Ai nên giữ tiền lì xì của trẻ? Cách bố mẹ quyết định ảnh hưởng đến cuộc sống tương lai

Thi Thi - Ngày 01/02/2025 09:00 AM (GMT+7)

Nhân cơ hội trẻ nhận được tiền lì xì, hãy để trẻ hiểu thêm về các nguyên tắc và thiết lập quan điểm đúng đắn về tiền bạc.

Trong dịp Tết Nguyên đán, hầu hết trẻ mong đợi được lì xì (hay còn gọi là tiền mừng tuổi). Theo đó, số tiền mừng tuổi mà trẻ nhận được có thể lên tới hàng trăm hoặc hàng triệu đồng.

Làm sao để quản lý số tiền này đã trở thành một "bài toán khó" đối với nhiều gia đình.

Đối với trẻ lớn có khả năng quản lý hầu hết bố mẹ để con tự kiểm soát, tuy nhiên trẻ nhỏ các bậc phụ huynh thường chọn cách “Bố mẹ sẽ giữ lại sau này sẽ đưa cho con”. 

Trên các trang mạng xã hội, chủ đề lì xì cũng gây xôn xao "Ai nên giữ tiền lì xì của trẻ?"

Một chuyên gia gợi ý phương pháp phân bổ khoa học về tiền lì xì của trẻ, bố mẹ có thể tham khảo.

Ai nên giữ tiền lì xì của trẻ? Cách bố mẹ quyết định ảnh hưởng đến cuộc sống tương lai - 1

Ai nên giữ tiền lì xì của trẻ? Cách bố mẹ quyết định ảnh hưởng đến cuộc sống tương lai - 2

Bố mẹ có thể chia tiền mừng tuổi thành 5 phần và sử dụng cho các mục đích khác nhau

Gửi 50% vào tài khoản ngân hàng

Nếu trẻ được nhận số tiền lì xì lớn, bố mẹ có thể mở một tài khoản riêng cho con và gửi 50% vào ngân hàng. Điều này nhằm bồi dưỡng khái niệm tiết kiệm ngay từ khi còn nhỏ, tích lũy dần đến khi trẻ lớn lên.

10% cho chi phí học tập của trẻ 

Trẻ có thể sử dụng rất nhiều đồ dùng và sách vở trong quá trình học tập. Vì vậy, khoảng 10% tiền mừng có thể dùng vào việc này.

Hãy cho trẻ hiểu rằng có thể tự mua đồ cho mình. Trẻ cũng trân trọng những thứ mình mua và sử dụng chúng một cách tốt nhất.

Ai nên giữ tiền lì xì của trẻ? Cách bố mẹ quyết định ảnh hưởng đến cuộc sống tương lai - 3

20% để xây dựng một thư viện nhỏ ở nhà

Bố mẹ có thể dùng 20% ​​tiền mừng năm mới để tạo một thư viện nhỏ cho trẻ ở nhà, để trẻ tự chọn loại sách yêu thích, nhằm bồi dưỡng hứng thú đọc.

10% nuôi "con heo đất" 

Trong cuộc sống, trẻ cũng có nhiều dịp để chi tiêu tiền, chẳng hạn như mua quà tặng bạn bè, quà tặng bố mẹ... Vì vậy, khoảng 10% tiền mừng có thể được sử dụng cho những khoản chi tiêu này, nhằm vun đắp tình yêu thương, học cách chia sẻ, hiểu được ý nghĩa của tiền lì xì.

10% còn lại để trẻ sử dụng tự do

Đối với 10% còn lại, nên cho trẻ tự do chi tiêu vào điều mình muốn và thích. Cho dù là đồ ăn nhẹ hay đồ chơi yêu thích, hãy cho trẻ một chút không gian tự do để có động lực hơn trong việc sử dụng tiền lì xì đúng cách. Tất nhiên, việc phân chia cụ thể nên quyết định sau khi tham khảo ý kiến ​​của trẻ.

Nếu đã thỏa thuận thì phải thực hiện những gì đề ra. Điều này nhằm hướng dẫn trẻ em tiết kiệm tiền, rèn luyện khả năng tự chủ và tinh thần trách nhiệm của trẻ.

Ai nên giữ tiền lì xì của trẻ? Cách bố mẹ quyết định ảnh hưởng đến cuộc sống tương lai - 4

Tết Nguyên Đán là thời điểm tuyệt vời để bồi dưỡng trí thông minh tài chính cho trẻ 

Trong dịp Tết Nguyên đán, cách quản lý tiền lì xì cũng là cơ hội tốt nhất để bồi dưỡng trí thông minh tài chính cho trẻ.

