Bố mẹ mắng con thường xuyên vô tình "đánh cắp" trí thông minh? Nghiên cứu khoa học dẫn chứng cụ thể

Thi Thi - Ngày 20/11/2024 15:06 PM (GMT+7)

Nghiên cứu từ Đại học Yale đã phát hiện ra rằng việc bị quát mắng thường xuyên có thể tác động sâu sắc đến não trẻ em.

Hiện nay, nhiều phụ huynh hướng tới việc ổn định về mặt cảm xúc, hạn chế nóng giận hay quát mắng con. Tuy nhiên, đôi khi bố mẹ chịu áp lực rất lớn trong công việc và cuộc sống, kiệt quệ về thể chất và tinh thần, và khi trẻ “không nghe lời”, bố mẹ dễ trút bỏ cảm xúc kìm nén. 

Có nhận định cho rằng, việc quát mắng trẻ thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến phát triển trí não của trẻ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những tiếng la hét và sự tức giận từ bố mẹ gây ra cảm giác sợ hãi, dẫn đến những tác động tiêu cực lâu dài đến sức khỏe tâm lý và sự phát triển trí tuệ của trẻ.

Bố mẹ mắng con thường xuyên vô tình amp;#34;đánh cắpamp;#34; trí thông minh? Nghiên cứu khoa học dẫn chứng cụ thể - 1

Bố mẹ mắng con thường xuyên vô tình amp;#34;đánh cắpamp;#34; trí thông minh? Nghiên cứu khoa học dẫn chứng cụ thể - 2

Trẻ bị quát mắng thường xuyên ảnh hưởng phát triển trí não?

Nghiên cứu từ Đại học Yale đã phát hiện ra rằng việc bị quát mắng thường xuyên có thể tác động sâu sắc đến não trẻ em, đặc biệt là chức năng của vỏ não trước trán, chịu trách nhiệm điều chỉnh cảm xúc và hạch hạnh nhân, liên quan đến phản ứng căng thẳng.

Khi trẻ tiếp xúc với những cảm xúc tiêu cực trong thời gian dài, não sẽ giải phóng quá mức cortisol (hormone gây căng thẳng), ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của vùng hải mã và vỏ não trước trán.

Việc sản xuất quá mức cortisol mãn tính cũng có thể khiến trẻ dễ bị lo lắng và trầm cảm hơn.

Nghiên cứu phát hiện ra rằng việc bị quát mắng thường xuyên có thể tác động sâu sắc đến não trẻ em.

Nghiên cứu phát hiện ra rằng việc bị quát mắng thường xuyên có thể tác động sâu sắc đến não trẻ em.

Nhưng điểm mấu chốt là "thường xuyên la hét bạo lực" , và các điều kiện cần đáp ứng là: Thường xuyên và la hét bạo lực.

Khi trẻ vô tình nghe thấy tiếng la hét, sẽ ngay lập tức cảm thấy sợ hãi và bị đe dọa, não sẽ rơi vào trạng thái căng thẳng. Nhưng khi những căng thẳng tiêu cực được giải phóng, não bộ sẽ dần trở lại bình thường. Vì vậy, thỉnh thoảng bố mẹ thể hiện thái độ nghiêm khắc, nếu không quá nghiêm trọng thì cũng không gây ra hậu quả.

Tuy nhiên, các chuyên gia nhắc nhở bố mẹ không nên dùng phương pháp đòn roi hay bạo lực lời nói để nuôi dạy trẻ. Môi trường tốt nhất là cố gắng giữ sự tương tác với coni ở trạng thái tích cực, không khí gia đình tràn đầy tình yêu thương, sự hỗ trợ và thấu hiểu.

Bố mẹ mắng con thường xuyên vô tình amp;#34;đánh cắpamp;#34; trí thông minh? Nghiên cứu khoa học dẫn chứng cụ thể - 4

Trẻ bị quát mắng thường xuyê trở nên rụt rè và bất an

Nghiên cứu của nhà tâm lý học Jo Daugherty cho thấy, trẻ sẽ có những thay đổi tâm trạng ngắn ngủi khi bị quát mắng, trở nên rụt rè và bất an, nhưng nếu bố mẹ có thể tiến hành các tương tác phục hồi sau đó và giải thích lý do bộc phát cảm xúc, trẻ sẽ học được cách đối phó và giải quyết cảm xúc tiêu cực từ sự tương tác này.

Nói một cách đơn giản: Việc hàn gắn mối quan hệ với trẻ ngay sau khi quát mắng là điều rất quan trọng để giải quyết những tác động tiêu cực.

Trẻ bị quát mắng thường xuyê trở nên rụt rè và bất an.

Trẻ bị quát mắng thường xuyê trở nên rụt rè và bất an.

Điều này giống như “Ngân hàng bố mẹ -con cái”. Mối quan hệ giữa bố mẹ và con là một tài khoản. Những tương tác tích cực và mật thiết là gửi tiền vào đó. Khi duy trì mối quan hệ kiểu này, bố mẹ cố gắng tiết kiệm và rút ra ít hơn. Điều này giúp mối quan hệ trở nên ổn định, gắn kết hơn.

Nghiên cứu của nhà tâm lý học nổi tiếng John Gottman về mối quan hệ giữa các cặp đôi đã cung cấp những khám phá hữu ích: Chỉ khi tỷ lệ tương tác tích cực và tương tác tiêu cực lớn hơn 5:1 thì mối quan hệ mới duy trì được sự phát triển ổn định và lành mạnh.

Phát hiện này không chỉ áp dụng cho mối quan hệ hôn nhân, mà còn cung cấp một tài liệu tham khảo quan trọng cho bố mẹ và con cái.

