Trẻ trước 6 tuổi có thói quen này, là tật xấu trong mắt mẹ nhưng sở hữu "IQ vô cực"

Hạ Mây - Ngày 09/11/2021 18:06 PM (GMT+7)

Theo nhiều nghiên cứu, trẻ nhỏ có những hành động này trước 6 tuổi, cho thấy não bộ phát triển tốt, có triển vọng trong tương lai.

Trẻ nhỏ từ 3 tuổi nhận thức đã phát triển tốt, khả năng nhìn nhận về thế giới quan rõ ràng hơn. Đồng thời, trẻ có thể giao tiếp thành thục, vốn từ phong phú, nói gì hiểu đấy. Tuy nhiên, trong giai đoạn này nhiều bậc cha mẹ cũng rất lo lắng  trong việc uốn nắn thái độ, hành vi của con.

Hầu hết những người làm cha mẹ đều không thích trẻ có một số hành vi như xé giấy, nói nhiều, luôn tò mò... và cho rằng đó là tật xấu mà trẻ cần phải sửa đổi.

Trên thực tế, những hành vi tưởng chừng như không tốt này là biểu hiện của một đứa trẻ thông minh. Chính vì vậy, cha mẹ không nên chỉ trích và ngăn cản trẻ, thay vào đó cần có định hướng đúng đắn, để con phát triển IQ và các kỹ năng thuận lợi hơn. 

Theo nhiều nghiên cứu, trẻ nhỏ có những hành động này trước 6 tuổi, cho thấy não bộ phát triển tốt, có triển vọng trong tương lai.

Trẻ trước 6 tuổi có thói quen này, là tật xấu trong mắt mẹ nhưng sở hữu amp;#34;IQ vô cựcamp;#34; - 2

Thích xé giấy

Trẻ thường rất thích xé giấy và sẽ bắt đầu hoạt động này khi được 6-7 tháng tuổi. Hầu như không có cha mẹ nào thích con làm việc này bởi mất thời gian dọn dẹp sau đó. 

Đặc biệt trẻ ở giai đoạn này không chỉ thích tự mình xé giấy mà còn thích nhìn người lớn xé giấy. Khi đứa trẻ nhận thấy rằng hình dạng của tờ giấy có thể thay đổi bằng cử động của bàn tay nhỏ của mình và có thể tạo ra âm thanh, trẻ sẽ cảm thấy đặc biệt vui vẻ và hạnh phúc. Trong quá trình xé giấy, trẻ có thể trải nghiệm sự mới lạ và cảm giác tốt khi hoàn thành việc điều khiển chuyển động tay của mình.

Đồng thời, trò chơi tưởng vô ích này lại giúp trẻ cử động tốt đôi tay, rèn luyện sự tập trung. Hơn nữa, đây còn là trò tiêu khiển mang đến niềm vui cho bé. Khi trẻ cử động tay theo các hướng khác nhau, tờ giấy sẽ bị xé thành những hình thù khác biệt.

Có một điều khá thú vị mà cha mẹ không biết là bàn tay được xem là bộ não thứ hai của trẻ. Trẻ vận động đôi tay cũng đồng nghĩa với việc trẻ đang tư duy, suy nghĩ. Đây là một vận động tinh cần huy động sự phối hợp nhịp nhàng giữa tay, mắt, não của trẻ để giúp trẻ phát triển trí tuệ.

Vì thế, cha mẹ không nên ngăn cản trẻ chơi trò chơi này. Điều duy nhất cần lưu ý là nhiều trẻ nhỏ sẽ cho giấy vào miệng, và một số loại giấy có cạnh sắc, do đó nên cung cấp cho trẻ giấy mềm, sạch.

Trẻ vận động đôi tay cũng đồng nghĩa với việc trẻ đang tư duy, suy nghĩ. Đây là một vận động tinh cần huy động sự phối hợp nhịp nhàng giữa tay, mắt, não của trẻ để giúp trẻ phát triển trí tuệ.

Trẻ vận động đôi tay cũng đồng nghĩa với việc trẻ đang tư duy, suy nghĩ. Đây là một vận động tinh cần huy động sự phối hợp nhịp nhàng giữa tay, mắt, não của trẻ để giúp trẻ phát triển trí tuệ.

