Có 2 cách nói "Không" với trẻ trước 6 tuổi đầy hiệu quả, không còn mệt mỏi vì con tiếp tục ăn vạ

Thi Thi - Ngày 27/01/2024 11:38 AM (GMT+7)

Chuyên gia gợi ý 2 cách nói "Không" với con hợp lý, trẻ sẽ ngoan nghe lời hơn.

Một người mẹ kể rằng, có lần chị đưa cậu con trai 4 tuổi đến công viên chơi, nhưng cậu bé lại khóc lóc đòi chơi game trên điện thoại di động. Lúc này, chị trả lời một cách nghiêm túc, "Con đã chơi điện thoại hơn một giờ ở nhà rồi, chơi game hoài không tốt cho mắt". Sau khi nghe những lời người mẹ nói, cậu bé càng khóc to hơn và thậm chí còn lăn lộn trên mặt đất.

Có rất nhiều người đang xem, nên người mẹ không còn cách nào khác đành phải vừa tức giận vừa chịu thỏa hiệp cho con chơi điện thoại. Cậu bé vui vẻ nhấc máy và chơi những trò chơi yêu thích như thể xung quanh không có ai.

Thực tế, nhiều trẻ biết rằng mình có thể đạt được mục tiêu chỉ bằng cách khóc. Lúc này, nếu bố mẹ không kiên định sẽ vô tình tạo ra hệ lụy xấu.

Đứa trẻ nào cũng cần sự chăm sóc và yêu thương của bố mẹ. Nhưng bản chất của tình yêu không chỉ là được chiều chuộng. Sự nuông chiều của bố mẹ chỉ mang lại cho con niềm hạnh phúc tạm thời, sau đó vô tình khiến trẻ trở nên ương ngạnh, bướng bỉnh hơn. 

Nhiều trẻ biết rằng mình có thể đạt được mục tiêu chỉ bằng cách khóc.

Nhiều trẻ biết rằng mình có thể đạt được mục tiêu chỉ bằng cách khóc. 

Zhang Yalian, giám đốc Trung tâm Giáo dục và Phát triển Trẻ em (Trung Quốc) cho biết, nếu trẻ đang trong giai đoạn quan trọng trong việc xây dựng tính cách, nhưng không biết bộc lộ cảm xúc đúng cách, thường xuyên tức giận, đòi hỏi vô lý... là những dấu hiệu phát triển nhân cách không lành mạnh.

Theo giáo sư tâm lý Li Meijin, bố mẹ nên học cách nói "không" trước khi trẻ được 6 tuổi, nếu không trẻ sẽ khó trưởng thành lành mạnh. Đồng thời, hãy dạy trẻ rằng sự từ chối là trạng thái bình thường của cuộc sống.

Có thể lúc đầu bố mẹ nói "không" trẻ sẽ phản ứng bằng cách khóc lóc và hành động bạo lực. Nhưng về sau, trẻ dần hiểu ra không phải mọi thứ đều diễn ra theo ý mình muốn. Khi trẻ trải nghiệm nhiều cảm giác khác nhau ngay từ khi còn nhỏ, sẽ hiểu được ý nghĩa của tức giận, thất vọng và bất lực. Trải qua quá trình này sẽ có lợi hơn cho việc nuôi dưỡng tính cách.

Giáo dục về sự thất vọng của trẻ nên được dạy càng sớm càng tốt để con có thể chấp nhận những thất bại, chịu đựng và kiểm soát bản thân. Tiền đề của tất cả những điều này là bố mẹ phải nói "không" với những yêu cầu vô lý của con. Tuy nhiên, bố mẹ cũng phải hướng dẫn một cách đúng đắn, và chuyên gia gợi ý 2 cách sau đây.

Có 2 cách nói amp;#34;Khôngamp;#34; với trẻ trước 6 tuổi đầy hiệu quả, không còn mệt mỏi vì con tiếp tục ăn vạ - 2

Giao tiếp hiệu quả với trẻ

Việc trẻ khóc khi không có được đồ chơi mình muốn là một tình huống phổ biến và bình thường. Bố mẹ không nên khiển trách hay đánh mắng con trong tình huống này, vì điều này sẽ tạo ra căng thẳng và không giúp cho con hiểu được cách giải quyết vấn đề. Thay vào đó, bố mẹ có thể chọn cách tỉnh táo và giải thích tốt để đối phó với tình huống.

