Muốn con sửa sai nhưng làm theo cách này là hại hơn lợi, trẻ khó trở thành nhân tài

Thi Thi - Ngày 28/10/2024 15:06 PM (GMT+7)

3 cách trong giáo dục “sửa lỗi” mang đến hại nhiều hơn lợi cho trẻ.

Nuôi dạy con là một chặng đường đầy chông gai, việc bố mẹ nên làm là tạo điều kiện cho con sửa chữa lỗi lầm của mình. Nếu mọi thứ lẽ ra thuộc về trẻ đều được cha mẹ lo liệu thì trẻ khó phát triển cuộc sống độc lập.

Một người mẹ kể rằng, năm nay con gái mới vào lớp 1 tiểu học, để giúp con hình thành thói quen học tập tốt, chị đã chú ý hơn đến việc sửa tư thế ngồi, cách viết chữ... Đặc biệt khi trẻ mất tập trung, mẹ sẽ nhanh chóng nhắc nhở.

Ví dụ, nếu không ngồi thăng lưng sẽ mắng ngay, chữ viết xấu phải xóa đi viết lại, hay nếu không làm xong bài tập hôm nay thì không được ăn, không được ngủ sớm....

Muốn con sửa sai nhưng làm theo cách này là hại hơn lợi, trẻ khó trở thành nhân tài - 1

Tuy nhiên, dưới sự kỷ luật nghiêm khắc của mẹ, cô bé không phát triển được thói quen học tập tốt, mà còn tỏ ra phớt lờ trong mọi việc mình làm. Ngày trước đi học về, sẽ háo hức tìm mẹ để chia sẻ những điều mới mẻ, thú vị diễn ra ở trường. Nhưng thời gian gần đây cô bé phớt lờ cô ấy và phát cáu mỗi khi nghe thấy giọng nói của mẹ. Câu trả lời phổ biến nhất là "Con biết rồi" "Mẹ đừng nói nữa".

Thực tế, trẻ em cần sự tin tưởng, hỗ trợ của bố mẹ để lớn lên. Nền giáo dục “sửa lỗi” thường vây quanh đôi tai trẻ em dường như nhắc nhở rằng mình chưa làm tốt. Nếu không thay đổi điều này, trẻ sẽ khó phát triển tinh thần, tính cách lành mạnh.

Đặc biệt, các chuyên gia nhắc nhở 3 cách trong giáo dục “sửa lỗi” mang đến hại nhiều hơn lợi cho trẻ, bố mẹ nên nhận ra sớm và chú ý điều chỉnh phù hợp.

Muốn con sửa sai nhưng làm theo cách này là hại hơn lợi, trẻ khó trở thành nhân tài - 2

Làm giảm sự tự tin

Hầu hết bố mẹ đều mong con lên với sự tích cực, nhưng một số phụ huynh không nhận ra chính mình đôi khi làm giảm tự tin của trẻ.

Những lời chỉ trích, dù là vô tình hay cố ý, có thể tạo ra những ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý. Như câu chuyện ở trên, việc người mẹ sửa lỗi cho trẻ tưởng chừng như lời nhắc nhở bình thường, nhưng đó là một đòn giáng vào sự tự tin vượt quá khả năng chịu đựng của trẻ.

Những hành động như vậy có thể khiến trẻ cảm thấy mình không đủ tốt, dẫn đến một cảm giác thiếu tự tin và lo lắng khi đối mặt với thử thách.

Làm giảm sự tự tin.

Làm giảm sự tự tin.

Đứa trẻ thường xuyên bị chỉ trích và có tính cách áp bức để trở nên tích cực và vui vẻ, nhưng điều này chỉ là bề ngoài. Thực tế, trẻ có thể đang phải vật lộn với những cảm xúc tiêu cực bên trong, cảm thấy áp lực phải đáp ứng những kỳ vọng cao.

Trẻ thường tìm cách che giấu sự thất vọng, dẫn đến việc hình thành những thói quen không lành mạnh, như trốn tránh các hoạt động xã hội hoặc ngại ngùng khi thể hiện bản thân.

Vì vậy, khi bố mẹ càng thấy nhiều khuyết điểm ở trẻ thì ý thức về sự tồn tại và giá trị của bản thân càng thấp. Trẻ có thể rơi vào trạng thái tự ti, không dám thể hiện mình và sợ hãi khi phải đối mặt với những thử thách mới. 

