Cách nuôi dạy của người mẹ có tác động lớn đến quá trình trưởng thành của trẻ trong tương lai.
Trong mùa khô ở châu Phi, mọi thứ nóng đến mức nhiều loài động vật không thể chịu đựng nổi và lần lượt chết. Điều đáng ngạc nhiên là loài cá phổi địa phương khi không có nước trên mặt đất lại đào hố sâu xuống lòng sông, sau đó ẩn mình trong hố và quấn mình trong chất nhầy để sinh tồn. Khi mùa mưa đến, cá phổi thức dậy và phát triển nhanh chóng. Ở địa phương, cá phổi được mệnh danh là “cá bất tử”.
Từ câu chuyện cá phổi, chúng ta dễ dàng nhận thấy khi khó khăn ập đến, điều quan trọng là khả năng vượt qua chứ không phải trốn tránh.
Cũng giống như người mẹ là động lực chính trong việc giáo dục con cái, nên cho con khả năng chịu đựng gian khổ, chịu khó hay nên tiếp tục bảo vệ con mình? Thực tế, suy nghĩ khác nhau mang lại những hiệu quả nuôi dạy con khác nhau.
Nhìn từ góc độ thực tế, con cái càng trở nên nổi trội thì thường được nuôi dạy bởi những kiểu bà mẹ sau.
Người mẹ “tàn nhẫn” nuôi dạy những đứa con tự lập
"Luật rừng" tồn tại ở mọi tầng lớp xã hội. Ngay khi trẻ bước vào trường học, các em bắt đầu phải đối mặt với áp lực cạnh tranh.
Về mặt học tập, nếu không thể so sánh với người khác thì đồng nghĩa với việc thua ngay từ vạch xuất phát.
Sau khi ra trường, trẻ càng phải cạnh tranh nhiều hơn, nếu không biết nổ lực thì sẽ khó phát triển, thậm chí khó tìm được việc làm.
Tuy nhiên, nhiều bà mẹ cho rằng, để con mình thành công, phải lập hàng rào bảo vệ vững chắc. Quan niệm này dẫn đến tình trạng trẻ ở tuổi đôi mươi phát hiện ra rằng mình hoàn toàn không có khả năng tự lập và thậm chí còn không có kỷ luật tự giác cơ bản.
Người mẹ “tàn nhẫn” nuôi dạy những đứa con tự lập.
Do đó, việc trẻ học cách "tự kê đơn thuốc" tốt cho mình càng sớm, thì trẻ càng sớm có khả năng “tự chữa lành” và tự mình thoát khỏi rắc rối.
Vào những năm đầu của triều đại Bắc Tống, có một cậu bé tên Lục Mộng Chính bị bố đuổi ra khỏi nhà và sống cùng mẹ trong một căn nhà tồi tàn.
Khi năm mới đến, ở nhà không có gì để chúc mừng, người mẹ Lục Mộng Chính đến nhà một người họ hàng để mượn vài món đồ. Nhưng người này lo lắng Lục Mộng Chính không có khả năng trả lại nên đã từ chối, thậm chí còn vu oan lấy trộm.
Từ ngày hôm đó, ký ức bị vu oan sâu đậm vào tâm trí Lục Mộng Chính. Sau đó, ông quyết tâm nỗ lực học tập, về sau đỗ danh làm quan. Từng trải qua việc vu oan, Lục Mộng Chính biết rằng phải dựa vào chính mình trong tương lai.
Mọi người bị buộc phải trưởng thành, và trẻ em cũng vậy. Nhiều điều cần phải trải nghiệm càng sớm, để tích lũy trải nghiệm, học hỏi và tự thân phát triển, thay vì đợi chờ sự hỗ trợ của người thân.
Người mẹ có kế hoạch nuôi dạy những đứa con có tầm nhìn
Cá phổi đào hố sâu để tự vệ khi hạn hán, nhưng vào mùa mưa chúng chui ra để hoàn thành nhiệm vụ sinh sản.
