Một số dấu hiệu cho thấy trẻ khó tăng chiều cao, bố mẹ nhận biết sớm và giúp con điều chỉnh kịp thời.
Ngày nay, với sự cải thiện về điều kiện sống, chiều cao trung bình của trẻ đã vượt xa thế hệ trước, nhưng nhiều phụ huynh vẫn cảm thấy chiều cao của con vẫn chưa thực sự phát triển tối đa.
Bố mẹ luôn mong con có thể phát triển cao hơn, theo kịp các bạn cùng trang lứa về chiều cao.
Gợi ý công thức tính chiều cao cho trẻ
Bố mẹ có thể tính chiều cao khi con trưởng thành thông qua những phương pháp sau, hiểu được chiều cao, tránh những lo lắng không đáng có.
Phương pháp CMH
- Bé trai: (chiều cao của bố + chiều cao của mẹ + 13)/2 ±5cm.
- Bé gái: (chiều cao của bố + chiều cao của mẹ – 13)/2 ±5cm.
Phương pháp FPH
- Bé trai: 45,99+0,78X chiều cao trung bình của bố mẹ ±5,29.
- Bé gái: 37,85+0,75X chiều cao trung bình của bố mẹ ±5,29.
Bố mẹ có thể dựa vào một số phương pháp để kiểm tra tốc độ chiều cao tăng trưởng.
Bố mẹ sử dụng bảng để xác định tốc độ tăng trưởng của trẻ có bình thường ở độ tuổi tương ứng hay không, nhưng đối với trẻ tăng trưởng chiều cao bất thường thì có thể có sai số lớn hơn.
Kết hợp hai dữ liệu này, bố mẹ có thể đánh giá sơ bộ quá trình phát triển chiều cao và kịp thời phát hiện xem trẻ có phát triển chiều cao chưa đầy đủ hay không.
6 xu hướng chính trong việc khiến trẻ khó tăng chiều cao
Khi quan sát chiều cao, bố mẹ cũng nên chú ý xem trẻ có xu hướng tăng trưởng chiều cao chậm để có thể phát hiện và điều trị kịp thời, thông qua 6 dấu hiệu.
Nhìn vào bàn chân
Bàn chân của trẻ là một trong những dấu hiệu quan trọng phản ánh sự phát triển chung, đặc biệt là chiều cao. Bàn chân đóng vai trò là nền tảng cho việc di chuyển, chỉ số cho sự trưởng thành của xương và khớp. Khi trẻ lớn lên, bàn chân sẽ phát triển theo kích thước và hình dạng, đồng thời cũng phản ánh sự phát triển các bộ phận khác của cơ thể.
Nếu bố mẹ nhận thấy rằng bàn chân của trẻ hầu như không có sự thay đổi trong một khoảng thời gian dài, hoặc sự phát triển diễn ra chậm hơn đáng kể so với các bạn cùng lứa, điều này có thể là dấu hiệu cảnh báo về sự phát triển chiều cao hạn chế. Việc bàn chân không phát triển đúng cách thường liên quan đến nhiều yếu tố, từ di truyền đến chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể chất.
Nếu bố mẹ nhận thấy rằng bàn chân của trẻ không có sự thay đổi, đây là dấu hiệu cảnh báo phát triển chiều cao hạn chế.
Tuổi xương, hormone bất thường tăng trưởng
Tuổi xương là một chỉ số quan trọng giúp đánh giá sự trưởng thành của hệ xương của trẻ. Nếu tuổi xương của trẻ nhỏ hơn so với tuổi thật, điều này có thể là dấu hiệu cho thấy xương đang phát triển chậm hơn so với các bạn đồng trang lứa.
Tình trạng này có thể dẫn đến những lo ngại về sự phát triển chiều cao. Khi xương không phát triển đúng cách, trẻ có thể gặp khó khăn trong việc đạt được chiều cao tiềm năng trong giai đoạn dậy thì.
Đồng thời, nếu việc tiết hormone tăng trưởng không bình thường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển chiều cao. Hormone tăng trưởng đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích sự phát triển của xương và các mô khác trong cơ thể.
Tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bao gồm rối loạn nội tiết, di truyền hoặc thậm chí là chế độ dinh dưỡng không đầy đủ.
Tâm trạng cáu gắt, không vui vẻ
Sự thay đổi tâm trạng cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Trẻ khóc, cáu gắt thường xuyên có thể gây rối loạn nội tiết, từ đó ảnh hưởng đến việc tiết hormone tăng trưởng và phát triển xương.
Không tập thể dục
Thiếu vận động có thể dẫn đến cơ, xương kém phát triển, ảnh hưởng đến việc tăng trưởng chiều cao.
Tập thể dục có thể thúc đẩy sự phát triển của xương, tăng cường sức mạnh cơ bắp và kích thích tiết hormone tăng trưởng.
Kén ăn và biếng ăn
Trẻ kén ăn và biếng ăn do sở thích hoặc từ chối một số loại thực phẩm nhất định, dẫn đến lượng dinh dưỡng hấp thụ không cân bằng.
Kén ăn, biếng ăn sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu, từ đó tác động đến sự tăng trưởng và phát triển.
Trẻ kén ăn và biếng ăn dẫn đến lượng dinh dưỡng hấp thụ không cân bằng.
Yếu tố di truyền gia đình
Nếu một vài thành viên trong gia đình có chiều cao thấp hơn, trẻ có thể thừa hưởng xu hướng này.
Tuy nhiên, yếu tố di truyền quyết định chiều cao nhưng không phải là tuyệt đối. Ngay cả khi trong gia đình có những thành viên thấp, trẻ vẫn cao hơn nếu cải thiện thói quen và môi trường sống tốt.
Vậy muốn trẻ cao lên phải làm sao?
Nếu muốn tăng chiều cao thì chế độ ăn uống, tập thể dục và ngủ nghỉ đều cần thiết. Điều chỉnh học tập và nghỉ ngơi, bổ sung dinh dưỡng, đảm bảo thời gian ngủ đủ giấc để tạo điều kiện tiết hormone tăng trưởng.
Chế độ ăn uống cân bằng
Đảm bảo cho trẻ có chế độ ăn uống cân bằng, bổ sung đủ lượng vitamin và nguyên tố vi lượng là một yếu tố quyết định trong sự phát triển toàn diện của trẻ.
Một chế độ ăn uống hợp lý không chỉ giúp trẻ duy trì sức khỏe mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển chiều cao và sự hình thành các khối cơ. Để đạt được điều này, bố mẹ cần chú ý đến việc cung cấp đủ lượng đạm, chất béo và calo trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Nguồn thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng, đậu, và sữa nên được đưa vào khẩu phần ăn hàng ngày. Các nguồn chất béo lành mạnh như dầu ô liu, bơ, và các loại hạt nên được ưu tiên hơn so với chất béo bão hòa từ thực phẩm chế biến sẵn.
Có bố mẹ đồng hành sẽ giúp trẻ phát triển tốt hơn.
Ngủ đủ giấc
Sự tăng trưởng của trẻ phụ thuộc vào hormone tăng trưởng, và việc tiết loại hormone này cũng được điều hòa theo thời gian. Hormon tăng trưởng được tiết ra ít hơn vào ban ngày và chủ yếu vào ban đêm. Khi trẻ ngủ sâu, lượng hormone sẽ được tiết ra nhiều hơn.
Thời kỳ tiết hormone tăng trưởng cao nhất là 1-2 giờ sau khi trẻ ngủ, lượng tiết ra có thể gấp 3 lần trong ngày.
Tập thể dục đúng cách
Tập thể dục có tác dụng kích thích tốt đến đầu xương, thúc đẩy sự phát triển mô xương. Tập thể dục có thể đẩy nhanh quá trình trao đổi chất của cơ thể, bài tiết hormone ở một mức độ nhất định.
Các môn thể thao như bóng rổ, bóng chuyền, nhảy dây,... có thể thúc đẩy tăng trưởng chiều cao.