Có 3 điều, mẹ biết buông đúng lúc con sẽ thành tài, tự làm chủ cuộc đời

Thi Thi - Ngày 30/10/2024 15:00 PM (GMT+7)

Các chuyên gia khuyên rằng, bố mẹ cần buông bỏ một số điều trong quá trình nuôi dạy, nhằm giúp con lớn lên tự lập, làm chủ cuộc sống của chính mình.

Trong xã hội thay đổi nhanh như hiện nay, bố mẹ đều mong muốn có thể phát triển vượt trội, tạo dựng cuộc sống thành công. Tuy nhiên, trong quá trình giáo dục, bố mẹ cần thể hiện mức độ “tàn nhẫn” nhất định ở một số vấn đề, để trẻ có cơ hội trưởng thành và tiến bộ. 

Có 3 điều, mẹ biết buông đúng lúc con sẽ thành tài, tự làm chủ cuộc đời - 1

Có 3 điều, mẹ biết buông đúng lúc con sẽ thành tài, tự làm chủ cuộc đời - 2

Đặt kỳ vọng cao và rõ ràng

Nhiều bậc bố mẹ lo lắng việc đặt kỳ vọng cao sẽ gây áp lực cho con, nên thường chọn cách hạ thấp tiêu chuẩn hoặc tránh bày tỏ kỳ vọng trực tiếp.

Tuy nhiên, những kỳ vọng cao vừa phải có thể kích thích tiềm năng, khuyến khích trẻ không ngừng thử thách bản thân. Một mức kỳ vọng hợp lý, kết hợp với sự khích lệ, có thể giúp trẻ nhận ra khả năng của chính mình và khám phá những giới hạn mới.

Điều quan trọng là làm thế nào để cân bằng giữa kỳ vọng và sự hỗ trợ. Bố mẹ cần tạo ra môi trường an toàn, nơi trẻ cảm thấy được yêu thương và chấp nhận, bất kể kết quả ra sao. Khi trẻ biết rằng bố mẹ luôn sẵn sàng hỗ trợ, sẽ cảm thấy tự tin hơn khi theo đuổi mục tiêu của mình.

Thay vì chỉ ra những điều cần cải thiện, hãy khuyến khích trẻ nhìn nhận những thành tựu đã đạt được, dù là nhỏ bé. Từ đó xây dựng lòng tự tin và nhận thức tích cực về bản thân.

Kỳ vọng cụ thể: Chuyển đổi các mục tiêu trừu tượng thành các bước cụ thể và khả thi để, giúp trẻ hiểu và dần dần đạt được chúng.

Phản hồi tích cực: Khi trẻ tiến bộ, hãy ghi nhận và động viên kịp thời để nâng cao sự tự tin.

Điều chỉnh kịp thời: Điều chỉnh linh hoạt những kỳ vọng theo tình hình thực tế của trẻ, để tránh tác động phản tác dụng của những yêu cầu không thực tế.

Đặt kỳ vọng cao và rõ ràng.

Đặt kỳ vọng cao và rõ ràng.

Có 3 điều, mẹ biết buông đúng lúc con sẽ thành tài, tự làm chủ cuộc đời - 4

Trau dồi khả năng sống tự lập

Khi trẻ lớn lên, việc phát triển khả năng sống tự lập càng trở nên quan trọng hơn. Điều này không chỉ bao gồm các kỹ năng tự chăm sóc cơ bản như vệ sinh cá nhân, quản lý thời gian và sắp xếp không gian sống, mà còn đòi hỏi trẻ phải rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề và phát triển sự kiên trì khi đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống. Những kỹ năng này sẽ giúp trẻ tự tin hơn, đối phó với những thách thức trong tương lai.

Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh, vì yêu thương và mong muốn bảo vệ con, thường có xu hướng làm mọi việc cho trẻ. Bố mẹ nghĩ rằng điều này sẽ giúp con tránh khỏi những thất bại hay khó khăn, nhưng thực tế lại có thể cản trở sự phát triển tự lập. Khi trẻ không được phép trải nghiệm những thất bại nhỏ, sẽ thiếu đi cơ hội để học hỏi và rút ra bài học từ những sai lầm.

