Trẻ nhỏ chưa biết cách thể hiện yêu thương đúng đắn, nên đôi khi bộc lộ một số hành vi khó chịu.
Trẻ từ 0-3 tuổi là giai đoạn nhạy cảm về tâm lý, trong đó sự phát triển cảm xúc và nhận thức diễn ra rất nhanh chóng. Khi ở bên mẹ, trẻ sẽ thả lỏng giai đoạn tâm lý nhạy cảm này một cách thoải mái, vì cảm thấy an toàn và thư thái trong vòng tay yêu thương của mẹ.
Khi trẻ lớn lên, sẽ bộc lộ nhiều hành vi khiến các bà mẹ có thể cảm thấy khó chịu hoặc lo lắng, như đưa tay vào miệng, kéo tóc, ôm cánh tay, hay cắn mẹ... Những hành vi này thường bị xem là không phù hợp hoặc khó kiểm soát, nhưng thực tế, lại là phản ứng tự nhiên trong quá trình khám phá thế giới xung quanh.
Ngoài ra, nhiều hành vi khác của trẻ cũng dựa trên nguyên tắc này. Ví dụ, việc trẻ ôm chặt mẹ hoặc tìm cách gần gũi với mẹ khi cảm thấy không an toàn đều thể hiện mong muốn kết nối và tìm kiếm sự bảo vệ. Theo đó, có 3 hành vi “khó chịu” của trẻ thực ra ẩn chứa tình yêu sâu sắc dành cho mẹ.
Thỉnh thoảng cắn mẹ
Người mẹ Diandian cho biết, cách đây hơn một tuần, con gái cô chỉ thỉnh thoảng cắn vào mặt mình, nhưng những ngày gần đây, cô bé trở nên mất kiểm soát và càng thích cắn nhiều hơn. Hành động này là cách trẻ thể hiện sự gần gũi, yêu thương với mẹ. Tuy nhiên, khi trẻ đang trong giai đoạn mọc răng và vẫn vô tâm cắn mẹ.
Khi trẻ cắn, có thể không nhận thức được rằng hành động này có thể gây ra sự khó chịu hoặc thậm chí đau đớn cho người khác. Đôi khi, nếu vết cắn đau, mẹ vẫn sẽ cáu kỉnh, và điều này có thể dẫn đến những phản ứng tiêu cực không mong muốn. Mặc dù vậy, trẻ nhỏ thường không có ý định làm tổn thương, đa phần đang thể hiện cảm xúc và nhu cầu.
Bản năng trẻ sơ sinh thường thích gắn bó với mẹ.
Trong những tình huống như thế này, điều quan trọng là bố mẹ cần giữ bình tĩnh, không để những cảm xúc tiêu cực chi phối. Hành động cắn thường xuất phát từ sự tò mò hoặc mong muốn khám phá, việc phản ứng thái quá có thể khiến trẻ cảm thấy bị từ chối hoặc không được yêu thương. Thay vì chỉ trích hay quát mắng mắng, mẹ nên tìm cách giúp trẻ hiểu rằng hành động này không phải là cách thể hiện tình cảm đúng đắn.
Vì vậy, trước tình yêu thương của trẻ, bố mẹ nên hướng dẫn và giúp đỡ trẻ kịp thời sửa đổi thói quen này. Một cách tiếp cận hiệu quả là khuyến khích trẻ thể hiện tình cảm khác, như ôm hoặc hôn. Mẹ có thể nói với trẻ rằng "Mẹ thích khi con ôm hơn là cắn" để trẻ hiểu rằng có nhiều cách thể hiện tình yêu mà không gây đau đớn cho người khác.
Kéo tóc mẹ
Bà mẹ nào cũng từng trải qua việc bị con kéo tóc. Dù vui, phấn khởi, phấn khích hay tức giận, trẻ đều bày tỏ cảm xúc lên tóc mẹ. Hành động này có thể khiến nhiều bà mẹ cảm thấy khó chịu, nhưng thực tế, đó là một phần bình thường trong quá trình phát triển của trẻ.
