Có 5 khía cạnh bố mẹ tác động trực tiếp đến hình thành tính cách, phát triển nhận thức về cuộc sống của con.
Bố mẹ dành cả cuộc đời để làm việc chăm chỉ, mong muốn cung cấp điều kiện sống và môi trường học tập tốt hơn cho con.
Tuy nhiên, đôi khi, điều mà bố mẹ cho rằng tốt chưa chắc đã phù hợp với trẻ. Những kỳ vọng và ước mơ của bố mẹ có thể không nhất thiết phản ánh mong muốn và nhu cầu thực sự của trẻ.
Vì vậy, bố mẹ nên là người thầy, tấm gương tốt cho con. Hành động và thái độ của bố mẹ sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến cách mà trẻ nhìn nhận thế giới.
Nếu bố mẹ thể hiện sự kiên nhẫn, lòng yêu thương và tôn trọng, trẻ sẽ học được cách cư xử tương tự. Ngược lại, nếu trẻ chứng kiến sự căng thẳng, chỉ trích hay áp đặt từ phía bố mẹ, dễ hình thành những thói quen tiêu cực. Bố mẹ dễ tác động nhất đến trẻ ở những khía cạnh sau.
Lời nói, hành động bố mẹ làm ảnh hưởng tới hành vi của trẻ
Bố mẹ được xem là người thầy đầu tiên, dạy trẻ về thế giới xung quanh, các giá trị và nguyên tắc sống. Lời nói, hành động và cách dạy dỗ của bố mẹ quyết định cách trẻ cư xử, đưa ra lựa chọn và tương tác với người khác.
Hầu như chúng ta đều biết tầm quan trọng của việc dạy dỗ bằng lời nói và hành động. Bố mẹ làm gương tốt sẽ tạo ra tác động tích cực, giúp trẻ học hỏi và phát triển những phẩm chất tốt đẹp.
Ví dụ, bài học về lòng nhân ái, sự kiên nhẫn, và trách nhiệm nên được truyền đạt qua lời nói, kèm theo hành động. Tuy nhiên, nếu bố mẹ chỉ nói lý thuyết mà không có hành động thực tế, sẽ rất khó để đạt được kết quả như mong muốn.
Lời nói, việc bố mẹ làm ảnh hưởng tới hành vi của trẻ.
Trẻ em có khả năng nhận biết và đánh giá sự nhất quán giữa lời nói và hành động. Khi đó, trẻ có thể cảm thấy hoang mang hoặc không tin tưởng vào những gì bố mẹ nói.
Ví dụ, nếu bố mẹ thường xuyên khuyên trẻ về tầm quan trọng của việc tôn trọng người khác nhưng lại có hành vi thiếu tôn trọng trong các tình huống giao tiếp, trẻ sẽ dễ dàng học theo hành vi hơn là lời nói.
Bố mẹ chính là người định hình cách mà trẻ hiểu và ứng dụng những kiến thức đó vào thực tế. Những gì trẻ nhìn thấy, cảm nhận và trải nghiệm trong gia đình sẽ trở thành nền tảng cho cách trẻ đối mặt với thế giới bên ngoài.
Trách nhiệm của bố mẹ ảnh hưởng tới ý thức trách nhiệm của trẻ
Trong quá trình giáo dục, nếu muốn trẻ thực sự trở thành người độc lập, tự tin và xuất sắc, thì việc rèn luyện tinh thần trách nhiệm từ sớm là điều cần thiết.
Khi trẻ học cách chịu trách nhiệm về hành động, sẽ có khả năng đối mặt với những thách thức và khó khăn trong tương lai tự tin hơn.
Vì vậy, nếu bố mẹ cư xử vô trách nhiệm trước mặt con, trẻ sẽ dễ dàng học theo những hành động đó. Nếu bố mẹ thường xuyên bỏ qua trách nhiệm cá nhân, chẳng hạn như không hoàn thành công việc hoặc không giữ lời hứa, trẻ sẽ coi đó là điều bình thường.
Khi trẻ mắc lỗi, cần khuyến khích trẻ gánh chịu hậu quả. Thay vì che đậy lỗi lầm hoặc tìm cách đổ lỗi cho người khác, trẻ cần được khuyến khích đứng lên và thừa nhận trách nhiệm. Điều này cũng nuôi dưỡng tinh thần trách nhiệm, giúp trẻ hiểu rằng mỗi hành động đều có hậu quả, và việc chấp nhận hậu quả đó là phần quan trọng để trưởng thành.
