Các chuyên gia nhắc nhở, khi trẻ đã lên 6 tuổi nếu cha mẹ vẫn cho con ngủ cùng, có thể sẽ tạo ra một số tác động ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất và tâm lý ở trẻ.
Theo quan niệm của nhiều người khi cho trẻ ngủ chung với ba mẹ sẽ vừa thuận tiện cho việc chăm sóc trẻ, vừa gắn kết tình cảm gia đình. Nhưng hiện nay có rất nhiều bậc phụ huynh quan điểm ngược lại. Việc cho bé ngủ riêng từ sớm sẽ giúp bé hình thành tính tự lập từ nhỏ, đồng thời cũng hạn chế các rủi ro cho bé khi ngủ chung với cha mẹ.
Chị Lưu hiện cùng gia đình sinh sống tại Trung Quốc, chị có một cậu con trai 7 tuổi, mặc dù đã bước vào tiểu học nhưng cậu bé vẫn đang ngủ cùng cha mẹ, khi cậu bé lên 4 tuổi chồng chị Lưu muốn cho con ngủ riêng nhưng chị Lưu không đồng ý, vì chị lo lắng cậu bé không ngủ yên giấc, thiếu vắng tình thương của cha mẹ.
Cho đến thời gian gần đây, khi cậu bé đã bước vào lớp 1, chồng chị Lưu cho rằng phải có biện pháp mạnh hơn để tập cho con ngủ riêng, anh bắt đầu trang trí phòng bắt mắt, chuẩn bị cho cậu bé những món đồ yêu thích và dạy con những kỹ năng bảo vệ, chăm sóc bản thân khi không ngủ bên cạnh cha mẹ. Sau một thời gian, cậu bé đã có thể ngủ một mình, không còn ăn vạ hay phụ thuộc vào cha mẹ.
Nhiều bậc cha mẹ mong rằng có thể dành nhiều thời gian hơn cho con cái, vì vậy, ngay cả khi con ngủ vào ban đêm, cha mẹ vẫn cho con ngủ chung. Tuy nhiên, các chuyên gia nhắc nhở, khi trẻ đã lên 6 tuổi nếu cha mẹ vẫn cho con ngủ cùng, có thể sẽ tạo ra một số tác động ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất và tâm lý ở trẻ.
Dưới đây là những ảnh hưởng phổ biến mà các chuyên gia đã liệt kệ, cha mẹ nên tham khảo để có phương pháp giáo dục con phù hợp hơn.
Thể chất của trẻ trở nên yếu hơn
Nếu cha mẹ thường chọn cho con ngủ chung giường, thể chất của trẻ có thể trở nên yếu hơn, hệ miễn dịch kém hơn, trẻ còn mắc các bệnh nhiễm khuẩn khác nhau.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do cha mẹ trong quá trình làm việc dễ tiếp xúc với đủ loại vi khuẩn. Nếu không cẩn thận, thì rất dễ dàng để truyền tất cả các vi khuẩn sang trẻ vào ban đêm, và cuối cùng trẻ sẽ dễ mắc bệnh.
Một số trường hợp cha mẹ hút thuốc lá, uống rượu, sử dụng thuốc điều trị bệnh hoặc dùng chất kích thích… Trong những trường hợp này, cha mẹ thường bị suy giảm nhận thức và ý thức nên không đủ tỉnh táo để chú ý tới con.
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với thể chất và quá trình phát triển của trẻ.
Có thể khiến trẻ dậy thì sớm
Trẻ nhỏ vốn rất tò mò với những điều mình chưa biết nên việc ghi nhớ những điều lạ được chứng kiến là điều bình thường. Tuy nhiên khi trẻ thấy những hành động thân mật của cha mẹ, làm trẻ cực kỳ tò mò về giới tính, chuyện nam nữ.
Trên thực tế, về vấn đề này đã được nhiều chuyên gia tâm lý đã nhắc nhở, nếu cha mẹ thường xuyên ngủ cùng con, thì rất có thể vấn đề là trẻ sẽ bị dậy thì sớm. Trẻ sẽ cố gắng tìm hiểu, khi chưa được giáo dục giới tính, trẻ có thể sẽ có những suy nghĩ, hành vi lệch lạc, nghiện xem nội dung nhạy cảm.
Mặc dù khi ngủ cùng cha mẹ sẽ mang lại cảm giác an toàn nhất định cho trẻ nhưng đối với những trẻ lớn hơn một chút thì chắc chắn sẽ có phản ứng sinh lý, điều này hoàn toàn không giúp ích gì cho quá trình trưởng thành của trẻ. Vậy nên, khi đến một độ tuổi nhất định, cha mẹ nên cho con ngủ riêng.
Trên thực tế, về vấn đề này đã được nhiều chuyên gia tâm lý đã nhắc nhở, nếu cha mẹ thường xuyên ngủ cùng con, thì rất có thể vấn đề là trẻ sẽ bị dậy thì sớm.
Trẻ sinh tâm lý ỷ lại
Một vấn đề quan trọng khác cũng có thể thấy rõ hơn, đó là nếu trẻ thường xuyên ngủ với cha mẹ trước 6 tuổi, trẻ sẽ nảy sinh tâm lý ỷ lại.
