Theo các chuyên gia, trẻ tập trung tốt là chìa khóa quyết định thành công trong nhiều lĩnh vực, được đánh giá quan trọng hơn cả chỉ số IQ bẩm sinh.
Trong cùng một lớp học, dưới sự giảng dạy của một giáo viên, nhưng thường thấy sự khác biệt rõ rệt giữa các học sinh. Một số trẻ đạt thành tích xuất sắc, tiếp thu bài một cách nhanh chóng và hiệu quả, trong khi những trẻ khác lại gặp khó khăn trong việc nắm bắt kiến thức.
Theo các chuyên gia giáo dục, sự khác biệt này phần lớn liên quan đến khả năng tập trung. Đây là một yếu tố quan trọng trong việc học tập, chìa khóa quyết định thành công trong nhiều lĩnh vực, được đánh giá quan trọng hơn cả chỉ số IQ bẩm sinh.
Khi trẻ mất khả năng tập trung, ảnh hưởng đến kết quả học tập, giảm đi niềm vui và sự hứng thú trong việc học. Do đó, việc can thiệp kịp thời là vô cùng cần thiết.
Theo thống kê, giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi là thời điểm vàng cho sự phát triển khả năng tập trung. Thời điểm này, não bộ của trẻ đang trong quá trình hình thành và phát triển mạnh mẽ, vì vậy tạo ra một môi trường an toàn và kích thích là rất quan trọng. Bố mẹ có thể bắt đầu từ 4 khía cạnh.
Bố mẹ hạn chế làm phiền khi trẻ muốn tập trung
Khi trẻ tập trung vào thời gian của bản thân, bố mẹ có thể tham gia vào các hoạt động cùng con. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh nên lựa chọn thời điểm thích hợp để có thể hỗ trợ một cách hiệu quả nhất. Bố mẹ trong những khoảnh khắc này nên là người giám sát, đồng hành, khuyến khích trẻ phát huy khả năng tự tập trung. Ví dụ, khi trẻ đang say mê đọc sách hay chơi đồ chơi, bố mẹ nên tôn trọng không gian và tránh làm phiền.
Một trong những cách tốt nhất để hỗ trợ là chú ý đến cách trẻ tập trung. Bố mẹ có thể quan sát những phản ứng, thái độ và cách mà trẻ tiếp cận công việc của mình. Nếu thấy trẻ đang mất dần sự chú ý, có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ cần nghỉ ngơi hoặc thay đổi hoạt động.
Khi đó, bố mẹ nên nhẹ nhàng can thiệp bằng cách đề nghị một thời gian nghỉ ngắn, hoặc tham gia vào hoạt động một cách tự nhiên, như cùng đọc sách hoặc chơi một trò chơi nhẹ nhàng.
Hay cung cấp nước, trái cây hay một bữa ăn nhẹ giúp trẻ phục hồi năng lượng, thể hiện sự quan tâm và chăm sóc . Bên cạnh đó, cha mẹ bố mẹ nên tạo ra không khí thoải mái, giúp trẻ cảm thấy được khích lệ, không bị áp lực.
Sự hiện diện của bố mẹ trong những khoảnh khắc này cũng rất quan trọng, nhưng cần đảm bảo tránh làm gián đoạn khả năng tập trung của trẻ.
Cung cấp không gian đơn giản cho trẻ
Không gian xung quanh trẻ càng phức tạp thì sự chú ý càng dễ bị phân tán, khiến cho việc rèn luyện khả năng tập trung trở nên khó khăn hơn. Để giúp trẻ phát triển kỹ năng này hiệu quả, không gian hoạt động và không gian học tập của trẻ cần được thiết kế đơn giản và ngăn nắp. Một môi trường học tập gọn gàng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ tập trung vào nhiệm vụ của mình.
Bố mẹ nên chú ý không để trên bàn học của trẻ quá nhiều đồ vật không liên quan đến việc học. Việc có quá nhiều đồ chơi, sản phẩm điện tử hay văn phòng phẩm hoạt hình sẽ dễ dàng thu hút sự chú ý, khiến trẻ không thể tập trung vào việc học.
