Cách dạy con "lạ đời" của người Đan Mạch, đứa trẻ tài giỏi không phải người kiếm được nhiều tiền, mà là đứa trẻ này

Thi Thi - Ngày 23/03/2023 18:27 PM (GMT+7)

Bố mẹ Đan Mạch có phương pháp nuôi dạy con đặc biệt, tạo nên những đứa trẻ biết đồng cảm, sống tự lập.

Theo báo cáo của Mạng lưới Giải pháp Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc năm 2022 cho thấy, Đan Mạch nằm ở vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng quốc gia hạnh phúc thế giới, chỉ sau Phần Lan.

Thực tế, điều này có liên quan phần lớn đến phương pháp giáo dục của phụ huynh nơi đây. Đặc biệt, Bố mẹ Đan Mạch có phương pháp nuôi dạy con đặc biệt, tạo nên những đứa trẻ đồng cảm, hạnh phúc, biết sống tự lập từ nhỏ.

Cách dạy con amp;#34;lạ đờiamp;#34; của người Đan Mạch, đứa trẻ tài giỏi không phải người kiếm được nhiều tiền, mà là đứa trẻ này - 2

Hướng cho trẻ biết suy nghĩ thực tế

Nghiên cứu của tiến sĩ Heidi Grant tại đại học Harvard cho thấy, những người có suy nghĩ thực tế tin rằng bản thân mình sẽ thành công, nhưng để đạt được điều đó cần phải cố gắng, nỗ lực nhiều và luôn giữ tinh thần lạc quan, tin vào sức mạnh của bản thân sẽ mang lại những điều tốt đẹp, ngay cả trong điều kiện khó khăn.

Thông số cho thấy mức độ hạnh phúc cao nhất có liên quan đến suy nghĩ thực tế. Từ đó có thể rút ra kết luận rằng những suy nghĩ thực tế đem lại cho con người hạnh phúc nhiều hơn. Bên cạnh đó, những suy nghĩ thực tế cũng giúp con người xây dựng kỹ năng xử lý tốt hơn trong bất kỳ tình huống khó khăn nào.

So với các quốc gia khác, người Đan Mạch được đánh giá biết cách áp dụng vấn đề suy nghĩ thực tế vào việc dạy con. Điều này được thể hiện ngay trong việc bố mẹ Đan Mạch thường khen ngợi một đứa trẻ hoàn thành nhiệm vụ vì chăm chỉ chứ không chỉ do sự thông minh.

Bằng cách này, trẻ tin rằng bản thân mình có thể làm được bất kỳ điều gì thông qua sự nổ lực, chứ không chỉ dựa vào tài năng thiên bẩm.

Đan Mạch là quốc gia nằm ở vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng quốc gia hạnh phúc thế giới, chỉ sau Phần Lan.

Đan Mạch là quốc gia nằm ở vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng quốc gia hạnh phúc thế giới, chỉ sau Phần Lan.

Cách dạy con amp;#34;lạ đờiamp;#34; của người Đan Mạch, đứa trẻ tài giỏi không phải người kiếm được nhiều tiền, mà là đứa trẻ này - 4

Biết điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực

Thực tế, tính cách của đứa trẻ không tự nhiên mà hình thành, phần lớn có sự ảnh hưởng từ bố mẹ, anh chị em, người thân khác trong gia đình, trong đó bố mẹ vẫn là người tác động đến trẻ nhanh nhất.  

Vì vậy, muốn trẻ biết kiềm chế cảm xúc tốt đầu tiên bố mẹ cũng phải thật bình tĩnh và điều tiết cảm xúc theo hướng tích cực. Bởi nếu bố mẹ dễ dàng nổi nóng, mất bình tĩnh trẻ sẽ bắt chước và giải quyết tình huống theo hướng tiêu cực.

Hiểu được điều này, bố mẹ Đan Mạch thường xử lý các tình huống căng thẳng bằng cách điều chỉnh nhận thức của mình. 

Người dân quốc gia hạnh phúc cho rằng tất cả mọi chuyện tốt hay xấu đều nằm ở cách bạn nhìn nhận mọi chuyện. Vì thế người Đan Mạch cố gắng dạy con tìm ra các khía cạnh tươi sáng của vấn đề, từ đó nảy sinh sự đồng cảm, thấu hiểu. Điều này giúp con của bạn loại bỏ cảm xúc tiêu cực, và cảm thấy hạnh phúc hơn.

Người Đan Mạch luôn tâm niệm con cái là hình ảnh phản chiếu cha mẹ. Nếu cha mẹ luôn có tâm niệm tiêu cực như ''Tôi không thể giảm cân'', ''Tôi không phải là một nhà văn giỏi''... - chính bạn đang làm gương cho con mình có một giới hạn tồn tại từ trước hơn bất kì điều gì có thể xảy ra nếu cố gắng hết mình. 

Người Đan Mạch cố gắng dạy con tìm ra các khía cạnh tươi sáng của vấn đề, từ đó nảy sinh sự đồng cảm, thấu hiểu.

Người Đan Mạch cố gắng dạy con tìm ra các khía cạnh tươi sáng của vấn đề, từ đó nảy sinh sự đồng cảm, thấu hiểu.

Cách dạy con amp;#34;lạ đờiamp;#34; của người Đan Mạch, đứa trẻ tài giỏi không phải người kiếm được nhiều tiền, mà là đứa trẻ này - 6

Dạy con về sự đồng cảm

Jessica Joelle Alexander là nhà nghiên cứu văn hóa, nhà văn người Mỹ. Từng có thời gian nghiên cứu về văn hóa của đất nước Đan Mạch cho biết, người dân ở đây coi trọng tinh thần đồng đội nhiều hơn là việc giành chiến thắng cá nhân, liên tục trau dồi cho thế hệ trẻ về sự đồng cảm.