Trẻ trước 6 tuổi có thói quen này, là tật xấu trong mắt mẹ nhưng sở hữu amp;#34;IQ vô cựcamp;#34; - 4

Thích nói dối

Nhiều bậc cha mẹ cảm thấy rất phức tạp khi lần đầu tiên phát hiện con mình nói dối. Tuy nhiên, các chuyên gia của Viện nghiên cứu trẻ em từ Đại học Toronto đã thực hiện một cuộc khảo sát trên 1.200 đứa trẻ ở độ tuổi khác nhau về khả năng nói chuyện của các bé.

Nghiên cứu cho thấy:

- Khoảng 30% trẻ 2 tuổi nói dối.

- Khoảng 50% trẻ 3 tuổi nói dối.

- Khoảng 80% trẻ 4 tuổi nói dối.

- Trong số trẻ 7 tuổi, 100% nói dối.

Và điều đặc biệt, kết quả nghiên cứu cho thấy những bé biết nói dối sớm sẽ thông minh hơn những bé khác.

Trong khi đó, giáo sư Li Kang, một nhà tâm lý học về phát triển trẻ em, tin rằng: Những đứa trẻ nói dối có khả năng nhận thức tốt hơn những đứa trẻ không nói dối. Vì nói dối thường đòi hỏi khả năng đọc và kiểm soát tâm trí.

Vì vậy, khi trẻ nói dối có nghĩa là ý thức về bản thân của trẻ đã được nảy mầm và tư duy trí não đang phát triển. Đây là một tiến bộ lớn trong quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ em.

Cha mẹ đừng quá lo lắng khi phát hiện bé biết nói dối, đây là quá trình phát triển tâm sinh lý bình thường của trẻ. Các nhà nghiên cứu cho biết, việc trẻ nói dối chứng tỏ tư duy nhạy bén, khả năng xâu chuỗi câu chuyện theo hướng có lợi cho mình của đứa trẻ đó, những trẻ này thường có chỉ số IQ cao.

Tuy nhiên, cha mẹ cần hướng trẻ tới những điều đúng đắn, không nên để con nói dối quá nhiều, dễ khiến trẻ có tư duy lệch lạc.

Khi trẻ nói dối có nghĩa là ý thức về bản thân của trẻ đã được nảy mầm và tư duy trí não đang phát triển. Đây là một tiến bộ lớn trong quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ em.

Khi trẻ nói dối có nghĩa là ý thức về bản thân của trẻ đã được nảy mầm và tư duy trí não đang phát triển. Đây là một tiến bộ lớn trong quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ em.

Trẻ trước 6 tuổi có thói quen này, là tật xấu trong mắt mẹ nhưng sở hữu amp;#34;IQ vô cựcamp;#34; - 6

Trẻ hay cãi lời

Một số bậc cha mẹ đặc biệt không thích việc con cái cãi lời. Trên thực tế, việc một đứa trẻ nói lại là một điều tốt.

Sau 2 tuổi, trẻ đã dần dần nhận thức được nhiều thứ và bắt đầu có ý kiến riêng của mình. Đối với những thứ mà trẻ không thích, trẻ sẽ cãi lại hoặc không nghe lời, điều này khiến cha mẹ rất tức giận trong nhiều trường hợp.

Tuy nhiên, những đứa trẻ như vậy có xu hướng tư duy tích cực hơn và khả năng ngôn ngữ tốt hơn, và trẻ sẽ tự lập và độc lập hơn khi lớn lên.

Hơn nữa, trẻ đang ở giai đoạn phát triển khả năng ngôn ngữ rất quan trọng. Bằng cách cãi lại người lớn, trẻ đã có thể rèn luyện khả năng ngôn ngữ và khả năng tư duy logic, ngày càng thông minh hơn.

Là cha mẹ, đừng quá lo lắng nếu trẻ cãi lời và tìm ra lý do cho việc cãi lời đó. Cha mẹ nên khuyến khích trẻ nói ra suy nghĩ của mình và thể hiện cá tính riêng.

