Bé trai 9 tuổi nhập viện vì suy thận, BS cảnh báo 5 bộ phận này không được đánh

Thi Thi - Ngày 10/07/2023 11:34 AM (GMT+7)

Chuyên gia cảnh bào, 5 bộ phận cơ thể trẻ bố mẹ không nên đánh, bởi có thể để lại di chứng trong cơ thể và ảnh hưởng đến tâm lý trẻ suốt đời.

Bé trai 9 tuổi nhập viện vì suy thận, BS cảnh báo 5 bộ phận này không được đánh - 1

Nhiều trẻ có tính cách nghịch ngợm, thường thích thể hiện bản thân bằng những lời nói hay hành động bướng bỉnh. Nếu bố mẹ không kiềm chế được cơn giận, có thể dẫn đến hành động đánh đòn trẻ. Tuy nhiên, theo quan điểm chuyên gia, việc đánh đòn trẻ chỉ không giải quyết được vấn đề gì, thậm chí có thể gây hại đến sức khỏe của con.

Trước đó, từng có thông tin về một cậu bé bị suy thận sau khi bị mẹ đánh đòn ở Chiết Giang (Trung Quốc). Được biết, cậu bé 9 tuổi Xiao Wu thường xuyên bị mẹ dùng chổi đánh vào mông. 

Một ngày nọ, Xiao Wu đột nhiên bị đau bụng và không thể đi tiểu, sau khi kiểm tra, bác sĩ phát hiện Xiao Wu bị suy thận cấp, nếu không được điều trị kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng. May mắn thay, sau khi điều trị tại bệnh viện, đứa trẻ cuối cùng đã qua cơn nguy kịch.

Trên thực tế, ngoài mông, còn rất nhiều bộ phận khác của trẻ được chuyên gia khuyến cáo bố mẹ không được đánh đòn, bởi sau khi đánh đòn có thể để lại di chứng trong cơ thể và ảnh hưởng đến tâm lý trẻ suốt đời.

Bé trai 9 tuổi nhập viện vì suy thận, BS cảnh báo 5 bộ phận này không được đánh - 2

Những bộ phận cơ thể con, bố mẹ tuyệt đối không đánh

Đầu của trẻ

Việc đánh vào đầu trẻ nhỏ là một hành động không nên có. Chức năng đầu của trẻ chưa hoàn toàn phát triển, do đó đánh vào đầu trẻ có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như vỡ mao mạch, chấn động, đụng dập nội sọ, nôn mửa, chóng mặt và thậm chí là hôn mê.

Nếu trẻ đã từng bị tổn thương não bộ, thì chỉ cần một cái tát nằm sau đầu cũng có thể gây tụ máu nội sọ hoặc vỡ mạch máu não, đe dọa đến tính mạng của trẻ. Vì vậy, bố mẹ nên tránh đánh vào đầu trẻ để đảm bảo sự an toàn và sức khỏe của con.

Theo quan điểm chuyên gia, việc đánh đòn trẻ chỉ không giải quyết được vấn đề gì, thậm chí có thể gây hại đến sức khỏe của con.

Theo quan điểm chuyên gia, việc đánh đòn trẻ chỉ không giải quyết được vấn đề gì, thậm chí có thể gây hại đến sức khỏe của con.

Không tát vào mặt trẻ

Thực tế, một cái tát lên mặt của trẻ có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Nếu lực tát quá mạnh, trẻ có thể chảy máu miệng hoặc bị trẹo cổ, thậm chí gây thủng và tổn thương màng nhĩ, dẫn đến ù tai và mất thính giác.

Trường hợp trẻ vô tình bị tát vào thái dương, hậu quả có thể nghiêm trọng hơn. Đánh vào thái dương có thể ảnh hưởng đến thính giác và cảm xúc, đồng thời phá hủy chức năng giữ thăng bằng của trẻ. Vì vậy, bố mẹ cần tránh tát vào mặt của trẻ để tránh gây hậu quả đáng tiếc.

Vặn tai trẻ

Thói quen vặn tai của con là một hành động không an toàn mà nhiều bậc bố mẹ thường mắc phải. Việc thường xuyên ngoáy tai của trẻ có thể gây căng vành tai ngoài, dẫn đến nghẹt tai tạm thời, sưng, đau, tổn thương sụn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến thính giác của trẻ.

Đánh lưng 

Các dây thần kinh ở cột sống của trẻ là điều quan trọng nhất cần được bảo vệ. Nếu bố mẹ đánh vào lưng trẻ nhiều lần, có thể gây tổn thương cho cột sống của trẻ và tác động xấu đến các cơ quan nội tạng. 

Việc đánh quá mạnh vào mông có thể gây tổn thương đáng kể cho các mô mềm, gây chảy máu, suy giảm lưu thông máu.

Việc đánh quá mạnh vào mông có thể gây tổn thương đáng kể cho các mô mềm, gây chảy máu, suy giảm lưu thông máu.

Đánh vào mông

Mông là một vùng da chứa nhiều tế bào, việc đánh quá mạnh có thể gây tổn thương đáng kể cho các mô mềm, gây chảy máu, suy giảm lưu thông máu và thậm chí gây vỡ tế bào cơ, suy thận cấp và đe dọa tính mạng của trẻ.

Nếu con là con trai, đánh đòn còn có thể gây tổn thương cho tinh hoàn vì chúng gần với vùng mông. Thay vì dùng hình thức đánh đòn, bố mẹ có thể áp dụng các phương pháp kỷ luật khoa học hơn để giáo dục con. Dưới đây là 5 cách cha mẹ có thể áp dụng.