Có 3 bước giúp bố mẹ hàn gắn tình cảm với con.

Có 3 bước giúp bố mẹ hàn gắn tình cảm với con sau quát mắng

Bình tĩnh lại cảm xúc của bố mẹ và buông bỏ sự tự trách móc quá mức

Khi mất kiểm soát cảm xúc, bố mẹ có thể cố gắng hít thở sâu để bình tĩnh lại.

Trong khi đảm bảo sự an toàn cho trẻ, hãy tạm thời rời khỏi hiện trường trong vài phút để tránh mất kiểm soát thêm. Hãy dành cho mình thời gian để bình tĩnh lại, chấp nhận cảm xúc và cho cảm xúc của mình một "nút tạm dừng".

Bởi thực tế, không có bố mẹ hoàn hảo, mọi người đều mắc sai lầm. Vì vậy, vào những lúc bùng nổ cảm xúc, sự kiên nhẫn thường trở nên hạn chế, khó để xử lý và tương tác tích cực.

Có 3 bước giúp bố mẹ hàn gắn tình cảm với con.

Khi chọn cách bình tĩnh và tách xa con một thời gian ngắn, bố mẹ cũng thành thật và bày tỏ trạng thái cảm xúc của mình với con.

Ví dụ: "Bố/mẹ hiện đang rất tức giận và cần phải rời đi một lúc để bình tĩnh lại".

"Đó không phải lỗi của con, chỉ là bố/mẹ cần chút thời gian để điều chỉnh cảm xúc mà thôi".

Kiểu giao tiếp này có thể xoa dịu cảm xúc, cũng như giúp trẻ hiểu rằng sự của bố mẹ không phải do lỗi của trẻ, mà bố mẹ cần giải quyết cảm xúc của chính mình, từ đó giảm bớt nỗi sợ hãi và bất an của trẻ.

Xin lỗi trẻ kịp thời và giải thích lý do

Sự xác thực và cởi mở là rất quan trọng trong một mối quan hệ.

Khi bình tĩnh lại, bố mẹ cần kịp thời xin lỗi trẻ, giải thích nguyên nhân khiến trẻ bị quát mắng và bàn cách giải quyết.

Việc xin lỗi kịp thời có thể khiến trẻ cảm thấy được tôn trọng, sự chân thành, từ đó có thể phản ứng tích cực hơn trước những điều chỉnh cảm xúc của bố mẹ.

Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những bậc bố mẹ có thể bày tỏ cảm xúc và lý do hành vi của mình một cách trung thực khi xin lỗi sẽ giảm bớt cảm giác tội lỗi của trẻ, dạy con cách đối mặt một cách trung thực khi mất kiểm soát cảm xúc trong tương lai.

Sau khi xin lỗi, hãy giải thích lý do tại sao lúc đó bố mẹ tức giận. Điều quan trọng là để trẻ hiểu rằng sự tức giận là để trẻ hiểu về hành vi của chính mình.

Xin lỗi trẻ kịp thời và giải thích lý do.

Xin lỗi trẻ kịp thời và giải thích lý do.

Ví dụ: "Con yêu, bố/mẹ rất xin lỗi vì vừa rồi đã nói to như vậy".

"Bố/Mẹ vừa rồi rất tức giận vì con không cất đồ chơi đúng nơi, mẹ lo ngày mai chúng ta không thể dậy và sẽ đi học muộn".

Bằng cách này, trẻ có thể hiểu được vấn đề và nhận thấy rằng cảm xúc của bố mẹ là một phản ứng trước hoàn cảnh chứ không phải là sự phủ nhận đối với trẻ.

Tiếp theo, hãy thảo luận với trẻ về cách giải quyết vấn đề, để trẻ lấy lại cảm giác làm chủ cuộc sống của mình.

Ví dụ: "Bố/Mẹ vẫn mong con cất đồ chơi đúng nơi. Chúng ta có thể cùng nhau nghĩ ra cách và nhắc nhở nhau".

Ôm trẻ và nhấn mạnh lại tình yêu thương bằng cơ thể và ngôn ngữ

Nhà tâm lý học lâm sàng Stone Kraushaar đề cập trong cuốn sách "Liệu pháp âu yếm" rằng những cái ôm có thể làm tăng nồng độ oxytocin trong cơ thể, một loại hormone liên quan đến cảm giác hạnh phúc, vui vẻ, bình tĩnh và tin tưởng.

Oxytocin, thường được gọi là "hormone tình yêu," giúp gắn kết mối quan hệ, giảm căng thẳng và lo âu. Khi bố mẹ ôm con, cả hai sẽ cảm nhận được sự gần gũi và ấm áp, tạo ra một không gian an toàn giúp trẻ thư giãn, cảm thấy được yêu thương.

Sau khi chủ động giao tiếp và xin lỗi, hãy ôm con. Việc ôm không chỉ là một cử chỉ thể hiện tình cảm mà còn là một cách để chuyển tải thông điệp rằng mọi điều sẽ ổn, rằng bố mẹ luôn ở bên cạnh và sẵn sàng hỗ trợ con. 

Bố mẹ mắng con thường xuyên vô tình amp;#34;đánh cắpamp;#34; trí thông minh? Nghiên cứu khoa học dẫn chứng cụ thể - 8

Trẻ có IQ cao cũng khó học giỏi nếu thiếu kỹ năng này, dạy đúng cách con học một hiểu mười
Theo các chuyên gia, trẻ tập trung tốt là chìa khóa quyết định thành công trong nhiều lĩnh vực, được đánh giá quan trọng hơn cả chỉ số IQ bẩm sinh.

Phương pháp giáo dục sớm

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con vâng lời