Có một câu trích dẫn trong cuốn sách "Cha giàu, cha nghèo "Ngay khi trẻ bắt đầu thể hiện sự quan tâm đến tiền bạc, đã đến lúc dạy con cách quản lý tài chính".

Nhiều trẻ không có khái niệm về tiền bạc, vì vậy việc nhận tiền lì xì là cơ hội tốt để bồi dưỡng nhận thức về tiền bạc.

Peter Lynch, một chuyên gia đầu tư nổi tiếng thế giới, đã từng nói: Sự giàu có trong tương lai của một người không phụ thuộc vào chỉ số IQ và EQ, mà phụ thuộc vào trí tuệ tài chính.

Trí thông minh tài chính đề cập đến khả năng hiểu và quản lý tiền bạc. Bố mẹ có thể dùng tiền lì xì như một cái cớ để giúp trẻ nhận biết và hiểu về tiền bạc.

Hãy cho trẻ biết tiền đến từ đâu, bố mẹ đã làm việc chăm chỉ như thế nào để kiếm được tiền. Hãy dạy trẻ hiểu rằng tiền rất khó kiếm và nên học cách trân trọng.

Bố mẹ cũng cần dạy trẻ cách sử dụng tiền đúng cách, mua những gì thực sự muốn và không lãng phí tiền.

Các nhà giáo dục tin rằng, trẻ em nên bắt đầu học giáo dục tài chính từ năm 3 tuổi.

Ai nên giữ tiền lì xì của trẻ? Cách bố mẹ quyết định ảnh hưởng đến cuộc sống tương lai - 5

Nếu phụ huynh không biết bắt đầu từ đâu, có thể tham khảo mốc thời gian sau:

- 3 tuổi: Nhận biết tiền giấy.

- 4 tuổi: Học cách dùng tiền để mua những đồ dùng đơn giản như cọ vẽ, đồ ăn vặt...

- 5 tuổi: Hiểu rằng tiền là phần thưởng cho lao động và thực hiện đúng các hoạt động trao đổi tiền bạc và hàng hóa.

- 6 tuổi: Có thể đếm được số tiền lớn, bắt đầu học cách tiết kiệm và phát triển nhận thức về "tiền của mình".

- 7 tuổi: Có thể xem giá hàng hóa, so sánh với tiền mình có và xác nhận khả năng mua món hàng đó.

- 8 tuổi: Biết cách mở tài khoản ngân hàng và tiết kiệm tiền, tìm cách kiếm tiền tiêu vặt, chẳng hạn như bán sách cũ, bánh kẹo...

- 9 tuổi: Có thể lập kế hoạch chi tiêu hàng tuần đơn giản và biết cách so sánh giá khi mua sắm.

- 10 tuổi: Học cách tiết kiệm một ít tiền mỗi tuần và dành số tiền đó cho những khoản chi tiêu lớn.

- 11 tuổi: Học cách đánh giá các quảng cáo thương mại, xác định hàng hóa chất lượng và giá rẻ, hiểu được khái niệm về giảm giá và ưu đãi.

- 12 tuổi: Biết trân trọng tiền bạc, biết kiếm tiền khó khăn và có ý thức tiết kiệm.

- Trên 12 tuổi: Hiểu biết về các hoạt động đầu tư như cổ phiếu và trái phiếu.

Bằng cách bồi dưỡng trí thông minh tài chính cho trẻ em ngay từ khi còn nhỏ, nhằm nhìn nhận tiền bạc với thái độ bình tĩnh và sử dụng tiền bạc phục vụ mình tốt hơn.

Nếu trẻ em có cái nhìn tốt về tiền bạc, từ đó đặt nền tảng vững chắc cho sự phát triển hiểu biết về tài chính trong tương lai, mang lại lợi ích suốt cuộc đời.

Một khoản tiền nhỏ mừng năm mới chứa đựng rất nhiều kiến ​​thức. Cách quản lý tiền lì xì đúng cách cũng là phép thử cho triết lý giáo dục gia đình của bố mẹ.

Nhân cơ hội trẻ em nhận được tiền lì xì, hãy để trẻ hiểu thêm về các nguyên tắc và thiết lập quan điểm đúng đắn về tiền bạc. Bằng cách này, tiền mừng tuổi sẽ có ý nghĩa hơn.

Ai nên giữ tiền lì xì của trẻ? Cách bố mẹ quyết định ảnh hưởng đến cuộc sống tương lai - 6

Ngày Tết, trẻ sợ bố mẹ làm 3 việc này hơn cả bị đánh mắng
Một số cách giáo dục sai lầm từ phụ huynh, dễ khiến con trở nên xa cách.

Trẻ tiểu học

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]01/02/2025 07:50 AM(GMT+7)

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con vâng lời