Một số hành vi của trẻ tại bàn ăn là biểu hiện EQ thấp, bố mẹ nên nhận biết sớm và giúp con điều chỉnh.
Bên cạnh IQ, hầu hết bố mẹ vẫn hy vọng con sẽ có trí tuệ cảm xúc (EQ) cao. Thực tế, EQ cao là một trọng những yếu tố quan trọng dẫn đến thành công trong thời đại hiện nay.
Điều quan trọng là phần lớn chỉ số IQ đều đến từ di truyền, trong khi trí tuệ cảm xúc có thể được trau dồi dần dần thông qua quá trình nuôi dưỡng.
Trong mắt nhiều bậc phụ huynh, rí tuệ cảm xúc cao có nghĩa là trẻ nói tốt, làm mọi việc và hiểu được thế giới xung quanh. Nhưng trên thực tế, trí tuệ cảm xúc cao được biểu hiện ở nhiều khía cạnh, và có thể nhìn thấy trên bàn ăn.
Những hành vi của trẻ tại bàn ăn là biểu hiện EQ thấp
Kén ăn
Việc trẻ kén ăn thực ra phản ánh sự không sẵn lòng và bướng bỉnh trong việc chấp nhận những điều mới. Khi trẻ từ chối thử nghiệm các loại thực phẩm khác nhau, điều này không chỉ là một thói quen ăn uống ,mà còn là biểu hiện của một tâm lý ngại thay đổi. Đa phần những đứa trẻ kén ăn khi lớn lên thường có khả năng thích nghi kém với môi trường, thiếu can đảm để thử những điều mới.
Trẻ kén ăn có thể cảm thấy lo lắng hoặc không thoải mái khi phải đối mặt với những tình huống chưa quen thuộc, điều này có thể dẫn đến những phản ứng tiêu cực khi gặp phải các món ăn mới hoặc trải nghiệm ẩm thực khác biệt. Từ đó ảnh hưởng đến chế độ dinh dưỡng, làm giảm sự đa dạng trong khẩu vị.
Theo thời gian, trẻ sẽ trở nên thu hẹp, khó thích nghi với khi môi trường thay đổi. Sự kén ăn có thể phát triển thành một thói quen lâu dài, khiến trẻ gặp khó khăn trong việc chấp nhận các món ăn mới và thậm chí là trải nghiệm mới trong cuộc sống. Khi lớn lên, những trẻ này có thể cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp và có xu hướng giữ khoảng cách với những người xung quanh, điều này ảnh hưởng đến khả năng xây dựng các mối quan hệ xã hội.
Nhiều trẻ kén ăn.
Chơi trong khi ăn
Trong mắt nhiều bậc bố mẹ, việc trẻ vừa chơi vừa ăn là điều bình thường vì còn quá nhỏ.
Nhưng trên thực tế, việc vừa chơi vừa cho thấy trẻ thiếu sự tập trung cơ bản nhất, thậm chí không thể làm tốt việc ăn uống.
Điều đó cũng phản ánh khả năng tự quản lý của trẻ còn chưa đủ, thậm chí trẻ còn không thể giữ được sự yên tĩnh cơ bản nhất trong khi ăn uống. Khi trưởng thành, trẻ khó quản lý tốt bản thân trong công việc và cuộc sống. Thông thường, hành vi này liên quan đến việc bố mẹ nuông chiều và bảo vệ con quá mức.
Gây ồn ào hoặc phàn nàn
Hiện nay, nhiều trẻ gây ra nhiều tiếng ồn ào và phàn nàn ngay khi đến bàn ăn. Hành vi như vậy đặc biệt ảnh hưởng đến tâm trạng ăn uống của những người xung quanh, thiếu lịch sự.
Đây là biểu hiện cho thấy trẻ thiếu khả năng quản lý cảm xúc, không thể quản lý và kiểm soát những cảm xúc tiêu cực của bản thân.
Không quan tâm đến cảm xúc của người khác
Trẻ không quan tâm đến cảm xúc của người khác trên bàn ăn, uôn đặt sở thích của bản thân lên hàng đầu.
Tất cả những món trẻ thích đều được đặt trước mặt, thậm chí không cho người khác chạm vào. Điều này cho thấy trẻ thiếu sự đồng cảm và không hiểu những kỹ năng xã hội cơ bản nhất.