Ở Đan Mạch, bố mẹ cố gắng giúp con tìm hiểu hành vi của người khác mà không sử dụng ngôn ngữ tiêu cực. Trẻ được dạy bản chất của tất cả mọi người đều tốt và luôn có lý do đằng sau những hành vi, sau đó sẽ thấy mặt tốt từ đó nảy sinh sự thấu hiểu, đồng cảm, giúp trẻ cảm thấy hạnh phúc hơn.

Bố mẹ Đan Mạch thường đọc truyện cho con, không chỉ những câu chuyện kết thúc có hậu. Thông qua những tình huống buồn bã, chi tiết khổ đau trong sách, bố mẹ và con cùng thảo luận về sự đồng cảm. 

Câu chuyện "Nàng tiên cá" của tác giả Hans Andersen là một ví dụ điển hình. Trong câu chuyện, nàng tiên cá chấp nhận đổi mọi thứ để lên bờ gặp hoàng tử nhưng cuối cùng vẫn không có được tình cảm của chàng. Sau cùng nàng tiên cá vì quá đau lòng mà tan thành bọt biển.

Qua câu chuyện này, bố mẹ Đan Mạch dạy con tiếp thu tất cả nỗi buồn, bi kịch, nhưng biết biến nỗi buồn ấy thành sự thương cảm, xót xa cho nàng tiên cá và cũng thương cảm cho hoàng tử vì sao không nhận ra tấm lòng của nàng tiên cá.

Ngoài ra, bố mẹ Đan Mạch tập trung vào "lớp học đồng cảm", dành cho học sinh từ 6 đến 15 tuổi. Điều này tạo cơ hội cho trẻ thoải mái chia sẻ mọi vấn đề trong cuộc sống hàng ngày, giúp học sinh cảm thấy được lắng nghe.

Người Đan Mạch chú trọng dạy con hiểu về sự đồng cảm.

Người Đan Mạch chú trọng dạy con hiểu về sự đồng cảm.

Cách dạy con amp;#34;lạ đờiamp;#34; của người Đan Mạch, đứa trẻ tài giỏi không phải người kiếm được nhiều tiền, mà là đứa trẻ này - 8

Hạn chế sự cạnh tranh giữa các cá nhân 

Mặc dù cạnh tranh tích cực là yếu tố giúp trẻ phát triển, học được các kỹ năng xã hội. Tuy nhiên, bố mẹ Đan Mạch chú trọng dạy con về mặt tinh thần, hiểu về niềm hạnh phúc trong cuộc sống.

Hầu hết các trường học ở Đan Mạch không có các giải thưởng, danh hiệu dành cho những học sinh xuất sắc trong các môn học ở trường nhằm không tạo ra sự cạnh tranh. Thay vào đó họ thực hành văn hoá động lực để cải thiện chính bản thân mình.

Từ nhỏ, bố mẹ dạy con hiểu rằng để đạt được thành công không chỉ có một mình. Vì vậy, các trường học Đan Mạch có văn hoá học tập hợp tác, bao gồm việc tập hợp những đứa trẻ có điểm mạnh và điểm yếu khác nhau trong các môn học để giúp đỡ lẫn nhau cùng cố gắng.

Trẻ em Đan Mạch cũng được dạy cách chia sẻ, tự lập từ nhỏ.

Trẻ em Đan Mạch cũng được dạy cách chia sẻ, tự lập từ nhỏ.

Cách dạy con amp;#34;lạ đờiamp;#34; của người Đan Mạch, đứa trẻ tài giỏi không phải người kiếm được nhiều tiền, mà là đứa trẻ này - 10

Bố mẹ luôn dành thời gian đồng hành cùng con

Tiến sĩ Harley Rotbart, tác giả của “No Regrets Parenting: Turning Long Days and Short Years Into Cherished Moments With Your Kids”, chia sẻ “Con cái cần những khoảng thời gian có ý nghĩa cùng bố mẹ. Khi bố mẹ dành thời gian cho con, sẽ giúp trẻ hiểu thêm về phong cách sống cũng như những giá trị của bố mẹ"

Bố mẹ Đan Mạch dành nhiều thời gian ở bên con và đó là những khoảng thời gian không điện thoại di động, không công việc, không mạng xã hội.

Vào các dịp cuối tuần, bố mẹ Đan Mạch thường dành thời gian để chơi trò chơi và tương tác trực tiếp với con cái nhiều hơn, điều này đem lại hiệu quả cao trong việc gắn kết các thành viên trong gia đình.

Vào các dịp cuối tuần, bố mẹ Đan Mạch thường dành thời gian để chơi trò chơi và tương tác trực tiếp với con cái nhiều hơn.

Vào các dịp cuối tuần, bố mẹ Đan Mạch thường dành thời gian để chơi trò chơi và tương tác trực tiếp với con cái nhiều hơn.

Bố mẹ sở hữu những nhóm máu này, xin chúc mừng đứa trẻ sinh ra có chỉ số IQ cao ngất ngưởng
Để nhận biết một đứa trẻ thông minh hay không, ngoài mối quan hệ giữa gen di truyền và sự khổ luyện có được, nhóm máu cũng có thể đóng một vai trò then chốt.

Dạy con 0-6 tháng

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con ở nước ngoài