Khi trẻ bước vào trường mẫu giáo với hành trang đầy đủ và sự chuẩn bị tốt từ gia đình, sẽ có khả năng thích nghi nhanh.
Nhiều trẻ lần đầu tiên đi mẫu giáo thường khóc vì phải xa bố mẹ. Mỗi khi điều này xảy ra, bố mẹ thường cảm thấy lo lắng và bất lực, không biết phải làm gì để trấn an con.
Hình ảnh trẻ với đôi mắt ngấn lệ, tay bám chặt lấy áo bố mẹ, là một cảnh tượng mà bất kỳ bậc phụ huynh nào cũng đều cảm thấy xót xa. Sự lo lắng của bố mẹ đến từ việc chứng kiến con khóc, sợ rằng trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc hòa nhập trong môi trường mới.
Trong khi đó, một số trẻ lại có thể thích nghi với môi trường mới một cách dễ dàng ngay trong ngày đầu tiên đi học và thậm chí còn chủ động an ủi những trẻ khác đang khóc. Điều này phần lớn ảnh hưởng từ cách giáo dục gia đình.
Theo một chuyên gia giáo dục, những đứa trẻ tự lập, không khóc khi đến trường mẫu giáo thường được nuôi dưỡng từ 3 kiểu gia đình.
3 yếu tố gia đình ảnh hưởng tâm trạng trẻ khi đi học mẫu giáo
Không khí gia đình hòa thuận, vui vẻ
Trẻ lớn lên trong môi trường gia đình ấm áp và hòa thuận thường sẽ phát triển tính cách lạc quan và tự tin hơn. Tình yêu thương và sự bao dung của bố mẹ giúp trẻ học cách hòa đồng với người khác.
Những đứa trẻ như vậy tràn đầy sự tự tin vào bản thân. Khi đối mặt với môi trường xa lạ, có thể nhanh chóng điều chỉnh tâm lý, không dễ dàng phát triển cảm giác phụ thuộc và sợ hãi.
Bố mẹ thường xuyên đưa con ra ngoài
Bố mẹ thường xuyên đưa con ra ngoài cũng có nhiều khả năng bồi dưỡng tính độc lập và khả năng thích nghi cho trẻ.
Đưa trẻ đến nhiều nơi và trải nghiệm nhiều nền văn hóa và môi trường khác nhau, sẽ mở rộng tầm nhìn, tăng cường sức bền tâm lý. Khi trẻ em đối mặt với môi trường mới, có thể giữ bình tĩnh và không sợ hãi trước những điều chưa biết.
Tình yêu thương và sự bao dung của bố mẹ giúp trẻ học cách hòa đồng với người khác.
Gia đình coi trọng giáo dục độc lập
Mặc dù một số bậc bố mẹ rất yêu thương con, nhưng việc bảo vệ và chăm sóc quá mức thường khiến trẻ trở nên quá phụ thuộc. Theo cách này, khi trẻ rời khỏi sự bảo vệ của bố mẹ, sẽ cảm thấy lạc lõng.
Tuy nhiên, trẻ em từ những gia đình rèn luyện tính tự lập ngay từ nhỏ sẽ tự tin hơn khi đối mặt với môi trường xa lạ.
Trẻ có tính độc lập mạnh mẽ sẽ không sợ môi trường mới. Thay vào đó, có thể thích nghi nhanh hơn và chủ động đối mặt với thử thách.
Làm thế nào để giúp trẻ thích nghi môi trường mới tốt?
Nếu bố mẹ muốn con thích nghi dễ dàng với cuộc sống mẫu giáo, điều đặc biệt quan trọng là chuẩn bị trước khi con vào mẫu giáo.
Sau đây là một số điểm bố mẹ nên tham khảo.
Hãy đến thăm trường mẫu giáo trước
Khi trẻ mới đến trường mẫu giáo, môi trường xa lạ thường khiến trẻ cảm thấy lo lắng và bất an.
Để giúp trẻ thích nghi sớm với môi trường mới, phụ huynh có thể đưa trẻ đến thăm trường mẫu giáo trước khi vào học, để làm quen với lớp, giáo viên và bạn bè.
Trong chuyến tham quan, trẻ có thể cảm nhận được không khí của trường mẫu giáo và dần hình thành khái niệm trong đầu, không còn cảm thấy xa lạ, sợ hãi trong ngày đầu tiên đến trường.
Nuôi dưỡng tính độc lập của trẻ
Cho dù là ăn, ngủ, mặc quần áo hay dọn dẹp, bố mẹ bồi dưỡng tính tự lậpthông qua những bài tập rèn luyện nhỏ trong cuộc sống hàng ngày.
Sau khi đi học, trẻ cần học cách tự hoàn thành những nhiệm vụ cơ bản của cuộc sống.
Nếu trẻ được rèn luyện tính tự lập ở một mức độ nhất định trước khi vào mẫu giáo, về sau có thể tự chăm sóc bản thân tốt hơn, dễ dàng hòa nhập với cuộc sống tập thể ở trường.
Tăng cường kỹ năng xã hội
Ngoài tính độc lập, các kỹ năng xã hội của trẻ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thích nghi với cuộc sống ở trường.
Bố mẹ nên giúp trẻ xây dựng sự tự tin khi giao tiếp với những bạn bè, bằng cách sắp xếp thời gian vui chơi với nhau.
Nếu trẻ thành thạo một số kỹ năng xã hội trước khi vào mẫu giáo, sẽ dễ dàng kết bạn hơn.
Sự ấm áp của gia đình, đồng hành và hướng dẫn của bố mẹ sẽ giúp trẻ xây dựng nền tảng tâm lý lành mạnh, nuôi dưỡng tính độc lập cũng như khả năng thích nghi. Và những điều này cần phải đặt nền tảng vững chắc trước khi trẻ đến trường.
Đối với bố mẹ, việc gửi con đến trường mẫu giáo là điểm khởi đầu mới cho sự phát triển của trẻ, phản ánh quan niệm nuôi dạy trong mỗi gia đình.
Nếu bố mẹ chú ý bồi dưỡng tính tự lập cho trẻ trong cuộc sống hằng ngày, thường xuyên đưa trẻ tiếp xúc với thế giới bên ngoài, giúp thích nghi với môi trường, trẻ sẽ dễ dàng vượt qua những thách thức của giáo dục mầm non.
Tăng cường kỹ năng xã hội.
Khi trẻ bước vào trường mẫu giáo với hành trang đầy đủ và sự chuẩn bị tốt từ gia đình, sẽ có khả năng thích nghi nhanh chóng và tự tin hơn trong việc giao tiếp với bạn bè và giáo viên.
Thực tế cho thấy, những trẻ được bồi dưỡng một cách toàn diện từ sớm thường có xu hướng thành công hơn trong học tập và cuộc sống sau này.
Vì vậy, việc xây dựng một nền tảng vững chắc thông qua sự quan tâm và hỗ trợ từ bố mẹ giúp trẻ vượt qua giai đoạn này một cách suôn sẻ, mở ra hành trình học hỏi đầy thú vị trong tương lai.