Gây ồn ào hoặc phàn nàn trên bàn ăn.
Hành vi trí tuệ cảm xúc thấp của trẻ tại bàn ăn phần lớn là do 3 nguyên nhân
Thói quen ứng xử khi ăn uống tất nhiên liên quan chặt chẽ đến môi trường gia đình, phương pháp giáo dục và đặc điểm tính cách của trẻ.
Không khí gia đình: Không khí gia đình hòa thuận là "mảnh đất màu mỡ" cho sự phát triển trí tuệ cảm xúc của trẻ. Nếu có quá nhiều xung đột và căng thẳng trong gia đình, trẻ có thể trở nên lo lắng, bồn chồn và có những hành vi EQ kém trên bàn ăn.
Phương pháp giáo dục: Phương pháp giáo dục của bố mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển trí tuệ cảm xúc của trẻ. Ví dụ bố mẹ bảo vệ con quá mức, thiếu khuyến khích và bỏ bê nhu cầu cảm xúc, có thể cản trở việc cải thiện EQ.
Đặc điểm tính cách: Mỗi đứa trẻ đều có những đặc điểm tính cách riêng. Một số trẻ có sống nội tâm và nhạy cảm, trong khi trẻ khác lại hướng ngoại và sôi nổi. Bố mẹ cần áp dụng các chiến lược giáo dục phù hợp dựa trên đặc điểm tính cách, thay vì tiếp cận rập khuôn.
Không khí gia đình hòa thuận là "mảnh đất màu mỡ" cho sự phát triển trí tuệ cảm xúc của trẻ.
Để thay đổi hành vi có EQ thấp của trẻ tại bàn ăn tối, bố mẹ nên áp dụng 4 cách
Tạo không khí bàn ăn hài hòa
Ăn uống là một điều hạnh phúc, bố mẹ nên cố gắng tạo ra một bầu không khí bàn ăn thoải mái và thú vị.
Trong giờ ăn, hạn chế thảo luận những chủ đề nhạy cảm hoặc chỉ trích trẻ. Nếu trò chuyện, hãy chia sẻ những điều thú vị trong cuộc sống hoặc biết ơn đồ ăn, để trẻ cảm nhận được hơi ấm gia đình.
Khuyến khích thử những điều mới
Bảo thủ và bướng bỉnh không phải là điều tốt. Miễn là trẻ có sức khỏe tốt, hãy khuyến khích con thử những điều mới.
Nếu trẻ là kén ăn, bố mẹ có thể mời khuyến khích trẻ cùng tham gia nấu ăn, điều này có thể cải thiện quan điểm của trẻ về thực phẩm.
Khuyến khích thử những món ăn mới.
Rèn luyện sự tập trung
Ngay từ bây giờ, hãy đặt ra những nội quy bàn ăn rõ ràng để trẻ biết bàn ăn.
Bằng cách tập trung làm một việc gì đó, trẻ mới có thể làm việc đó tốt nhất. Ở giai đoạn này, việc tập trung vào việc ăn uống cũng là điều đáng khuyến khích, đây là nền tảng để bố mẹ hướng dẫn trẻ sử dụng khả năng tập trung vào việc khác trong tương lai.
Dạy trẻ quản lý cảm xúc
Đặc điểm rõ ràng nhất của EQ cao là khả năng quản lý cảm xúc của bản thân, hạn chế bộc lộ cảm xúc tiêu cực ra ngoài. Khi trẻ có khả năng kiểm soát cảm xúc tốt, sẽ ít có xu hướng phản ứng một cách bốc đồng, cũng như duy trì sự bình tĩnh trong những tình huống căng thẳng.
Vì vậy, bố mẹ nên dạy con cách nhận biết và thể hiện cảm xúc một cách đúng đắn. Trẻ cần học cách phân biệt giữa các loại cảm xúc như vui vẻ, buồn bã, tức giận hay lo âu.
Việc này có thể được thực hiện thông qua các trò chơi, sách truyện hoặc những câu chuyện trong cuộc sống hàng ngày. Khi trẻ hiểu rõ về cảm xúc của mình, sẽ dễ dàng hơn trong việc diễn đạt những gì mình đang cảm thấy.