Trẻ sơ sinh phụ thuộc vào mẹ, do đó, thường yêu mẹ hơn những người khác. Mối quan hệ gắn bó này là rất quan trọng, vì tạo ra cảm giác an toàn, định hình cách trẻ tương tác với thế giới xung quanh. Trẻ thích kéo tóc mẹ, ngoài việc thể hiện tình yêu, còn gửi gắm thông điệp muốn được ôm, gần mẹ hơn, hay đơn giản tò mò về mái tóc của mẹ.
Thậm chí, đây còn là phương thức khám phá. Trẻ tò mò về thế giới xung quanh, chính bản thân và những người thân yêu. Mái tóc dài, mềm mại của mẹ trở thành đối tượng thú vị muốn tìm hiểu.
Bà mẹ nào cũng từng trải qua việc bị con kéo tóc.
Đánh mẹ vô cớ
Nhiều trẻ thích nhấc bàn tay nhỏ bé của mình lên và chạm vào mặt, cổ, cánh tay của mẹ. Những hành động này khiến mẹ cảm thấy khó xử, đặc biệt là khi bé không ngừng khám phá bằng những cú chạm hoặc vỗ nhẹ.
Tuy nhiên, thực tế trong suy nghĩ của trẻ, không nhận thức được mức độ nghiêm trọng về hành động của mình.
Cho dù đó là chạm, nắm hay đánh, trẻ đều chạm và khám phá, một trong những cách chúng tương tác với mẹ. Trẻ nhỏ thường sử dụng bàn tay của mình như một công cụ để tìm hiểu thế giới xung quanh, và mẹ chính là một phần quan trọng trong cuộc sống.
Hành động này không phải là sự phản kháng hay cáu giận, thay vào đó, là nhu cầu tự nhiên trong việc kết nối và thể hiện tình cảm với người mình yêu thương nhất.
Tuy nhiên, khi trẻ đánh ai đó, bố mẹ được khuyên không nên cố tình giả vờ bị thương hoặc đánh trả. Hành vi này sẽ khiến trẻ tưởng rằng chúng ta đang chơi với hành động đó, dẫn đến hiểu lầm trong việc giao tiếp.
Trẻ nhỏ chưa biết cách thể hiện yêu thương đúng đắn, nên cần được hướng dẫn.
Thay vào đó, mẹ nên nói với trẻ bằng giọng điệu bình tĩnh rằng đánh là không đúng, chỉ ra cho trẻ biết hành động không phù hợp, cũng như nên thể hiện sự tôn trọng đối với người khác.
Khi trẻ đưa tay ra, mẹ có thể khéo léo đập tay hoặc vỗ tay, giúp trẻ cảm nhận rằng có nhiều cách để thể hiện cảm xúc mà không cần phải làm tổn thương người khác. Đây cũng là một cơ hội tuyệt vời để dạy trẻ về sự đồng cảm và cách giao tiếp tích cực.
Ngoài ra, bố mẹ nên tương tác nhiều hơn với trẻ để chuyển hướng sự chú ý. Các hoạt động thú vị như chơi trò chơi, hát hò, đọc sách sẽ giúp trẻ cảm thấy vui vẻ và thoải mái hơn, giảm thiểu hành vi không mong muốn.
Khi mẹ hiểu được ý đồ đằng sau đó 3 hành vi trên, có thể cảm nhận được tình yêu thương thuần khiết của con. Trẻ nhỏ thường không biết diễn đạt tình cảm một cách rõ ràng. Vì vậy, bố mẹ không nên vội thể hiện sự gay gắt, hãy hướng dẫn con cách đúng đắn để sửa chữa.
Việc kiên nhẫn và thấu hiểu sẽ giúp trẻ cảm thấy được yêu thương và chấp nhận, từ đó phát triển tâm lý, kỹ năng xã hội tốt hơn. Qua thời gian, trẻ sẽ học được rằng tình yêu thương có thể được bày tỏ qua nhiều cách khác nhau.