Con đi ra ngoài được đúng nửa tháng, xài hết số tiền mang theo mà chưa thể kiếm được việc làm nên đành quay về nhà cầu cứu bố mẹ. Nhìn thấy bóng dáng con, chồng tôi nổi nóng và đuổi đi nhưng con quỳ sụp xuống chân bố mà cầu xin cho quay về.
Cùng bố mẹ sinh ra và nuôi dưỡng, chế độ như nhau nhưng tính cách của 2 đứa con gái trái ngược nhau hoàn toàn. Đứa em thì cẩn thận, chăm chỉ, thông minh và biết đối nhân xử thế. Còn đứa chị thì lười biếng, sống hời hợt, suốt ngày cầm điện thoại lướt web.
Sau khi học xong đại học, con em kiếm việc làm luôn và công việc ổn định, hàng tháng tôi không phải chu cấp, tháng nào con cũng để dư được vài triệu. Còn đứa chị tốt nghiệp 3 năm rồi mà chưa tìm được công việc vừa ý để làm.
Công ty lâu nhất con làm được 4 tháng, còn ngắn nhất được 1 tháng. Làm chỗ nào con cũng tìm được lý do để nghỉ như lương thấp, không tương xứng với nghề được đào tạo hay quá áp lực, bị đồng nghiệp chèn ép.
Khi không tìm được công việc như ý, con muốn học cao học để nâng cấp bản thân và sẽ dễ dàng kiếm được việc làm tốt. Vậy là vợ chồng tôi cố gắng sống chắt bóp để có tiền cho con tiếp tục con đường học.
Vậy mà học xong cao học, con cũng chẳng thể tìm được công việc nào. Không thể để con tiếp tục ăn bám bố mẹ, tôi khuyên con:
“Con nên đi làm công nhân, nếu như có năng lực thật sự thì sẽ được cất nhắc vào các vị trí quan trọng của công ty. Bố mẹ không thể bao bọc con mãi được. Hãy ra ngoài kiếm tiền đi”.
Đứa con chị lười biếng, sống hời hợt, suốt ngày cầm điện thoại lướt web. (Ảnh minh họa)
Đáp lại lời cầu khẩn của tôi là sự hờ hững nhởn nhơ của con:
“Làm công nhân vất vả, gò bó lắm, cả ngày chẳng nhìn thấy mặt trời đâu”.
Không thể thuyết phục con đi làm việc, tôi khuyên con nên tìm một chàng trai phù hợp lấy làm chồng. Nhưng tiêu chuẩn chọn chồng của con tôi hơi cao, bạn trai phải đẹp, có việc lương cao, biết chiều chuộng bạn gái và có nhà riêng.
Tôi bảo muốn tìm được người chồng tốt như thế phải nâng cấp bản thân, bản thân phải đạt được thành quả gì đó mới thu hút sự chú ý của đàn ông, đừng ngồi nhà mà mơ mộng hão huyền nữa.
Chồng tôi cho rằng:
“Con gái mình sở dĩ có kết quả như ngày hôm nay là do không có tính kiên trì và chăm chỉ. Sống hời hợt, dựa dẫm vào bố mẹ, không chịu thay đổi những tính xấu nên không thể làm trong môi trường tập thể. Vợ chồng mình không thể bao bọc con mãi được”.
Nói rồi chồng tôi quyết định đuổi con gái ra khỏi nhà, khi nào kiếm được công việc tốt rồi hãy về. Lúc đầu con hào hứng lắm, nói là lần này đi sẽ không bao giờ quay về nữa để cho bố mẹ mắng mỏ càm ràm cả ngày nữa.
Thời gian con đi ra khỏi nhà tôi lo lắng con bị người ta hại hay chịu khổ khi trong người chỉ có vài triệu. Thế nhưng chồng trách vợ, con ra nông nỗi như ngày hôm nay là do tôi quá bao bọc cưng chiều con, để con lúc nào cũng đầy đủ vật chất nên sống ỉ lại, không biết quý trọng sức lao động của bố mẹ.
Tôi bảo muốn tìm được người chồng tốt như thế phải nâng cấp bản thân. (Ảnh minh họa)
Tôi bảo tính nó thế, sao cứ có lỗi đổ lên đầu vợ, còn đứa con út ngoan ngoãn hiểu chuyện thì chẳng thấy chồng khen vợ chỉ nói là gia đình khéo dạy dỗ.
Con đi ra ngoài được đúng nửa tháng, xài hết số tiền mang theo mà chưa thể kiếm được việc làm nên đành quay về nhà cầu cứu bố mẹ. Nhìn thấy bóng dáng con, chồng tôi nổi nóng và đuổi đi nhưng con quỳ sụp xuống chân bố mà cầu xin cho quay về.
Còn hứa sẽ đi làm kiếm tiền, việc gì cũng làm, con sợ cuộc sống bên ngoài lắm rồi. Đói khát, thiếu thốn và bị hắt hủi như người thừa trong xã hội vậy. Nghe con nói mà thương quá nên tôi bảo chồng để con làm công nhân cũng được, cho con cơ hội cũng là cho bố mẹ một lối thoát.
Chồng tôi thở dài, hi vọng nửa tháng qua, con đã học được giá trị của đồng tiền, mong rằng con sẽ cố gắng làm việc tốt.