4 kiểu dạy con dễ khiến trẻ hình thành những tính xấu trong tương lai

Thi Thi - Ngày 05/10/2023 13:31 PM (GMT+7)

Nhiều phụ huynh dễ mắc một số sai lầm sau đây khi dạy con, vô tình kìm hãm sự phát triển tự nhiên của trẻ.

Hầu hết các bậc phụ huynh đều luôn nỗ lực hết sức để mang đến những điều tốt nhất cho con. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi dưỡng, đôi khi bố mẹ không tránh khỏi việc mắc những sai lầm không đáng có.

Một số hành vi trong cuộc sống hàng ngày tưởng chừng như thuận tiện, nhưng có thể có tác động tiêu cực không thể xóa nhòa đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Sau đây là 4 sai lầm nuôi dạy con, bố mẹ nên hạn chế mắc phải. 

4 kiểu dạy con dễ khiến trẻ hình thành những tính xấu trong tương lai - 2

4 kiểu dạy con dễ khiến trẻ hình thành những tính xấu trong tương lai - 3

Cho trẻ nhiều thời gian xem TV, điện thoại

Hiện nay các thiết bị điện tử ngày càng phát triển và dễ dàng tiếp cận. Điều này làm cho việc sử dụng thiết bị điện tử trở nên phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của trẻ.

Một số thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại thông minh và máy tính bảng, cung cấp nguồn thông tin và giải trí rất phong phú. Chúng có thể được sử dụng để truy cập vào tài liệu giáo dục, ứng dụng học tập và trò chơi giáo dục, cung cấp cho trẻ phương tiện học tập và giải trí tiện lợi.

Ngoài ra, nhiều người cho rằng trẻ con phải theo kịp xu hướng công nghệ và sử dụng thiết bị điện tử, vì vậy bố mẹ có thể cảm thấy áp lực để cung cấp cho con những thiết bị tương tự để tránh con cảm thấy bị tụt hậu hoặc cô đơn.

Tuy nhiên, bên cạnh việc mang lại sự tiện lợi, một số thiết bị điện tử cũng để lại tác hại đối với trẻ. Đặc biệt khi bố mẹ để trẻ dành quá nhiều thời gian vào việc này mà không có phương pháp kiểm soát phù hợp. 

Trẻ dành nhiều năng lượng để xem TV, chơi trò chơi điện tử thường dễ gây mất tập trung và ảnh hưởng đến hiệu suất học tập

Trẻ dành nhiều năng lượng để xem TV, chơi trò chơi điện tử thường dễ gây mất tập trung và ảnh hưởng đến hiệu suất học tập

Cụ thể, trẻ xem TV hay chơi trò chơi trên ipad quá nhiều sẽ tác động trực tiếp đến sức khỏe mắt, gây mỏi mắt, khô mắt, trong một số trường hợp có thể dẫn đến cận thị.

Khi trẻ sử dụng các thiết bị điện tử, thường bị cuốn hút bởi các nội dung giải trí như trò chơi và video. Điều này dẫn đến việc trẻ dành quá nhiều thời gian, năng lượng, gây mất tập trung và ảnh hưởng đến hiệu suất học tập của trẻ. Ngoài ra, việc sử dụng quá nhiều thiết bị điện tử cũng có thể gây rối loạn giấc ngủ ở trẻ nhỏ.

4 kiểu dạy con dễ khiến trẻ hình thành những tính xấu trong tương lai - 5

Phụ thuộc vào thức ăn nhanh

Cuộc sống hiện đại đòi hỏi nhiều thời gian và năng lượng của phụ huynh. Vì vậy, trong bối cảnh cuộc sống bận rộn, thức ăn nhanh trở thành lựa chọn hợp lý để tiết kiệm thời gian nấu nướng và chuẩn bị bữa ăn cho con.

Thêm vào đó, thức ăn nhanh có sẵn ở nhiều địa điểm khác nhau, từ nhà hàng đến quầy phục vụ. Điều này làm cho việc mua sắm và lấy thức ăn trở nên dễ dàng và nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu ngay lập tức của trẻ. Vì vậy, nhiều gia đình lựa chọn phương pháp ăn uống này.

