Trẻ có 3 biểu hiện ám chỉ bố mẹ đang dạy con sai cách

Thi Thi - Ngày 22/07/2024 17:52 PM (GMT+7)

Nếu nhận thấy trẻ có một số biểu hiện tự ti, nhút nhát, rụt rè... bố mẹ nên nhận ra vấn đề sớm.

Alfred Adler, bác sĩ tâm thần người Áo, cha đẻ của tâm lý học bản ngã hiện đại, đã nói trong cuốn sách “Sự thấp kém và siêu việt”: Cảm giác tự ti tồn tại từ khi còn nhỏ, bắt nguồn từ sự phụ thuộc tự nhiên của những đứa trẻ yếu đuối vào người lớn.

Nhưng nếu nó phát triển đến một mức độ nhất định khi trẻ lớn lên thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ.

Hầu hết mọi người đều có sự tự ti tồn tại bên trong, chỉ ở mức độ ít hay nhiều. Ngay cả một số người thể hiện sự tự tin đôi khi cũng nhận thấy bản thân yếu kém ở một khía cạnh nào đó.

Các chuyên gia tâm lý cho biết, đứa trẻ nuôi dưỡng sự tự ti bên trong lâu dài thường dễ mắc các vấn đề về tâm lý, ảnh hưởng tổng thể đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Vì vậy, nếu nhận thấy trẻ có một số biểu hiện tự ti, nhút nhát, rụt rè, thích thu mình, bố mẹ nên nhận ra vấn đề sớm và tìm cách giúp trẻ cải thiện theo hướng tích cực. 

Trẻ có 3 biểu hiện ám chỉ bố mẹ đang dạy con sai cách - 1

Trẻ có ba triệu chứng này, dấu hiệu trong trạng thái tự ti quá mức

Luôn cảm thấy mình không đủ tốt và quen với việc coi thường bản thân

Nhà tâm lý học Adler đã mô tả như sau.

Khi một người gặp phải một vấn đề mà mình không thể giải quyết được và nghĩ rằng mình không thể giải quyết được vấn đề đó thì cảm xúc xuất hiện là mặc cảm.

Nghĩa là: Người thiếu tự tin vào khả năng, luôn xem trọng những nhược điểm, mặt tiêu cực của mình mà không nhìn ra được mặt thuận lợi và tích cực, nên cho rằng mình kém cỏi.

Trước đây từng có một thí nghiệm xã hội học, trong đó một họa sĩ mời 7 người phụ nữ có phần thiếu tự tin vẽ chân của chính mình, và kèm chân dung của người lạ dựa trên những đặc điểm được cung cấp.

Trẻ có 3 biểu hiện ám chỉ bố mẹ đang dạy con sai cách - 2

Không ngờ, trong mắt người khác, họ còn đẹp hơn trong mắt chính mình, hóa ra những khuyết điểm mà họ nhấn mạnh nhiều lần lại không được người lạ chú ý, còn những ưu điểm mà họ nhìn thấy cũng bị chính mình bỏ qua.

Từ đó có thể thấy, những người tự ti thường có thói quen phóng đại khuyết điểm và phủ nhận ưu điểm của bản thân, gây ra ảo tưởng rằng mình thật tệ.

Ở trẻ em cũng vậy, khi trẻ không làm tốt điều gì đó, sẽ vô thức phóng đại sự thất bại của mình.

Vô thức suy nghĩ quá nhiều và quá nhạy cảm

Đứa trẻ không đủ tự tin, sẽ dễ bị tổn thương và tỏ ra nhạy cảm hơn. Ví dụ, nếu một bạn cùng lớp pha trò, trẻ sẽ tự hỏi liệu bạn có đang cười nhạo mình không. 

Nếu bị giáo viên chỉ trích, trẻ sẽ nghĩ rằng giáo viên không thích mình, kết quả rơi vào tâm trạng tự trách và không thể thoát ra được.

Nghi ngờ lời khen của người khác là không đúng sự thật

Đứa trẻ không tự tin vào khả năng của bản thân, nên tự đánh giá thấp và cảm thấy mình không xứng đáng.

Vì vậy, nếu có người trực tiếp khen ngợi mình, trong tiềm thức sẽ cho rằng đây chỉ là khách sáo, trong lòng sẽ nghi ngờ.

Quá tự ti có thể khiến trẻ bỏ lỡ thành công.