Nếu hạn hán kéo dài nhiều năm, cá phổi sẽ nằm im lìm theo mà không hề lo lắng.
Liu Bowen đã viết một câu trong cuốn sách của mình: "Người khô cần thuyền, người nóng cần lông thú".
Trong thời gian hạn hán, thuyền và quần áo bông đợi sẵn. Điều này có vẻ nghịch ký nhưng được xem là có tầm nhìn xa. Mọi việc đều có quy luật, thay vì đợi đến khi sự việc xảy ra rồi vội vàng suy nghĩ xem phải làm gì, thì hãy bắt đầu chuẩn bị, lên kế hoạch để chào đón.
Người mẹ có kế hoạch nuôi dạy những đứa con có tầm nhìn.
Là một người mẹ có tầm nhìn sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình trưởng thành của con. Hiện nay, không ít sinh viên tốt nghiệp đại học hưng không có kế hoạch làm việc, hay định hướng phát triển cho tương lai. Đây là biểu hiện của việc không biết cách lên kế hoạch.
Vì vậy, việc hướng trẻ suy nghĩ nhiều hơn về tương lai, xác suất thành công sẽ cao hơn.
Khi cuộc sống suôn sẻ, hãy sẵn sàng đối mặt với những thất bại, và khi điều không may ập đến, trẻ đã chuẩn bị tốt để vượt qua. Việc tu dưỡng tư duy dài hạn cho trẻ có ý nghĩa hơn là sống trong hiện tại mà không lo lắng.
Người mẹ "keo kiệt" nuôi dạy những đứa con tiết kiệm
Nhiều bà mẹ vội đáp ứng mọi yêu cầu của con mình.
Thực tế, nếu người mẹ tỏ ra giàu có thì con cái sẽ trở nên hoang phí.
Trong khi đó, những bà mẹ có phần "keo kiệt" lại giúp con hiểu tốt hơn về giá trị, cách sử dụng tiền. Đồng thời, khuyến khích trẻ chăm chỉ để kiếm tiền và tiết kiệm.
Một người kể lại rằng, lúc nhỏ chị rất ít khi được mẹ cho tiền tiêu vặt. Một hôm, chị và mẹ đi chợ bán rau.
Nhìn thấy cạnh chợ có quán bún ngon nên mẹ con chị rất muốn ăn, nhưng sau khi xem giá người mẹ chỉ gọi một tô cho con gái, bản thân không ăn một miếng nào. Về đến nhà, chị cảm thấy rất có lỗi vì mẹ hầu như cả ngày bà chỉ ăn miếng bánh nhỏ và uống vài ngụm nước.
Mẹ được xem như là người thầy đồng hành cùng con suốt cuộc đời.
Bản thân “nghèo đói” là một cách giáo dục, nền tảng để chịu đựng gian khổ và làm việc chăm chỉ.
Samuel Johnson từng nói: “Người vừa có thể tiêu tiền vừa kiếm được tiền là người hạnh phúc nhất, vì người đó được hưởng hai loại hạnh phúc”.
Người mẹ thông minh không chỉ cho con tiền mà còn dạy con cách tiêu và kiếm tiền phù hợp.
Chúng ta không thể ngăn chặn khủng hoảng xảy ra, nhưng có thể cảm nhận được khủng hoảng và sẵn sàng đối phó với nó.
Tiểu thuyết gia Balzac đã nói: “Mọi thứ trên đời không bao giờ là tuyệt đối, và kết quả hoàn toàn khác nhau ở mỗi người. Khó khăn là bước đệm cho thiên tài, là vận may cho người có năng lực và là vực thẳm cho kẻ yếu đuối”.
Vì vậy, người mẹ muốn nuôi con như thế nào cần lập kế hoạch từ khi còn nhỏ, để trẻ càng dũng cảm hơn, biết kiếm tiền, thích ứng tốt, biết lập kế hoạch và có một tương lai đầy hứa hẹn. Mẹ được xem như là người thầy đồng hành cùng con suốt cuộc đời.