Thêm vào đó, trẻ học được cách chấp nhận thất bại và xem đó là cơ hội để cải thiện sẽ phát triển tư duy tích cực, có khả năng phục hồi mạnh mẽ hơn trong cuộc sống.
Trách nhiệm của bố mẹ ảnh hưởng tới ý thức trách nhiệm của trẻ.
Hành vi của bố mẹ ảnh hưởng đến thói quen của trẻ
Một chuyên gia cho biết, đừng để hành vi hôm nay của bố trở thành thói quen của con vào ngày mai.
Khả năng bắt chước của trẻ đặc biệt mạnh mẽ. Việc trẻ có thói quen sinh hoạt tốt hay không phần lớn là do học được từ thói quen sinh hoạt của bố mẹ.
Vì vậy, bố mẹ nên có thói quen ứng xử tốt, hướng dẫn đúng đắn và để trẻ học theo điều tích cực.
Ví dụ, bố mẹ yêu thích sự sạch sẽ, giữ nhà cửa ngăn nắp thì trẻ tự nhiên phát triển thói quen sống gọn gàng, nề nếp.
Nếu cha mẹ hàng ngày chơi điện thoại di động không kiểm soát, con cái rất dễ trở thành “kẻ gục đầu”.
Hầu hết mọi vấn đề ở trẻ em đều có thể bắt nguồn từ học theo phụ huynh. Vì vậy, việc phát triển mọi thói quen tốt của trẻ cũng không thể tách rời khỏi sự hướng dẫn, giám sát của bố mẹ.
Phẩm chất của bố mẹ ảnh hưởng đến tính cách của trẻ
Giáo dục là tiêu chuẩn đạo đức cơ bản nhất để đánh giá một con người. Nó không chỉ đơn thuần là việc tiếp thu kiến thức mà còn là quá trình hình thành nhân cách, tư duy và cách ứng xử trong xã hội.
Thực tế cho thấy, điều tốt nhất bố mẹ dành cho con không phải tài sản vật chất, mà là sự tu dưỡng tính cách tốt, tự nhận thức trong tâm hồn.
Trẻ em không chỉ học từ sách vở mà còn học từ những gì chúng quan sát hàng ngày trong cuộc sống. Nếu bố mẹ sống một cuộc sống trung thực, đầy lòng nhân ái và trách nhiệm, trẻ sẽ học được những giá trị này một cách tự nhiên. Ngược lại, nếu bố mẹ thể hiện hành vi không đúng mực, trẻ có thể coi đó là chuẩn mực và bắt chước theo.
Vì vậy, bố mẹ nên chú ý đến lời nói và hành động, tu dưỡng bản thân với phẩm chất tốt, để có thể nuôi dưỡng con tốt hơn. Điều này bao gồm việc truyền đạt kiến thức, sống có trách nhiệm và có đạo đức.
Phẩm chất của bố mẹ ảnh hưởng đến việc trẻ hình thành tính cách.
Tình yêu thương của bố mẹ ảnh hưởng đến cách trẻ nhìn nhận về hạnh phúc.
Nuôi dưỡng hạnh phúc cho trẻ cần có sự đồng hành của bố mẹ. Đứa trẻ thiếu thốn tình yêu thương dễ bất an, cô đơn, nhút nhát...
Vì vậy, dù bận rộn đến đâu, bố mẹ cũng nên dành thời gian dành nhiều thời gian hơn cho con. Khi trẻ cảm nhận được trọn vẹn tình yêu thương trọn vẹn, sẽ tự nhiên hình thành nhân cách lành mạnh.
Tình yêu thương của bố mẹ ảnh hưởng đến cách trẻ nhìn nhận về hạnh phúc.
Để nuôi dạy trẻ có cảm giác hạnh phúc, cuộc sống cần phải tràn ngập cảm giác yêu thương, có thể là cái ôm sau giờ học, bữa sáng ngon cùng gia đình...
Để vun đắp niềm vui cho trẻ, lời khen là điều không thể thiếu. Lời khen ngợi giúp trẻ nghĩ rằng mình có giá trị, hình thành quan điểm tích cực về hạnh phúc.
Trẻ lớn lên trong môi trường yêu thương, hòa thuận, biết quan tâm thường khỏe mạnh, hạnh phúc hơn về thể chất và tinh thần.