Bố mẹ mong muốn con lớn lên có triển vọng, sớm thành tài hãy "lười biếng" làm 3 điều sau đây.
Tình yêu đích thực là mang lại cho trẻ sự tự do, hỗ trợ, động viên cần thiết khi cần thiết.
Bố mẹ càng ít kiểm soát một số điều thì càng tốt cho sự phát triển trí não, thể chất và tinh thần của trẻ, tương lai càng có triển vọng hơn, đặc biệt là 3 điều sau đây.
Đừng làm những việc mà trẻ có thể làm cho chính mình
Nhiều trẻ chủ động uống nước, ăn, mặc quần áo, giặt tất và chuẩn bị đồ dùng học tập trước khi học. Những việc tưởng chừng như đơn giản này lại có thể mang lại cho trẻ cảm giác mình đã thành công, dù chỉ là một việc nhỏ nhưng kích thích hệ thống khoái cảm của não .
Có nhiều tế bào thần kinh serotonin và dopamine trong vùng não, nếu được kích hoạt sẽ tạo ra động lực. Khi trẻ cảm nhận được sự hài lòng do “mình đã làm được” thì trẻ sẽ có mong muốn "làm nhiều hơn nữa”.
Bố mẹ nên để trẻ tự làm những việc mình có thể.
Sự tự tin, tập trung và ý chí của trẻ được trau dồi thông qua những hành động độc lập như vậy và sự tích lũy những cảm giác thành tựu nho nhỏ.
Nhiều bà mẹ khi thấy con mình làm không đủ tốt nên sẽ trực tiếp giúp đỡ con. Thực tế là đang tước đi cơ hội phát triển của con .
Vì vậy, các chuyên gia khuyên bố mẹ nên dần buông bỏ, để con làm những gì có thể, đồng thời đưa ra những lời khẳng định, động viên vào thời điểm thích hợp, nhằm củng cố những hành vi tích cực cho con,
Đừng quá lo lắng về việc học của con
Nhiều phụ huynh lo lắng con không theo kịp bạn bè trong việc học tập, vì vậy đã đưa ra một số nhiệm vụ học tập nhỏ mỗi ngày cho con, như luyện tập 30 từ vựng, học phép cộng và phép trừ. Tuy nhiên, điều này vô tình tạo áp lực học tập lên trẻ.
Trước tiên, khi nói đến việc học tập, bố mẹ cần nắm được định hướng chung, đặc biệt là ở bậc tiểu học. Hiểu rõ những kiến thức và kỹ năng cần thiết mà con cần phát triển ở độ tuổi này.
Không nên vì quá lo lắng mà đặt áp lực học tập lên con.
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là trẻ phải thích nghi với mô hình học tập độc lập của gia đình và trở nên chủ động trong quá trình học tập.
Ngoài ra, trẻ cần được hỗ trợ bởi kinh nghiệm thực tế. Trẻ em nên gần gũi hơn với thiên nhiên, có cơ hội quan sát và cảm nhận.
Do đó, bố mẹ không cần quá lo lắng về việc học của con. Thay vì tập trung vào việc áp đặt nhiều nhiệm vụ học tập nhỏ, hãy khuyến khích con tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, khám phá môi trường sống để học hỏi và trải nghiệm bên ngoài phạm vi giảng dạy thông thường.
Khi chơi đùa, hãy cho trẻ nhiều tự do hơn
Vui chơi không chỉ giúp thư giãn cơ thể và tâm trí mà còn giúp trẻ có nhiều thời gian hơn để tập trung vào sở thích của mình, từ đó kích hoạt trí não.
Một đứa trẻ có hệ thống khoái cảm não bộ năng động sẽ có động lực, có thể tự học mà không cần bố mẹ thúc giục.
Nếu có thời gian rảnh, bố mẹ cũng nên cùng con tham gia nhiều hoạt động vui chơi.
Vì vậy, bố mẹ cũng nên tạo điều kiện để chơi cùng con nhiều hơn. Ví dụ như cùng con thả diều, bắt sâu bọ, ra công viên ngắm hoa cỏ, đi sâu vào rừng để lắng nghe âm thanh của thiên nhiên, nắng và gió...
Những điều này có thể tạo cảm giác thư giãn cơ thể, tâm trí và não bộ.
Nếu có thời gian rảnh, bố mẹ cũng nên cùng con tham gia nghiên cứu những hoạt động lành mạnh khác như cờ vua, vẽ, làm đồ thủ công... để tạo ra trải nghiệm học tập đa chiều.