Bởi vì chúng chắc chắn sẽ dựa vào cha mẹ trong quá trình hòa thuận với cha mẹ, vì vậy chúng sẽ tiếp tục tuân theo sự sắp đặt của cha mẹ trong cuộc sống, và cách tiếp cận này là dễ thực hiện nhất. Một vấn đề được đặt ra là tính độc lập của trẻ sẽ trở nên rất kém sau khi chúng đến tuổi trưởng thành.
Điều này càng khiến trẻ xấu hổ, suy cho cùng, một khi trẻ có vấn đề về tâm lý, thì chúng không có cách nào để tự lập, điều này sẽ chỉ khiến tình hình sau này của chúng trở nên tồi tệ hơn.
Các chuyên gia khuyến cáo cha mẹ nên tập cho trẻ ngủ riêng, đặc biệt khi con đã lên 6 tuổi.
Vậy cha mẹ nên làm gì để tập cho con ngủ riêng hiệu quả?
Khi đến một độ tuổi nhất định, việc cho trẻ ngủ riêng là điều cần thiết, cha mẹ có thể áp dụng một số phương pháp sau:
Chuẩn bị tâm lý cho trẻ
Trước khi cho trẻ ngủ riêng, cha mẹ nên chuẩn bị tâm lý và giáo dục trẻ rằng khi đến độ tuổi nhất định, việc trẻ ngủ riêng là điều cần thiết. Việc giải thích cho trẻ hiểu chế độ ngủ mới có thể đem lại hiệu quả tích cực.
Hãy theo dõi biểu đồ quan sát hành vi của trẻ và kiên trì theo dõi quá trình thực hành của trẻ, đảm bảo trẻ hiểu và thực hành đúng những quy định phải tuân theo. Muốn trẻ ngủ riêng hiệu quả, bậc cha mẹ cần cho trẻ thực hiện thói quen ngủ đã đặt ra.
Đối với các bé nhỏ, mẹ có thể tách giường trước khi chia phòng cho con.
Chuẩn bị phòng ngủ cho con
Một điều quan trọng là cha mẹ nên chuẩn bị không gian ngủ riêng cho con. Hãy để trẻ cùng lựa chọn và trang trí phòng riêng theo ý thích: sơn tường, treo ảnh bé hay đơn giản là trang trí những hình dán giường riêng ngộ nghĩnh... Điều này vừa giúp cho cha mẹ và bé gần gũi lại vừa làm bé thấy yêu thích căn phòng hơn.
Khi chuẩn bị phòng ngủ cho con, cha mẹ cũng nên chú ý tạo một môi trường thuận lợi cho giấc ngủ tránh để quá nhiều thiết bị điện tử. Nếu trẻ sợ bóng tối, hãy để một chiếc đèn ngủ nhỏ trong phòng, ánh sáng nhẹ nhàng sẽ khiến trẻ an tâm và ngủ ngon hơn.
Thấu hiểu nỗi sợ và nỗi lo lắng của con
Nỗi lo lắng của trẻ có thể là sự sợ cô đơn, âm thanh ồn ào, hoặc những cơn ác mộng. Hãy tìm hiểu kỹ điều con đang mắc phải là gì và dần trấn an trẻ rằng mọi chuyện đều sẽ ổn thôi.
Trong trường hợp con sợ những con quái vật, mẹ có thể lựa chọn một trong hai cách sau. Một số cha mẹ chọc cười con bằng cách tạo ra những câu thần chú xua đuổi con quái vật đó đi. Những gia đình khác lại giải thích cho con rằng không có con quái vật nào tồn tại cả. Nhắc nhở trẻ rằng, con đang ở nhà, và cha mẹ sẽ luôn bảo vệ con.
Trước khi cho trẻ ngủ riêng, cha mẹ nên chuẩn bị tâm lý và giáo dục trẻ rằng khi đến độ tuổi nhất định, việc trẻ ngủ riêng là điều cần thiết. Việc giải thích cho trẻ hiểu chế độ ngủ mới có thể đem lại hiệu quả tích cực.
Tạo thêm sự thoải mái và yêu thương
Nếu cố gắng giành thêm nhiều thời gian và ôm con vào lòng mỗi tối chắc chắn rằng trẻ sẽ muốn như vậy mãi suốt đêm.
Khi chuyển con vào phòng riêng, trước khi ngủ hoặc trong ngày, hãy cho con một khoảng thời gian để trẻ cảm nhận được tình yêu từ cha mẹ như ôm hoặc hôn.
Khen ngợi và động viên trẻ
Hãy khen ngợi hoặc động viên nếu trẻ tuân thủ thói quen ngủ riêng, nếu con không thực hiện tốt, hãy nhắc nhở nhẹ nhàng rằng, hôm nay là một ngày mới và con có thể cố gắng để trở thành một “đứa trẻ trưởng thành”.
Nếu mọi chuyện diễn ra suôn sẻ, hãy khen thưởng và thưởng cho con những hình dán, hoặc phần quà động viên.