Một cách hiệu quả là bố mẹ có thể lựa chọn cách ra đi một lát. Bố mẹ có thể nói với con rằng yêu cầu của trẻ là không hợp lý và mẹ sẽ không thỏa mãn yêu cầu đó. Dù trẻ khóc lóc thế nào, cũng không đạt được mục đích. Điều này giúp trẻ hiểu rằng việc khóc lóc không phải lúc nào cũng đem lại kết quả mình mong muốn. Đồng thời, giúp trẻ học cách tự kiềm chế và chấp nhận những giới hạn và quyết định của người lớn.

Bố mẹ nên giúp trẻ ổn định cảm xúc, sau đó giao tiếp nhẹ nhàng.

Bố mẹ nên giúp trẻ ổn định cảm xúc, sau đó giao tiếp nhẹ nhàng.

Khi tâm trạng trẻ đã ổn định, bố mẹ có thể tiếp cận và giao tiếp với con một cách tích cực. Hãy nhìn vào mắt và cho trẻ biết rằng, bố mẹ hiểu con đang buồn, sau đó ôm, vỗ lưng và cùng nhau tìm cách giải quyết vấn đề một cách hợp tác. 

Một lời khuyên quan trọng là bố mẹ không nên dao động. Thái độ của bố mẹ phải nhẹ nhàng nhưng cương quyết. Điều này đảm bảo rằng con không sẽ dùng việc khóc lóc và tạo ra sự đe dọa để ép buộc bố mẹ làm theo ý muốn của mình. Việc giữ vững nguyên tắc và giúp con hiểu rằng không phải mọi yêu cầu đều được đáp ứng, và trẻ phải phát triển sự tự chủ, kiên nhẫn trong việc đối mặt với khó khăn.

Có 2 cách nói amp;#34;Khôngamp;#34; với trẻ trước 6 tuổi đầy hiệu quả, không còn mệt mỏi vì con tiếp tục ăn vạ - 4

Khi bố mẹ nói "Không", hãy kiên nhẫn giải thích với con 

Bố mẹ nên kiên nhẫn nói với trẻ lý do từ chối yêu cầu. Trẻ tuy còn nhỏ nhưng cũng cần được tôn trọng và thấu hiểu... Nếu bố mẹ nói "không" mà không giải thích thì thái độ cứng rắn này sẽ khiến trẻ có tâm lý nổi loạn.

Ví dụ, khi trẻ luôn muốn chơi game trên di động và bố mẹ quyết định từ chối, trẻ có thể cảm thấy khó hiểu và tự hỏi tại sao lại như vậy. Trong tình huống này, bố mẹ có thể kiên nhẫn giải thích cho trẻ hiểu rằng chơi game quá nhiều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động học tập. Bố mẹ có thể đưa ra những gợi ý cụ thể, ví dụ như mỗi ngày con sẽ được chơi game trong khoảng thời gian giới hạn, ví dụ 30 phút.

Bố mẹ nên kiên nhẫn nói với trẻ lý do từ chối yêu cầu.

Bố mẹ nên kiên nhẫn nói với trẻ lý do từ chối yêu cầu.

Nếu trẻ vi phạm quy định và chơi game quá thời gian cho phép, bố mẹ có thể thiết lập hậu quả hợp lý. Ví dụ, có thể thông báo rằng nếu trẻ tiếp tục vi phạm quy định, sẽ không được chơi game vào ngày mai hoặc cuối tuần. Bằng cách này, trẻ sẽ hiểu rõ rằng những gì bố mẹ nói đều có lý do và có tính công bằng, dần chấp nhận và tuân thủ quy định.

Trong quá trình giao tiếp và giải quyết vấn đề này, bố mẹ cần lưu ý giữ thái độ nhẹ nhàng và yêu thương, hãy lắng nghe, giải thích câu hỏi, ý kiến và cảm xúc của trẻ.

Bên cạnh đó, bố mẹ cũng có thể khuyến khích trẻ thể hiện sự tưởng tượng, sáng tạo bằng cách đề xuất các hoạt động thay thế thú vị, như chơi ngoài trời, vẽ tranh hay đọc sách. Điều này giúp trẻ hiểu rằng có nhiều cách để thỏa mãn niềm vui, khám phá thế giới xung quanh mà không cần dựa vào việc chơi game.

Trẻ trước 6 tuổi có thói quen này, là tật xấu trong mắt mẹ nhưng sở hữu IQ vô cực
Theo nhiều nghiên cứu, trẻ nhỏ có những hành động này trước 6 tuổi, cho thấy não bộ phát triển tốt, có triển vọng trong tương lai.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con 3-5 tuổi