Tuy nhiên, việc lạm dụng thức ăn nhanh có thể gây mất cân bằng dinh dưỡng ở trẻ, dẫn đến nguy cơ béo phì và các vấn đề sức khỏe khác.

Thức ăn nhanh làm tăng nguy cơ trẻ béo phì.

Thức ăn nhanh làm tăng nguy cơ trẻ béo phì.

Một trong những vấn đề chính là tăng nguy cơ béo phì. Thức ăn nhanh thường chứa nhiều calo, chất béo và đường, trong khi thiếu chất xơ và dinh dưỡng cần thiết. Việc tiêu thụ quá nhiều các loại thức ăn này có thể dẫn đến tăng cân nhanh chóng và béo phì ở trẻ.

Béo phì có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm bệnh tim mạch, tiểu đường, vấn đề về xương khớp và tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính trong tương lai.

Ngoài ra, thức ăn nhanh thường chứa lượng muối cao. Việc tiêu thụ quá nhiều muối có thể gây ra tình trạng tăng huyết áp, các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim và đột quỵ.

4 kiểu dạy con dễ khiến trẻ hình thành những tính xấu trong tương lai - 7

Làm thay con mọi việc

Để thuận tiện, nhiều bậc phụ huynh có thói quen làm mọi việc cho con. Tuy nhiên, cách này khiến trẻ không có cơ hội học cách tự giải quyết vấn đề, đưa ra quyết định, dần mất đi sự độc lập. Dẫn đến việc trẻ trở nên phụ thuộc vào bố mẹ và thiếu tự tin trong khả năng của mình. 

Đồng thời, trẻ không được rèn luyện các kỹ năng này, bao gồm quản lý thời gian, lập kế hoạch, tổ chức. Điều này có thể dẫn đến khó khăn trong việc thích nghi và tự mình đối phó với các tình huống khác nhau trong cuộc sống.

Thay vào đó, mẹ có thể áp dụng một số phương pháp để khuyến khích con tự mình hoàn thành một số công việc đơn giản, rèn luyện tinh thần trách nhiệm và tính tự lập cho con.

Một trong những phương pháp hiệu quả là hướng dẫn con từng bước thực hiện một nhiệm vụ nhỏ. Ví dụ, khi trẻ cần thu dọn đồ chơi, mẹ nên hướng dẫn con làm theo các bước như chọn đồ chơi, đặt chúng vào đúng vị trí, và sau đó làm sạch không gian chơi. Trong quá trình này, mẹ nên hướng dẫn, nhưng đồng thời khuyến khích trẻ làm việc một cách độc lập và tự tin. 

Bố mẹ bao bọc con quá mức dần mất đi khả năng tự lập ở trẻ.

Bố mẹ bao bọc con quá mức dần mất đi khả năng tự lập ở trẻ.

4 kiểu dạy con dễ khiến trẻ hình thành những tính xấu trong tương lai - 9

Bảo vệ con quá mức

Với tình yêu và quan tâm sâu sắc đến con cái, các bậc phụ huynh có thể rơi vào một hiểu lầm, đó là việc bảo vệ quá mức. Tuy nhiên, việc bảo vệ quá mức dần tước đi cơ hội tiếp xúc, giải quyết khó khăn và thử thách của trẻ.

Trẻ cũng bị hạn chế trong việc tìm hiểu và phát triển sự sáng tạo của mình. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng tư duy độc lập, tìm ra giải pháp sáng tạo và khám phá sự hứng thú cá nhân.

Vì vậy, các chuyên gia luôn khuyên rằng, bố mẹ nên tạo cho con một không gian độc lập thích hợp để học cách thích ứng, phát triển tính tực lập, lòng can đảm để đối mặt với khó khăn và thất bại.

Nhiều trường hợp trẻ được bao bọc quá mức dần hình thành tính ích kỷ, về sau khó điều chỉnh.

Nhiều trường hợp trẻ được bao bọc quá mức dần hình thành tính ích kỷ, về sau khó điều chỉnh.

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Trẻ tiểu học