Bé trai 9 tuổi nhập viện vì suy thận, BS cảnh báo 5 bộ phận này không được đánh - 5

Những cách kỷ luật con phù hợp được chuyên gia gợi ý, bố mẹ có thể tham khảo

Bé trai 9 tuổi nhập viện vì suy thận, BS cảnh báo 5 bộ phận này không được đánh - 6

Phạt làm việc nhà

Sau khi trẻ phạm lỗi, bố mẹ có thể sử dụng hình thức phạt bằng cách yêu cầu trẻ làm một số công việc nhà mà trẻ không thích, ví dụ như dọn phòng, giặt quần áo... Hình thức phạt này không chỉ rèn luyện khả năng thực hành của trẻ mà còn giúp trẻ phát triển tinh thần trách nhiệm với gia đình.

Tuy nhiên, bố mẹ cần luôn chú ý đến sự an toàn của con. Trẻ nhỏ hơn có thể được bố mẹ trực tiếp hướng dẫn việc nhà cùng nhau để đảm bảo an toàn cho trẻ và giúp trẻ học hỏi các kỹ năng mới một cách hiệu quả.

Sau khi trẻ phạm lỗi, bố mẹ có thể sử dụng hình thức phạt bằng cách yêu cầu trẻ làm một số công việc nhà mà trẻ không thích, ví dụ như dọn phòng, giặt quần áo...

Sau khi trẻ phạm lỗi, bố mẹ có thể sử dụng hình thức phạt bằng cách yêu cầu trẻ làm một số công việc nhà mà trẻ không thích, ví dụ như dọn phòng, giặt quần áo...

Tịch thu đồ chơi và đồ ăn vặt

Trẻ nhỏ thường yêu thích chơi đồ chơi và ăn quà vặt. Khi trẻ phạm lỗi, bố mẹ có thể áp dụng hình thức phạt bằng cách tịch thu một số đồ chơi hoặc đồ ăn vặt của trẻ. Sau đó, hãy giải thích cho trẻ lý do của hình phạt đó.

Hình thức phạt này có thể khiến trẻ buồn và nhận thức được quy tắc. Tuy nhiên, bố mẹ cũng cần thiết lập cơ chế khen thưởng, ví dụ như trả lại đồ chơi hoặc đồ ăn vặt cho trẻ nếu trẻ nhận ra sai lầm hoặc làm đúng điều gì đó. Điều này giúp trẻ hiểu rằng hành động đúng sẽ được đánh giá cao và đem lại lợi ích cho bản thân.

Lập khu kỷ luật

Bố mẹ có thể thiết lập một "Khu vực kỷ luật" trong nhà, ví dụ như một góc tường trong nhà để trẻ phải ngồi, đứng phạt khi phạm lỗi. Tuy nhiên, đây không nên là nơi đối diện với cổng hoặc quá lộ liễu để tránh gây xáo trộn cho người khác trong gia đình.

Có thể đặt một chiếc ghế dài cùng đồng hồ và tính thời gian cho hình phạt. Sau khi trẻ ngồi phạt, bố mẹ nên yêu cầu trẻ nói lý do vì sao bị phạt. Nếu trẻ không thể nói được lý do, bố mẹ cần giải thích cho trẻ hiểu nhằm giúp con nhận ra lỗi sai của mình.

Bố mẹ có thể thiết lập một Khu vực kỷ luật trong nhà, ví dụ như một góc tường trong nhà để trẻ phải ngồi, đứng phạt khi phạm lỗi.

Bố mẹ có thể thiết lập một "Khu vực kỷ luật" trong nhà, ví dụ như một góc tường trong nhà để trẻ phải ngồi, đứng phạt khi phạm lỗi.

Từ chối một số quyền hoặc yêu cầu

Khi trẻ phạm lỗi, bố mẹ có thể áp dụng hình thức phạt bằng cách hạn chế một số hoạt động yêu thích của trẻ, chẳng hạn như không cho trẻ chơi đồ chơi, không được đến nhà bạn cùng lớp, hạn chế thời gian trẻ xem TV, chơi điện thoại di động và các hoạt động giải trí khác.

Trong quá trình áp dụng hình thức phạt này, bố mẹ cần giải thích cho trẻ rõ ràng về lý do và hậu quả của hành động sai trái của trẻ. Tuy nhiên, bố mẹ cũng cần lưu ý rằng hình thức phạt này phải đảm bảo an toàn và không gây tổn thương đến sức khỏe và tinh thần của trẻ.

Hơn nữa, bố mẹ cần cho trẻ biết rằng các quyền của trẻ có thể được phục hồi khi trẻ có hành động cư xử tốt và tuân thủ quy tắc trong gia đình. Điều này sẽ giúp trẻ hiểu rõ rằng hành động cư xử tốt sẽ đem lại lợi ích cho bản thân và đồng thời xây dựng tinh thần trách nhiệm, ý thức trong trẻ.

Bố mẹ làm 5 điều này trước 1 tuổi, chỉ số IQ con sẽ cao ngất ngưởng
Các chuyên gia cho biết, khi trẻ được 1 tuổi, bố mẹ có thể áp dụng những cách sau đây, để giúp trí não con phát triển tốt hơn.

Dạy con 1-3 tuổi

Theo Thi Thi Dịch từ Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con vâng lời