Bố mẹ nên chú ý hơn nếu trẻ sơ sinh có một số biểu hiện bất thường.
Trẻ sơ sinh chào đời mang lại niềm vui và hạnh phúc cho bố mẹ, nhưng cũng tạo ra thách thức trong quá trình nuôi dạy. Từ tư thế đúng khi bế con lần đầu tiên, đến cách cho ăn, thay tã, quan sát từng cử động, biểu cảm và hiểu được nhu cầu, bố mẹ đều cẩn thận từng bước, lo lắng sẽ không chăm sóc tốt.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sức đề kháng, khả năng miễn dịch còn tương đối kém nên khả năng xuất hiện bệnh tương đối cao.
Các chuyên gia nhắc nhở, một số hành động nhỏ của trẻ sơ sinh trông dễ thương và đáng yêu, nhưng thực tế có thể là tín hiệu trẻ đang ốm. Vì vậy, bố mẹ cần lưu ý nhiều hơn trong quá trình chăm sóc.
Trẻ thường xuyên đánh rắm và có mùi hôi lạ
Trẻ thường xì hơi, và đôi khi tiếng xì hơi có mùi rất khó chịu. Hầu hết phụ huynh nghĩ rằng đây là điều bình thường đối với trẻ, thậm chí là dấu hiệu của tiêu hóa tốt. Tuy nhiên, thực tế có thể phức tạp hơn những gì chúng ta thường nghĩ.
Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn đang trong quá trình phát triển và chưa hoàn thiện, điều này khiến trẻ dễ gặp phải những vấn đề như đầy hơi và khó tiêu. Việc xì hơi thường xuyên có thể là do tiêu hóa kém, hít quá nhiều không khí trong khi bú hoặc do bố mẹ cho trẻ ăn không đúng cách. Những yếu tố này có thể là cảnh báo về tình trạng sức khỏe.
Khi gặp phải tình trạng này, bố mẹ nên suy nghĩ kỹ xem mình có cho trẻ ăn không phù hợp hay do trẻ không dung nạp lactose. Việc cho trẻ ăn dặm sớm hoặc sử dụng các sản phẩm không phù hợp với hệ tiêu hóa có thể dẫn đến tình trạng khó chịu và xì hơi nhiều hơn. Các bậc phụ huynh cần chú ý đến chế độ ăn uống và thói quen bú của trẻ, đồng thời quan sát các dấu hiệu khác như nôn trớ, quấy khóc hay biểu hiện đau bụng.
Ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn uống, bố mẹ cũng có thể thực hiện một số biện pháp hỗ trợ như cho trẻ tập một số bài tập nhẹ nhàng giúp giảm đầy hơi, xoa nhẹ bụng dưới theo chiều kim đồng hồ. Những hành động này giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn, phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn, từ đó giải quyết kịp thời, tránh khiến trẻ bị ốm hay khó chịu.
Chảy nước dãi thường xuyên
Trẻ em chảy nước dãi là chuyện khá bình thường. Tuy nhiên, nếu trẻ thường xuyên chảy nước dãi kèm mùi hôi, có thể phản ánh một số vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Việc chảy nước dãi quá nhiều do nhiều nguyên nhân khác nhau, rẻ đang trong giai đoạn mọc răng, hay gặp vấn đề về sức khỏe răng miệng... Trong những trường hợp này, bố mẹ nên quan sát xem có hiện tượng đỏ, sưng hoặc loét nào trong miệng trẻ không.
Nếu thấy có dấu hiệu bất thường, như trẻ quấy khóc nhiều hơn, không chịu ăn uống hoặc có biểu hiện sốt, nên đưa trẻ đến bác sĩ để xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị kịp thời.
Chảy nước dãi thường xuyên.
Tất nhiên, trẻ chảy nước dãi nhiều hơn khi mọc răng là điều bình thường, do sự kích thích của nướu răng trong quá trình mọc răng.
Tuy nhiên, bố mẹ nên giúp trẻ lau sạch thường xuyên hơn và nhẹ nhàng để tránh làm trầy xước vùng da nhạy cảm quanh miệng. Sử dụng khăn mềm và ẩm để lau sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn.
Ngoài ra, việc giữ vệ sinh cho trẻ là rất quan trọng trong giai đoạn này. Bố mẹ tạo thói quen cho trẻ sử dụng khăn giấy hoặc khăn chuyên dụng để lau nước dãi, khuyến khích trẻ uống đủ nước để giữ cho cơ thể không bị mất nước.