Trau dồi khả năng sống tự lập.

Trau dồi khả năng sống tự lập.

Bắt đầu từ việc nhỏ: Bắt đầu với những công việc đơn giản trong nhà như dọn phòng, chuẩn bị bữa ăn,... và tăng dần độ khó.

Khuyến khích thử nghiệm: Ngay cả khi bố mẹ biết con có thể thất bại, hãy khuyến khích thử những điều mới và học hỏi từ những sai lầm của mình.

Đưa ra hướng dẫn chứ không phải giải pháp: Khi trẻ gặp vấn đề, hãy hướng dẫn tự nghĩ ra giải pháp thay vì đưa ra câu trả lời trực tiếp.

Có 3 điều, mẹ biết buông đúng lúc con sẽ thành tài, tự làm chủ cuộc đời - 6

Tuân thủ các nguyên tắc và học cách nói “không”

Trong quá trình giáo dục trẻ, điều quan trọng là phải tuân thủ những nguyên tắc đúng đắn và dũng cảm nói “không”. Điều này có nghĩa là bố mẹ cần thiết lập nguyên tắc và nói rõ những hành vi nào có thể chấp nhận được và đâu là điểm mấu chốt không thể vượt qua.

Mặc dù lúc đầu có thể gây ra sự bất mãn, thậm chí phản kháng ở trẻ nhưng về lâu dài sẽ giúp trẻ phát triển tư cách đạo đức tốt và khả năng thích ứng với xã hội.

Hơn nữa, việc nói “không” cũng góp phần xây dựng lòng tin giữa các thành viên trong gia đình. Trẻ hiểu rằng bố mẹ muốn điều tốt nhất cho mình, những quyết định được đưa ra không chỉ dựa trên cảm xúc nhất thời, mà còn dựa trên sự quan tâm sâu sắc đến sự phát triển của trẻ.

Đồng thời, sự kiên định của bố mẹ trong việc duy trì các nguyên tắc cũng dạy cho trẻ bài học quý giá về sự kiên nhẫn và ý chí.

Tuân thủ các nguyên tắc và học cách nói “không”.

Tuân thủ các nguyên tắc và học cách nói “không”.

Tính nhất quán: Đảm bảo rằng tất cả các thành viên trong gia đình đều nhất quán trong việc thực thi các quy tắc, để tránh đưa ra cho trẻ những tín hiệu lẫn lộn.

Giải thích lý do: Giải thích cho trẻ tại sao một số hành vi nhất định là không thể chấp nhận được, hiểu lý do đằng sau hành vi đó.

Hỗ trợ tinh thần: Ngay cả khi bố mẹ từ chối yêu cầu, hãy thể hiện tình yêu, sự ủng hộ và cho trẻ biết đó không phải vì mẹ không yêu con.

Bố mẹ thể hiện sự “tàn nhẫn” cần thiết trong một số vấn đề then chốt, thực chất là dấu hiệu của trách nhiệm đối với con. Bằng cách đặt ra các tiêu chuẩn cao, nuôi dưỡng tính độc lập và tuân thủ các nguyên tắc, giúp trẻ phát triển thành những người tốt hơn, cung cấp cho nền tảng vững chắc cho phần còn lại của cuộc đời.

Tất nhiên, tất cả những điều này đều dựa trên tình yêu và sự tôn trọng. Khi trẻ cảm nhận được tình yêu thương vô điều kiện, sẽ có đủ can đảm để đối mặt với thử thách và theo đuổi sự xuất sắc.

Có 3 điều, mẹ biết buông đúng lúc con sẽ thành tài, tự làm chủ cuộc đời - 8

Trẻ được trải nghiệm sớm 3 điều, lớn lên có đủ mạnh mẽ đối mặt với khó khăn trong cuộc sống
Với mong muốn nuôi dưỡng trẻ có tính cách lành mạnh, tinh thần vững vàng, bố mẹ có thể áp dụng 3 cách.

Trẻ tiểu học

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức dạy con