Bố mẹ không nên chạy theo trào lưu tham gia các lớp học sở thích, tốt hơn dựa trên độ tuổi, sở thích và năng khiếu của trẻ.
Hiện nay các lớp học năng khiếu đa dạng từ vẽ tranh, taekwondo, bóng rổ, trượt patin, cờ vua,... do đó trẻ có nhiều lựa chọn hơn. Đồng thời, phụ huynh cũng muốn đầu tư hơn cho con, nhằm tạo điều kiện phát huy tài năng tốt hơn.
Tuy nhiên, trẻ dành phần lớn thời gian học chính thức ở trường, vì vậy các lớp sở thích cũng cần được cân nhắc về thời gian, khả năng và điều kiện kinh tế gia đình...
Một chuyên gia nhắc nhở, có 3 kiểu lớp năng khiếu bố mẹ nên chú ý trước khi cho con theo học, nhằm tránh lãng phí về tiền bạc, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ.
Lớp học sở thích mà trẻ không có hứng thú
Thực tế, hứng thú là người thầy tốt nhất cho trẻ. Nếu không niềm đam mê, trẻ không có động lực học tập, dẫn đến việc tiếp thu kém.
Khi trẻ hứng thú với một môn học hay hoạt động nào đó, sẽ tự nguyện tìm hiểu, khám phá và phát triển bản thân một cách tự nhiên.
Ví dụ, nếu mẹ cho trẻ tham gia các lớp học nhảy, nhưng bé lại không có hứng thú, dễ trở thành một gánh nặng thay vì một trải nghiệm tích cực. Trẻ có thể cảm thấy căng thẳng và bị ép buộc, làm giảm đi sự vui vẻ.
Hơn nữa, trẻ khó kiên trì theo học những lớp mà mình không thích. Khi không thấy hứng thú, trẻ sẽ phản kháng và thậm chí từ chối đến lớp.
Dễ dẫn đến việc bố mẹ lãng phí tiền bạc, con cái lãng phí thời gian. Khi trẻ tham gia vào những lớp học không có đam mê, việc học sẽ trở nên nhàm chán, không phát triển được kỹ năng hay kiến thức cần thiết.
Lớp học có chất lượng giảng dạy trung bình và phương pháp không phù hợp
Nhiều lớp học được mở ra quy mô lớn, nhưng chất lượng giảng dạy kém. Trong bối cảnh hiện nay, việc các trung tâm giáo dục, đặc biệt là các lớp học sở thích, mọc lên như nấm sau mưa là điều không khó hiểu. Tuy nhiên, không phải tất cả những lớp học này đều mang lại giá trị thực sự cho học sinh.
Ví dụ, chất lượng giảng dạy của lớp vẽ kém. Giáo viên không thể đưa ra hướng dẫn và phản hồi hiệu quả, khiến trẻ không thể thành thạo các kỹ thuật vẽ chính xác. Hệ quả là trẻ mất đi cơ hội phát triển kỹ năng, có thể cảm thấy chán nản khi tham gia vào một hoạt động mà bản thân không thấy được sự tiến bộ.
Một trong những vấn đề chính là các lớp học thường tập trung vào số lượng học sinh, nhưng chưa chú trọng đến chất lượng giảng dạy. Các giáo viên trong những lớp học đông đúc thường gặp khó khăn trong việc theo dõi sự tiến bộ của từng học sinh, dẫn đến việc không thể cung cấp phản hồi kịp thời và chính xác.
Hơn nữa, trong thời đại công nghệ, phương pháp giảng dạy của các lớp sở thích cần được cập nhật và cải tiến liên tục để phù hợp với nhu cầu và xu hướng mới. Những lớp học vẫn giữ nguyên cách thức giảng dạy truyền thống, có sự đổi mới sẽ nhanh chóng trở nên lạc hậu. Việc áp dụng công nghệ vào giảng dạy, sử dụng các công cụ và phần mềm hỗ trợ học tập hiện đại có thể giúp trẻ dễ dàng tiếp thu kiến thức, phát triển kỹ năng sáng tạo và hiệu quả hơn.
Các lớp học sở thích thiếu cơ hội thực hành và ứng dụng
Nếu trẻ tham gia lớp học mà giáo viên chỉ giảng giải thuần túy mang tính lý thuyết, không có cơ hội thực hành, áp dụng, thì trẻ sẽ không thể chuyển rèn luyện khả năng thực hành. Điều này làm giảm hiệu quả học tập, trở ngại lớn trong việc phát triển kỹ năng.
Ví dụ, nếu trẻ đang học lớp vẽ tranh, giáo viên dành phần lớn thời gian để giải thích lý thuyết và kỹ thuật vẽ mà hiếm khi sắp xếp việc phác họa ngoài trời hoặc thực hành sáng tạo, trẻ sẽ không có cơ hội để áp dụng những gì mình đã học.
Trẻ chỉ sao chép theo yêu cầu của giáo viên trong lớp và không được tự do thể hiện. Từ đó làm hạn chế khả năng sáng tạo, trẻ cảm thấy như đang học một môn học khô khan, thiếu sức sống.
Vì vậy, vố mẹ nên cân nhắc kỹ trước khi cho con tham gia lớp học ngoại khóa, nhằm tránh lãng phí tiền bạc, hạn chế sự phát triển của trẻ. Việc đầu tư vào những lớp học không mang lại giá trị thực sự làm giảm đi cơ hội để phát huy tài năng.
Bố mẹ không nên chạy theo trào lưu tham gia các lớp học sở thích, tốt hơn dựa trên độ tuổi, sở thích và năng khiếu của trẻ. Mỗi đứa trẻ là một cá thể độc đáo với những sở thích và khả năng riêng. Việc so sánh con mình với những đứa trẻ khác có thể dẫn đến áp lực không cần thiết, làm giảm sự tự tin.
Ngoài ra, bố mẹ cũng nên tham gia vào quá trình chọn lựa lớp học cho trẻ. Việc tìm hiểu về chương trình giảng dạy, hỏi ý kiến từ những phụ huynh khác, hoặc tham gia vào một buổi học thử nhằm cái nhìn rõ hơn về chất lượng giảng dạy của lớp học.
Bố mẹ cần chú ý đến cách thức giảng dạy của giáo viên, xem liệu có tạo ra môi trường khuyến khích sự sáng tạo và thực hành cho trẻ hay không.