Gãi mạnh và chà xát vào cơ thể
Nếu trẻ thường xuyên gãi và di chuyển không ngừng, có thể trẻ đang cảm thấy không thoải mái hoặc khó chịu.
Trẻ không thể diễn đạt cảm xúc và nhu cầu bằng lời nói, do đó, hành vi thường phản ánh những gì đang diễn ra trong cơ thể. Ví dụ, trẻ bị ngứa hoặc khó chịu do các vấn đề về da như chàm, hăm tã, rôm sảy vào mùa hè, dị ứng theo mùa.... Những triệu chứng này khiến trẻ cảm thấy bứt rứt và không thể ngồi yên, dẫn đến những hành vi như gãi hoặc di chuyển liên tục.
Vì vậy, bố mẹ nên theo dõi kỹ lưỡng tình trạng da của trẻ. Nếu phát hiện thấy các dấu hiệu như đỏ, sưng, hoặc có vết thương hở, cần xử lý kịp thời bằng cách chăm sóc da phù hợp.
Nếu sau khi đã kiểm tra và loại bỏ các nguyên nhân có thể, nhưng tình trạng khó chịu của trẻ vẫn không cải thiện, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ kịp thời. Việc thăm khám giúp xác định chính xác nguyên nhân, có kế hoạch điều trị phù hợp.
Tay thường xuyên vỗ đầu mình
Trẻ em có thiên hướng bắt chước hành động của người lớn xung quanh, để học hỏi và phát triển. Tuy nhiên, việc trẻ tự xoa hay đánh vào đầu mình thường xuyên không phải lúc nào cũng đơn thuần là bắt chước.
Cần xem xét các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến hành vi này. Trẻ có thể cảm thấy không thoải mái hoặc lo lắng, và việc tự xoa đầu là cách để tự an ủi bản thân.
Tay thường xuyên vỗ đầu mình.
Bố mẹ nên chú ý đến các dấu hiệu khác để xác định nguyên nhân. Ví dụ, trẻ bị đau đầu, cảm lạnh, bị chàm, làm cho da đầu hoặc vùng trán khó chịu. Nếu trẻ thường xuyên có hành vi này kèm theo các triệu chứng như quấy khóc, khó ngủ, không muốn chơi đùa, bố mẹ nên cân nhắc đưa trẻ đi khám bác sĩ để xác định rõ vấn đề sức khỏe.
Ngoài ra, hãy tạo môi trường an toàn và thoải mái, nơi mà trẻ cảm thấy được yêu thương và chăm sóc. Việc thường xuyên vuốt ve và âu yếm trẻ cũng giúp trẻ yên tâm hơn, giảm bớt những hành vi tự xoa đầu. Bố mẹ có thể thử nhiều cách khác nhau để thể hiện tình cảm, như ôm ấp, nựng nịu, hoặc chơi đùa, để trẻ cảm nhận được sự gần gũi và an toàn.
Ngáy khi ngủ
Nhìn chung, trẻ sơ sinh ngủ rất yên bình. Nhưng nếu thường xuyên nghe thấy trẻ ngáy, bố mẹ nên chú ý quan sát xem trẻ có bị cảm lạnh, nghẹt mũi hay có đờm ở đường hô hấp không. Nếu không xảy ra thường xuyên, hãy giúp trẻ thay đổi tư thế. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài, cần chú ý nhiều hơn.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dễ ốm vặt, vì vậy bố mẹ cần tỉ mỉ hơn trong việc chăm sóc trẻ hàng ngày. Tuy nhiên, bố mẹ cũng không cần phải quá thận trọng và lo lắng về mọi thứ.
Việc chăm sóc trẻ quá mức có thể dẫn đến việc trẻ không có cơ hội phát triển khả năng miễn dịch và sức đề kháng tự nhiên.
Ngáy khi ngủ
Trẻ cần có những trải nghiệm khác nhau trong môi trường để cơ thể dần thích nghi và phát triển khả năng chống lại bệnh tật. bố mẹ nên tạo ra một không gian an toàn nhưng cũng khuyến khích trẻ khám phá và tự do vận động.
Ngoài ra, xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh, như ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tiếp xúc với không khí trong lành và tham gia các hoạt động ngoài trời, sẽ giúp trẻ phát triển sức khỏe tốt hơn. Bố mẹ cũng nên tạo điều kiện cho trẻ có những giấc ngủ ngon, bằng cách đảm bảo nơi ngủ thoải mái, yên tĩnh và an toàn.