Cung cấp không gian đơn giản cho trẻ.
Thay vào đó, tốt nhất nên để lại những vật dụng cần thiết như sách, giấy và bút mà trẻ đang sử dụng. Một bàn học sạch sẽ, ngăn nắp giúp trẻ dễ dàng tìm kiếm tài liệu, tạo ra một không gian yên tĩnh và dễ chịu, khuyến khích trẻ tập trung vào nhiệm vụ.
Hơn nữa, bố mẹ cũng cần tạo ra thói quen cho trẻ trong việc quản lý không gian học tập. Hướng dẫn trẻ cách sắp xếp đồ dùng hợp lý, từ việc để sách ở vị trí dễ lấy đến phân loại các vật dụng cần thiết.
Tận dụng lợi ích từ trò chơi
Bố mẹ có thể chọn thêm một số đồ chơi giáo dục cho con, như khối Lego, xếp hình, câu đố và các trò chơi tương tác khác, để khuyến khích trẻ rèn luyện khả năng tập trung và phát triển tư duy sáng tạo.
Ví dụ, khối lego giúp trẻ tự do sáng tạo và tưởng tượng. Khi trẻ lắp ghép các khối Lego, học cách phối hợp tay mắt, rèn luyện khả năng lập kế hoạch và giải quyết vấn đề. Trẻ sẽ phải suy nghĩ về cách kết hợp các khối lại với nhau để tạo thành một hình mẫu mong muốn, từ đó phát triển khả năng tư duy logic và sự kiên nhẫn.
Tận dụng lợi ích từ trò chơi.
Tương tự, xếp hình và các trò chơi câu đố cũng là những hoạt động tuyệt vời để cải thiện khả năng tập trung. Khi trẻ cố gắng tìm kiếm các mảnh ghép phù hợp hoặc giải quyết một bài toán, sẽ phải chú ý đến từng chi tiết nhỏ.
Ngoài ra, việc chơi các trò chơi tương tác còn mang lại lợi ích về mặt xã hội. Khi trẻ tham gia vào những trò chơi nhóm hoặc chơi cùng bạn bè, sẽ học được cách chia sẻ, hợp tác và lắng nghe ý kiến của nhau.
Tận dụng sở thích của trẻ để phát triển khả năng chú ý
Nếu trẻ hứng thú với việc gì đó, sẽ tập trung và nhiệt huyết. Ngược lại, nếu thiếu đi sự hứng thú, trẻ sẽ không dành thời gian cho hoạt động đó, bất kể nó có quan trọng đến đâu. Chính vì vậy, việc khai thác và tận dụng những điểm ưa thích của trẻ để rèn luyện khả năng tập trung là một lựa chọn rất thông minh và hiệu quả.
Mỗi đứa trẻ đều có những sở thích riêng biệt, từ việc vẽ tranh, chơi nhạc, đến xếp hình hay khám phá thiên nhiên. Một số trẻ có thể say mê nghệ thuật, trong khi số khác lại yêu thích các trò chơi tư duy hoặc thể thao. Điều quan trọng là phụ huynh cần chú ý lắng nghe và quan sát để hiểu rõ sở thích của con. Khi trẻ được tham gia vào những hoạt động yêu thích, khả năng tập trung tự nhiên sẽ gia tăng, dễ dàng hơn trong việc học hỏi và phát triển.
Tận dụng sở thích của trẻ để phát triển khả năng chú ý
Bố mẹ cũng nên cung cấp cho trẻ những khóa học và hoạt động thú vị liên quan đến sở thích. Ví dụ, nếu trẻ thích vẽ, hãy đăng ký cho trẻ tham gia lớp học mỹ thuật, có thể thỏa sức sáng tạo và phát triển kỹ năng.
Nếu trẻ yêu thích xếp hình hoặc các trò chơi tư duy, hãy tìm kiếm những khóa học hoặc câu lạc bộ có liên quan. Những trải nghiệm này giúp trẻ rèn luyện khả năng tập trung, tạo cơ hội cho trẻ giao lưu, kết bạn và học hỏi từ những người cùng chung sở thích.