Trong một số trường hợp, cha mẹ không nhất thiết phải nói "không" với tất cả mọi thứ mà trẻ bộc lộ, tùy theo từng hoàn cảnh mà có những cách giải quyết phù hợp nhất. Cha mẹ có thể sử dụng truyện tranh minh họa để hướng dẫn cho trẻ hiểu.

Là cha mẹ, đừng quá lo lắng nếu trẻ cãi lời và tìm ra lý do cho việc cãi lời đó. Cha mẹ nên khuyến khích trẻ nói ra suy nghĩ của mình và thể hiện cá tính riêng.

Là cha mẹ, đừng quá lo lắng nếu trẻ cãi lời và tìm ra lý do cho việc cãi lời đó. Cha mẹ nên khuyến khích trẻ nói ra suy nghĩ của mình và thể hiện cá tính riêng.

Trẻ trước 6 tuổi có thói quen này, là tật xấu trong mắt mẹ nhưng sở hữu amp;#34;IQ vô cựcamp;#34; - 8

Trẻ nói nhiều 

Sau 3 tuổi, trẻ bắt đầu đi nhà trẻ và trở nên tò mò về những thứ xung quanh, mỗi ngày có thể hỏi đến 100.000 vì sao.

Thậm chí, nhiều đứa trẻ bẩm sinh đã thích "hóng" chuyện, nói không ngừng khiến các bậc cha đau đầu nhức óc, đến nỗi phải gắt lên và cấm trẻ không được mở miệng. Tuy nhiên, phương pháp giáo dục không được chuyên gia khuyến khích, vì có thể kìm hãm khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ.

Tạp chí Khoa học Thần kinh của Mỹ đã công bố một kết quả nghiên cứu, những đứa trẻ còn nhỏ, thường xuyên trò chuyện với người lớn có thể tăng cường kết nối các vùng ngôn ngữ của não bộ, cải thiện kỹ năng ngôn ngữ, nâng cao kỹ năng xã hội, những đứa trẻ như vậy thường thông minh hơn.

Khả năng ngôn ngữ của trẻ không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là biểu hiện của trí thông minh cá nhân, có liên quan mật thiết đến nhận thức, tương tác xã hội và cảm xúc.

Viện Công nghệ Massachusetts, Đại học Harvard và Đại học Pennsylvania đã tiến hành khảo sát hơn 40 trẻ từ 4 đến 6 tuổi ở Boston, kết quả cho thấy chìa khóa cho sự phát triển trí não của trẻ không phải là vốn từ vựng, mà là sự giao tiếp giữa cha mẹ với trẻ.

Trẻ càng nói chuyện nhiều với cha mẹ thì vùng ngôn ngữ trong não của trẻ càng hoạt động tích cực. Vì vậy, trước khi trẻ được 3 tuổi, cha mẹ nên nắm bắt thời kỳ vàng phát triển ngôn ngữ của trẻ, tích cực trò chuyện với trẻ bằng ngôn ngữ phong phú và phản ứng tích cực với ngôn ngữ và hành vi của trẻ.

Khi trẻ đã có khả năng hùng biện, tốt nhất không nên ngắt lời trẻ. Trong cuộc sống hàng ngày, cha mẹ có thể hỏi trẻ những câu hỏi gợi mở để khơi gợi trẻ suy nghĩ độc lập.

Sự lớn lên của mỗi trẻ là không giống nhau, mỗi đứa trẻ đều có khí chất riêng biệt, mấu chốt nằm ở sự hướng dẫn và truyền cảm hứng của cha mẹ.

Trẻ càng nói chuyện nhiều với cha mẹ thì vùng ngôn ngữ trong não của trẻ càng hoạt động tích cực.

Trẻ càng nói chuyện nhiều với cha mẹ thì vùng ngôn ngữ trong não của trẻ càng hoạt động tích cực.

6 loại đồ ăn vặt bác sĩ đưa vào danh sách đen nhưng mẹ vẫn cho con ăn hàng ngày
Những loại đồ ăn vặt dưới đây đã được bác sĩ cho vào danh sách đen, mẹ nên hạn chế cho con ăn.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Hạ Mây Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con thông minh