Trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu, chạm vào bộ phận nhạy cảm có thể dễ dàng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Trong hành trình phát triển của trẻ, việc chạm vào và tiếp xúc thể rất quan trọng. Những cái chạm nhẹ nhàng, âu yếm mang lại cảm giác an toàn, thúc đẩy phát triển tâm lý và cảm xúc của trẻ.
Tuy nhiên, việc chạm vào trẻ sơ sinh là vấn đề nhạy cảm, cần thận trọng. Các chuyên gia cảnh báo có 3 bộ phận trên cơ thể trẻ sơ sinh mẹ nên chú ý khi chạm, tránh ảnh hưởng đến quá trình phát triển hay sức khỏe của con.
Thóp của bé
Có một vùng mềm trong giống hình kim cương ở gần phía trước đầu của trẻ, được gọi là thóp trước. Khi trẻ đạp mạnh hoặc khóc, vùng này sẽ hơi phồng lên, biểu hiện rõ ràng cho thấy sự hoạt động và phát triển của não bộ. Thóp trước đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của trẻ sơ sinh, vì cho phép não bộ có không gian để phát triển và mở rộng trong những tháng đầu đời.
Thời gian đóng trung bình của thóp trước là khoảng 18 tháng, nhưng khoảng thời gian này có thể dao động từ 12 đến 24 tháng. Bởi bộ phận này tương đối nhạy cảm và có liên quan chặt chẽ đến sự phát triển trí não. Trong giai đoạn này, não bộ đang phát triển rất nhanh chóng, thóp trước đóng vai trò như "cửa sổ" giúp não được mở rộng mà không bị hạn chế bởi hộp sọ.
Vì vậy, hãy chạm vào thóp trước càng ít càng tốt. Khi làm sạch da đầu ở thóp, mẹ cần thận trọng và không ấn hoặc chạm vào nó bằng vật cứng hoặc nóng, vì dễ gây tổn thương cho vùng nhạy cảm này.
Thóp của bé.
Ngoài ra, gàu thường xuất hiện ở thóp, điều này là hoàn toàn bình thường, mẹ không nên cố gắng làm sạch một cách quá mức. Những vết gàu này thường sẽ rụng tự nhiên khi bạn tắm hoặc gội đầu cho trẻ, không cần thiết phải can thiệp quá nhiều.
Nói chung, mẹ nên hạn chế dùng tay chạm vào. Nếu thấy cần thiết, có thể sử dụng một miếng vải mềm ẩm để nhẹ nhàng lau sạch khu vực xung quanh mà không tác động trực tiếp lên thóp.
Rốn của bé
Giống như thóp, rốn cũng là một bộ phận nhạy cảm. Như chúng ta đã biết, dây rốn có nhiệm vụ vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy từ mẹ đến thai nhi trong bụng mẹ, đồng thời giúp loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể của thai nhi. Sau khi sinh, dây rốn sẽ được cắt bỏ, để lại một phần nhỏ gắn liền với cơ thể trẻ. Trong trường hợp bình thường, phần dây rốn còn lại sẽ khô dần và tự rụng trong khoảng thời gian từ 5 đến 15 ngày.
Mặc dù lớp vảy ở rốn đã bong ra, nhưng bề mặt da ở khu vực này vẫn còn tương đối mỏng manh và nhạy cảm. Do đó, việc chăm sóc và giữ gìn vệ sinh cho rốn rất quan trọng để tránh nhiễm trùng, hoặc các vấn đề khác có thể phát sinh. Nếu có bụi bẩn hoặc chất nhờn đọng lại trên rốn, mẹ nên dùng tăm bông nhúng vào nước sạch hoặc nước muối sinh lý, rồi lau nhẹ nhàng quanh khu vực này.
Rốn của bé.
Tuyệt đối không dùng tay chọc vào hoặc nặn rốn, vì có thể gây ra tổn thương, dẫn đến nhiễm trùng. Việc nặn hoặc chà xát quá mạnh có thể làm tổn hại đến lớp da còn non yếu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, dẫn đến các biến chứng không mong muốn. Nếu trẻ thấy khu vực quanh rốn có dấu hiệu sưng tấy, đỏ hoặc có mùi hôi, hãy nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Ngoài ra, để bảo vệ rốn của bé, mẹ nên giữ cho khu vực này luôn khô ráo và thoáng mát. Tránh mặc cho bé những loại quần áo chật chội hoặc có chất liệu gây kích ứng da. Thay vào đó, hãy chọn những bộ đồ mềm mại, thoáng khí để tạo cảm giác thoải mái.
Khuôn mặt em bé
Nhiều người sẽ muốn véo vào khuôn mặt mũm mĩm của trẻ, thường diễn ra trong những khoảnh khắc đáng yêu, dễ thương. Tuy nhiên, nếu mẹ gặp phải tình huống này, cần phải ngăn chặn kịp thời! Việc véo vào mặt trẻ vô tư tiềm ẩn nhiều nguy cơ không tốt cho sức khỏe.
Thường xuyên véo vào mặt trẻ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tuyến mang tai, một tuyến quan trọng trong hệ thống tiết nước bọt. Khi bị kích thích liên tục, tuyến mang tai có thể hoạt động quá mức, dẫn đến tình trạng tăng tiết nước bọt không cần thiết. Dễ gây khó chịu cho trẻ, hoặc các đề về tiêu hóa.
Hơn nữa, trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu, chạm vào mặt trẻ có thể dễ dàng truyền vi khuẩn từ tay người lớn vào cơ thể trẻ.
Khuôn mặt em bé.
Khi trẻ ở trong "giai đoạn miệng", thường có xu hướng lè lưỡi và liếm ngón tay khi có người đưa tay ra. Hành động này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa, khi vi khuẩn từ tay người lớn xâm nhập vào miệng. Người lớn có câu “bệnh từ miệng”, và điều này càng trở nên quan trọng hơn khi nói đến sức khỏe của trẻ sơ sinh.
Ngoài ra, việc véo vào mặt trẻ cũng có thể ảnh hưởng đến tâm lý và cảm xúc. Khi trẻ cảm thấy bị chạm vào không thoải mái, có thể trở nên nhút nhát và không tự tin. Thay vì tạo ra những kỷ niệm vui vẻ, hành động này dễ để lại ấn tượng tiêu cực trong tâm trí, khiến trẻ cảm thấy không an toàn trong môi trường xung quanh.