Muốn con sửa sai nhưng làm theo cách này là hại hơn lợi, trẻ khó trở thành nhân tài - 4

Làm phiền khi trẻ cần tập trung

Một người mẹ kể rằng, khoảng thời gian căng thẳng nhất giữa cô và con trai là khi con học năm thứ hai trung học cơ sở.

Khi đó, vì việc học khá căng thẳng, nên chị lo lắng tìm nhiều cách để kích thích sự hứng thú của con, nhưng đứa trẻ dường như không chịu lắng nghe. Tình trạng này càng tệ đi, vì vậy người mẹ đã tìm đến sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý.

Với sự hỗ trợ của chuyên gia, đứa trẻ dần bộc lộ cảm xúc thật. Cậu bé nói rằng không thực sự ghét mẹ, chỉ là không thích cách mẹ nói chuyện với mình, người mẹ luôn yêu cầu trực tiếp mà không cho cậu cơ hội suy nghĩ hay bày tỏ. Vì vậy, sau khi cởi bỏ hoàn toàn nút thắt, người mẹ dần thay đổi cách giao tiếp với con, mối quan hệ cũng dần cải thiện theo chiều hướng tốt hơn.

Làm phiền khi trẻ cần tập trung.

Làm phiền khi trẻ cần tập trung.

Các chuyên gia khuyên rằng, trong trường hợp này, bố mẹ nên bình tĩnh và lắng nghe suy nghĩ bên trong của trẻ trước khi phân tích xem vấn đề là đúng hay sai.

Thực tế, hiểu biết cao nhất của bố mẹ trong việc giáo dục là kiềm chế ham muốn "sửa lỗi" con.

Mặt khác, “giáo dục sửa sai” làm mất khả năng tập trung của trẻ, đặc biệt khi trẻ đang làm việc gì đó một cách nghiêm túc thì theo bản năng trẻ sẽ dùng một phần sức lực để phản kháng.

Muốn con sửa sai nhưng làm theo cách này là hại hơn lợi, trẻ khó trở thành nhân tài - 6

Thường xuyên đấu tranh tinh thần

Thực tế, đôi khi chúng ta làm trẻ mệt mỏi vì những việc nhỏ nhặt nhưng không nhận ra. Những lời nhắc nhở, trích về hành vi hoặc thói quen hàng ngày có thể tạo ra áp lực, trẻ cảm thấy như đang bị giám sát và không bao giờ đủ tốt.

Điều này có thể làm cho trẻ kiệt sức về thể chất, cả tinh thần. Khi trẻ cảm thấy luôn phải sống dưới áp lực của sự hoàn hảo, trở nên lo âu và dễ bị tổn thương hơn.

Đôi khi, bố mẹ sửa dạy quá mức sẽ gây ra những xích mích nội tâm nhất định. Thay vì dễ dàng tiếp thu những lời khuyên, trẻ có thể cảm thấy mình đang bị tấn công, dẫn đến sự phòng thủ và kháng cự. 

Đôi khi chúng ta làm trẻ mệt mỏi vì những việc nhỏ nhặt nhưng không nhận ra.

Đôi khi chúng ta làm trẻ mệt mỏi vì những việc nhỏ nhặt nhưng không nhận ra.

Một cách hiệu quả để thay đổi phương pháp giao tiếp là sửa lỗi “cằn nhằn” thành “đặt câu hỏi”. Thay vì chỉ trích hoặc phê bình, hãy hỏi trẻ “Con có nhận thức được vấn đề của mình không?”

Kiểu giao tiếp tu từ này mở ra không gian cho trẻ tự suy nghĩ, cảm thấy mình được tôn trọng và có quyền tham gia vào cuộc trò chuyện.

Khi trẻ nhận thấy được lắng nghe và có tiếng nói, sẽ dễ dàng hơn trong việc chấp nhận và điều chỉnh hành vi.

Muốn con sửa sai nhưng làm theo cách này là hại hơn lợi, trẻ khó trở thành nhân tài - 8

Chuyên gia nói có 9 sai lầm nuôi dạy nên ngừng vì tương lai của con
Chuyên gia cho biết, bố mẹ nên nhìn nhận và hạn chế phát triển những sai lầm sau đây khi nuôi dạy con.

Trẻ tiểu học

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con tình cảm