Phương pháp giáo dục chưa phù hợp của bố mẹ vô tình khiến trẻ phát triển tính cách xấu.
Nếu một đứa trẻ có 5 khuyết điểm sau đây, trẻ thường bị ảnh hưởng từ quá trình nuôi dạy chưa phù hợp của bố mẹ.
Bố mẹ làm thay con mọi việc: Trẻ lười biếng và phụ thuộc
Sự trưởng thành của đứa trẻ cần được xây dựng dựa trên việc học hỏi và trải nghiệm. Nếu bố mẹ luôn làm mọi thứ thay cho trẻ, trẻ sẽ dần trở nên ỷ lại và thiếu khả năng tự chăm sóc bản thân.
Vì vậy, nếu bố mẹ không muốn con mình trở nên ỷ lại, nên biết cách "lười biếng" một cách khéo léo. Thay vì làm tất cả mọi việc cho con, bố mẹ nên khuyến khích trẻ tự làm những việc phù hợp với độ tuổi và khả năng của mình.
Nếu bố mẹ luôn làm mọi thứ thay cho trẻ, trẻ sẽ dần trở nên ỷ lại.
Khi trẻ được tham gia vào các hoạt động hàng ngày, cảm thấy được giao nhiệm vụ quan trọng và tự hào về những việc mình đã hoàn thành. Thường xuyên nói với trẻ "Mẹ cần con" và "Con giúp mẹ được không" sẽ có ý nghĩa lớn hơn so với câu nói "Mẹ không cần con vì việc này" hay "Bố mẹ làm rồi, con cứ học ngoan nhé".
Khi được tham gia vào các hoạt động trong gia đình, trẻ sẽ dần rèn luyện được tính tự lập, trách nhiệm và khả năng giải quyết vấn đề. Đồng thời, trẻ cũng sẽ cảm thấy được tin tưởng và quý trọng, từ đó tăng cường sự tự tin và động lực học tập, phát triển bản thân.
Vì vậy, bố mẹ cần khéo léo tạo cơ hội để trẻ được trải nghiệm, học hỏi và tự giải quyết vấn đề. Việc này giúp trẻ trở nên độc lập hơn, góp phần quan trọng vào sự trưởng thành.
Bố mẹ có quá ít sự động viên: Trẻ thiếu tự tin
Nhiều phụ huynh thường xuyên phàn nàn về con mình, chẳng hạn như "Con chẳng bao giờ làm được việc gì"... Tuy nhiên, việc liên tục chỉ trích và phàn nàn như vậy sẽ khiến trẻ dần mất đi sự tự tin và động lực.
Trẻ thường rất nhạy cảm với những lời phê bình và phàn nàn. Nếu bố mẹ quá ít dành lời khen ngợi và động viên, trẻ sẽ dần mất đi sự tự tin vào bản thân. Thay vì chỉ chỉ trích những hạn chế của trẻ, bố mẹ nên biết cách nhận ra ưu điểm dù nhỏ và khen ngợi những thành tích, nỗ lực, sự tiến bộ của con.
Một đứa trẻ sinh ra với năng lượng tích cực, luôn động viên, khích lệ, sẽ dần trở nên tự tin, lạc quan và có động lực phát triển bản thân. Ngược lại, nếu trẻ phải hứng chịu những lời phàn nàn, chỉ trích liên tục, sẽ dần trở thành những đứa trẻ u sầu, thiếu hăng hái và tự tin.
Trẻ thường rất nhạy cảm với những lời phê bình và phàn nàn.
Bố mẹ quá khắt khe: Đứa trẻ rụt rè và sợ hãi
Nhiều bố mẹ trong quá trình nuôi dạy con cái thường trở nên quá khắt khe, thiếu sự thông cảm và lắng nghe. Điều này vô tình khiến trẻ trở nên rụt rè, sợ hãi và khó mở lòng.
Nền giáo dục tốt nên dựa trên việc trẻ sẵn sàng lắng nghe và có khả năng tiếp thu những điều bố mẹ chia sẻ. Tuy nhiên, nếu con cái luôn cảm thấy bị đối xử quá nghiêm khắc, sẽ trở nên né tránh, hoặc cố tình chống cự lại những lời dạy bảo.
Trong trường hợp này, trước tiên bố mẹ nên xem xét lại thái độ, cách lời nói khi giao tiếp với con. Đôi khi, chính sự thiếu kiên nhẫn, quá cứng nhắc hoặc lời nói gay gắt đã vô tình làm tổn thương trẻ, khiến trẻ trở nên hờ hững, xa cách.
Bố mẹ quá khắt khe khiến trẻ rụt rè và sợ hãi.
Bố mẹ phạt con quá nhiều: Trẻ thích nói dối
Trẻ em ở độ tuổi nhỏ thường chưa hoàn toàn nhận thức được về "đúng" và "sai", đang trong quá trình khám phá và thử nghiệm các hành vi.
Trẻ sợ bị phạt nên chọn cách nói dối để tránh trách nhiệm về hành vi sai trái. Hay khi trẻ không được bố mẹ lắng nghe, chia sẻ, sẽ tìm cách che giấu suy nghĩ và hành vi bằng cách nói dối.
Trẻ rất dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh, đặc biệt là gia đình. Vì vậy, thay vì chỉ trích và trừng phạt, bố mẹ nên dành thời gian để giải thích, hướng dẫn và dạy trẻ cách nói chân thành, tin cậy.
Hơn nữa, bố mẹ cần xây dựng một môi trường gia đình ấm áp, lắng nghe và chia sẻ với con cái. Khi trẻ cảm thấy an toàn, thoải mái để bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc, sẽ ít có nhu cầu sử dụng lời nói dối để che giấu. Thay vào đó, trẻ sẽ dần hình thành thói quen trung thực, đáng tin cậy.
Bố mẹ quá nuông chiều: Đứa trẻ ích kỷ, luôn không hài lòng
Để con không cảm thấy tự ti vì thiếu tình yêu thương, nhiều phụ huynh cố gắng hết sức để thỏa mãn con về mặt vật chất.
Tuy nhiên, điều này lại càng khiến trẻ trở nên càng ích kỷ và khó tính hơn. Trẻ sẽ nhanh chóng quen với việc được bố mẹ đáp ứng mọi nhu cầu, thậm chí luôn đòi hỏi, không bao giờ cảm thấy đủ và khó lòng biết ơn.
Sự nuông chiều quá mức có thể vô tình khiến trẻ "hư".
Điều này gây ảnh hưởng xấu đến nhận thức của trẻ về giá trị bản thân, hình thành nhân cách ích kỷ, khó hòa nhập xã hội. Trẻ cũng khó có thể trân trọng những gì mình có và phát triển tinh thần chia sẻ, vì luôn tập trung vào việc đòi hỏi những thứ mới.
Vì vậy, bố mẹ nên cân bằng việc chăm sóc vật chất và tinh thần của con, không chỉ đơn thuần là thỏa mãn mọi yêu cầu. Hãy dạy con biết trân trọng, biết ơn những gì mình có, hướng trẻ đến những giá trị tinh thần quan trọng hơn.