Trẻ cảm thấy mình thua kém người khác. Khi có việc gì đó xảy ra, muốn làm thật tốt nhưng vì không có niềm tin vào bản thân nên khó thành công.

Trẻ có 3 biểu hiện ám chỉ bố mẹ đang dạy con sai cách - 3

Như nhà tâm lý học nổi tiếng người Anh Hadfield đã nói:

"Khi con người tự tin, có thể phát triển hơn 500% tiềm năng của mình, trong khi những người tự ti chỉ có thể phát triển được 30% khả năng."

Một giáo sư tâm lý học tại Đại học Stanford đã thực hiện cuộc khảo sát trẻ em từ hàng trăm gia đình. Kết quả nhận thấy rằng tiêu cực của trẻ ảnh hưởng từ sự giáo dục gia đình không hợp lý.

Trẻ có 3 biểu hiện ám chỉ bố mẹ đang dạy con sai cách - 4

Hai kiểu giáo dục không đúng đắn của gia đình đã khiến trẻ dần tự ti

Gia đình thiếu giáo dục tích cực 

Bố mẹ là những người thầy đầu tiên của con. Mỗi lời nói và đánh giá từ bố mẹ đều có sức mạnh rất lớn và có thể quyết định sự tự đánh giá của trẻ về tương lai. 

Nhiều cố vấn và nhà trị liệu tâm lý trên khắp thế giới đã chỉ ra, một loại âm thanh thường được phát lại trong não người, được gọi là "băng", thường là dấu ấn để lại trong não khi bố mẹ đánh giá chúng ta, và tác dụng của nó thường là hình thành sự hiểu biết về bản thân chúng ta. 

Nếu đánh giá của bố mẹ về con là tích cực, chẳng hạn như: “Con có thể làm được”“Hãy tin vào con”, thì sự tự chấp nhận của trẻ là tích cực, trẻ sẽ khẳng định bản thân, không ngừng hoàn thiện bản thân.

Ngược lại, bố mẹ ít khẳng định, thường xuyên phủ nhận, trách móc, “Con ngốc quá”, “Con không làm được”. ""Con chỉ có thể làm tốt thôi."... Theo thời gian, trẻ sẽ cho rằng mình thực sự thua kém người khác, nên sẽ tự đánh giá thấp bản thân, nhiều trường hợp có thể mắc các bệnh về tâm lý, dẫn đến hành vi cực đoan.

Trẻ có 3 biểu hiện ám chỉ bố mẹ đang dạy con sai cách - 5

Bố mẹ phủ định nhiều hơn khẳng định 

Trong cuốn sách “Dũng cảm để ghét”, có quan điểm cho rằng mặc cảm tự ti của con người xuất phát từ sự so sánh.

Nhiều bậc bố mẹ áp dụng phép so sánh vào mọi mặt của con mình: “Nhìn người học giỏi, chơi đàn giỏi mà sao con không bằng người ta?”

Trong một chương trình truyền hình về giáo dục, cô gái phàn nàn rằng mẹ cô luôn so sánh mình với chị họ, cho rằng thành tích học tập của cô không bằng người chị.

Lúc này, bà mẹ trên khán đài đã nói điều mà tất cả các bậc bố mẹ so sánh con mình đều nghĩ: Tôi chỉ muốn truyền cảm hứng cho con theo cách này.

Cô gái vừa khóc vừa hét lớn: Con không cần lời động viên như vậy.

Sự so sánh đúng đắn của bố mẹ có thể truyền động lực dám nghĩ dám làm, nhưng nếu mang những khuyết điểm của con so sánh với ưu điểm của người khác, sẽ khiến trẻ cảm thấy mình thua kém về mọi mặt, cảm giác đó sẽ dần dần nội tâm hóa và cuối cùng hình tự ti.

Mỗi đứa trẻ đều có ưu điểm riêng. Bố mẹ có thể so sánh sự tiến bộ của con mình hôm nay với ngày hôm qua, sự tiến bộ của con với những thất bại... Nhưng nên hạn chế so sánh khuyết điểm.

Trẻ có 3 biểu hiện ám chỉ bố mẹ đang dạy con sai cách - 6

4 tình huống bố mẹ tận dụng để dạy con biết cách vượt qua thử thách
Khi trẻ được chuẩn bị đầy đủ, khỏe mạnh về tinh thần, sẽ vượt qua thử thách trong cuộc sống dễ dàng hơn.

Trẻ tiểu học

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Trẻ tiểu học