến đứa trẻ càng thêm quấy khóc, thậm chí là bị trớ. 

Các ông bố bà mẹ cẩn thận có thể ghi thời gian uống nước, uống sữa vào một cuốn sổ, sau cùng thì cần phải chăm sóc tốt bé bằng cách thiết lập một chế độ sinh hoạt cụ thể và khoa học. Như vậy, bố mẹ sẽ không lo rơi vào tình huống chưa kịp thời đáp ứng nhu cầu đúng lúc của bé, khiến bé khó chịu và quấy khóc.

Mẹ bất lực vì con hay khóc đêm, chuyên gia mách 3 amp;#34;tuyệt chiêuamp;#34; khiến trẻ ngủ ngoan đến sáng - 5

3 "tuyệt chiêu" giúp trẻ ngừng quấy khóc, có giấc ngủ ngoan

Mẹ bất lực vì con hay khóc đêm, chuyên gia mách 3 amp;#34;tuyệt chiêuamp;#34; khiến trẻ ngủ ngoan đến sáng - 6

Ngoài việc đưa ra các phương pháp khoa học và đúng đắn, để giải quyết thói quen ăn uống và nghỉ ngơi của bé, còn có một số thao tác đụng chạm cơ thể, có tác dụng xoa dịu, khiến bé dễ dàng đi vào giấc ngủ ngon.

Chạm vào bụng của bé

Thông thường khi chơi đùa hoặc muốn thể hiện tình cảm với con, mẹ có thể thực hiện một số động tác chạm đơn giản để tương tác với bé, thường là nhẹ nhàng chạm vào các bộ phận trên cơ thể, đặc biệt là vùng bụng của bé, vị trí này có thể xoa dịu cảm xúc của bé, giúp bé đi vào giấc ngủ một cách dễ dàng.

Sở dĩ hiệu quả này xảy ra, bởi vì hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện, thường khi ăn nhiều sẽ dễ gây ra cho trẻ tình trạng khó tiêu, sờ vào bụng có thể giúp tống khí trong bụng ra ngoài, giảm khả năng bé bị đầy bụng. 

Và việc chạm vào em bé thường xuyên, cũng có thể giúp kích thích não bộ của em bé, kích thích sự nhạy bén của những giác quan và thiết lập giao tiếp giữa bố mẹ và con cái.

Mẹ bất lực vì con hay khóc đêm, chuyên gia mách 3 amp;#34;tuyệt chiêuamp;#34; khiến trẻ ngủ ngoan đến sáng - 7

Vùng bụng là bộ phận nhạy cảm, giúp xoa dịu hệ tiêu hoá, khiến trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.

Vuốt ve đầu bé

Thóp của trẻ sơ sinh trước khi đóng lại rất mềm, đây là vị trí đại kỵ, vậy nên bố mẹ tuyệt đối không được để bị cảm lạnh, hoặc bị thương. Cử chỉ nhẹ nhàng xoa đầu bé, có thể xoa dịu thần kinh và khiến bé dễ đi vào giấc ngủ.

Khoa sản của nhiều bệnh viện đều có các khóa học, dành riêng cho các bà mẹ để học kỹ năng huấn luyện "em bé chạm", chạm đúng cách không chỉ có thể thúc đẩy sự phát triển của não bộ em bé, mà còn nâng cao trí tuệ cảm xúc của trẻ, đồng thời có thể làm tăng sự giao tiếp tình cảm giữa bố mẹ và bé.

Thời điểm tốt nhất để thực hiện các động tác chạm là sau khi bé đã vào cữ, điều chỉnh nhiệt độ trong nhà khoảng 28° và thực hiện điều này trong khoảng thời gian tầm 20 phút.

Vì vậy, phương pháp vuốt ve em bé không nhất thiết phải đơn lẻ, chỉ cần bố mẹ tuân theo một số hướng dẫn nhất định để giữ cho em bé ở trạng thái thoải mái, phương pháp này không chỉ giúp bố mẹ tương tác hiệu quả với em bé, tăng cường mối quan hệ tình cảm, mà còn phát huy tác dụng rất tốt trong việc giúp bé ngủ ngon hơn.

Sờ tay chân bé

Bàn tay và bàn chân của em bé còn rất non nớt, có nhiều dây thần kinh kết nối trực tiếp với não bộ, việc bố mẹ thường xuyên chạm vào tay và chân của bé sẽ giúp kích thích trí não phát triển. 

Hơn nữa, việc thường xuyên động chạm tay chân sẽ hình thành phản xạ có điều kiện trong tiềm thức của bé, khi bé quấy khóc, bố mẹ có thể chạm vào tay hoặc chân để dỗ dành, nếu rèn luyện thành một thói quen rồi thì bé sẽ trở nên ngoan ngoãn hơn.

Mẹ bất lực vì con hay khóc đêm, chuyên gia mách 3 amp;#34;tuyệt chiêuamp;#34; khiến trẻ ngủ ngoan đến sáng - 8

Bàn tay là nơi nhạy cảm nhất của em bé, thường xuyên chạm vào sẽ giúp trẻ cảm nhận được sự an toàn và ngủ ngon hơn.

Bố mẹ bỏ lỡ 4 giai đoạn tăng trưởng này, trẻ lớn lên sẽ khó thành một người khỏe mạnh và tài giỏi
Trẻ sơ sinh có những giai đoạn phát triển quan trọng. Nếu bố mẹ bỏ lỡ, tương lai sau này con cái rất khó hoàn thiện bản thân một cách tốt nhất.

Dạy con 6-12 tháng

Theo Kiều Trang Dịch từ Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con 1-3 tuổi