Theo nghiên cứu, có 4 đặc điểm di truyền quan trọng mà trẻ thừa hưởng từ bố mẹ.
Xung quanh chúng ta có nhiều kiểu người, chẳng hạn như người chạy nhanh, cao lớn, người có mái tóc xoăn, tính tình hiền lành, hay người có gương mặt xinh đẹp.... Nhiều đặc điểm này có liên quan đến DNA được thừa hưởng từ bố mẹ
Chúng ta vẫn thường truyền tai nhau rằng “Con gái giống bố, con trai giống mẹ", nhưng đó chỉ là khi chúng ta nhìn thấy một phần nổi bật. Thực tế, mọi người đều thừa hưởng một nửa gen của bố và mẹ.
Không chỉ nét mặt, mà nhiều đặc điểm khác của bố mẹ sẽ truyền lại cho con, đặc biệt là 4 điểm này được di truyền với mức độ khá chính xác.
Nhiều đặc điểm di truyền trẻ được thừa hưởng từ bố mẹ.
Hình dáng cơ thể
Nếu cả bố và mẹ đều cao và dễ tăng cân dù ăn gì thì trẻ nhiều khả năng thừa hưởng vóc dáng dễ bị béo phì của bố mẹ.
Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nếu chỉ có bốa hoặc mẹ thừa cân thì trẻ có 30% nguy cơ bị béo phì, còn nếu cả bố và mẹ đều béo phì thì trẻ có 50-60% nguy cơ.
Tuy nhiên, sự khác biệt về tốc độ trao đổi chất cơ bản giữa người có và không có gen béo phì chỉ là 200-300 calo mỗi ngày. Miễn là họ năng động hơn, tập thể dục và điều chỉnh chế độ ăn uống thì cân nặng nhìn chung sẽ không tăng nhanh.
Hình dáng cơ thể cũng được di truyền qua nhiều thế hệ.
Thừa cân không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, mà còn đẩy nhanh quá trình lão hóa xương, rút ngắn thời gian phát triển chiều cao. Nếu trẻ vốn đã thừa cân, bố mẹ cần tìm cách giúp con kiểm soát cân nặng, chẳng hạn như:
- Giảm tốc độ ăn và tăng số lần nhai để não phát ra tín hiệu no đúng lúc và giảm lượng thức ăn mỗi ngày.
- Sử dụng các phương pháp nấu ăn ít dầu như hấp, salad..., đồng thời cố gắng ăn càng ít thực phẩm giàu chất béo, muối và calo.
- Tập thể dục vừa phải mỗi ngày để đốt cháy mỡ thừa.
Tính cách
Năm 1976, các nhà di truyền học hành vi đã nghiên cứu 850 cặp song sinh và đưa ra kết luận rằng 30-60% tính cách của trẻ sẽ bị ảnh hưởng bởi gen di truyền.
Qua nghiên cứu này có thể thấy, đứa trẻ không phải là một tờ giấy trắng mà được thừa hưởng khí chất, tính cách bẩm sinh khi còn trong bụng mẹ.
Điều này có thể được giải thích từ góc độ khoa học não bộ. Nhìn chung, nếu serotonin của một người (chịu trách nhiệm kiểm soát các cơn bốc đồng, tâm trạng xấu và hành vi hung hăng) thấp, người đó sẽ dễ cáu kỉnh, lo lắng và các bất ổn tinh thần khác.
Đứa trẻ không phải là một tờ giấy trắng mà được thừa hưởng khí chất, tính cách bẩm sinh khi còn trong bụng mẹ.
Nếu tính khí của bố mẹ giống như một ngọn núi lửa đang hoạt động, có thể phun trào dung nham nóng bất cứ lúc nào, điều đó có nghĩa là lượng serotonin trong cơ thể họ tiết ra tương đối ít và nồng độ hormone căng thẳng cao, rất có thể điều này sẽ được ghi vào tế bào sinh sản, truyền lại cho thế hệ sau.
Mặc dù trẻ em sinh ra đã có một số tính khí và tính cách nhất định, nhưng việc chăm sóc đầy đủ, kết nối với trái tim, xoa dịu tâm hồn bồn chồn, đồng thời nuôi dưỡng hệ thống phản ứng căng thẳng của não và vùng hải mã, sẽ giúp trẻ xây dựng nhân cách lành mạnh hơn.
Chiều cao
Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng 70% chiều cao của một người được quyết định bởi yếu tố di truyền và mỗi bậc bố mẹ chiếm 35% khả năng này.
Hầu hết chúng ta đều nghĩ rằng cả bố mẹ không có chiều cao lý tưởng, đứa trẻ thường không cao hơn bao nhiêu.
Tuy nhiên, 30% các yếu tố từ bên ngoài rất quan trọng. Nếu trẻ duy trì chế độ dinh dưỡng, tập thể dục hàng ngày và đảm bảo ngủ đủ giấc thì có thể đột phá được chiều cao.
Hãy nhìn người Hà Lan, những người cao nhất thế giới, và người Bỉ, người cao thứ hai trên thế giới, thời gian ngủ của họ cũng thuộc hàng tốt nhất. Thời gian ngủ trung bình của người Hà Lan là 7 giờ 28 phút, đứng thứ ba trong bảng xếp hạng. Và người Bỉ là người cao thứ hai thế giới.
70% chiều cao của một người được quyết định bởi yếu tố di truyền.
Ngoài ra, Hà Lan cũng là quốc gia mạnh về các sản phẩm từ sữa. Người dân ăn phô mai và sữa hàng ngày tuy bị ảnh hưởng một phần bởi di truyền nhưng cũng đủ cho thấy yếu tố bên ngoài cũng tác động sâu sắc đến chiều cao.
Nếu muốn biết trẻ sẽ cao bao nhiêu khi trưởng thành, mẹ có thể tham khảo công thức tính chiều cao di truyền của người Trung Quốc.
Ví dụ: Nếu chiều cao của bố là 173 cm, mẹ là 161 cm thì di truyền trung bình của con trai là [(173+161)+12]/2=173, dao động trong khoảng 166,5 đến 179,5 cm, nằm trong giới hạn bình thường.
Phạm vi nổi khá lớn nên nếu trẻ muốn phát triển đạt chiều cao như mong muốn, hãy chú ý chăm sóc về dinh dưỡng, ngủ nghỉ, vận động, đồng thời phải duy trì mối quan hệ tốt giữa bố mẹ và con, nhằm tránh áp lực không cần thiết.
Đặc điểm khuôn mặt
Di truyền học cho rằng so với di truyền lặn, di truyền trội có nhiều khả năng được truyền cho con cái hơn, chẳng hạn như mắt hai mí, lông mi dài, mắt đen, sống mũi cao, cằm nhọn, môi dày, và nhiều đặc điểm khác. Những đặc điểm này thường thể hiện rõ ràng hơn.
Lấy đôi môi làm ví dụ. Nếu môi của mẹ đầy đặn và môi của bố mỏng hơn, thì khả năng trẻ sẽ có đôi môi dày. Điều này cho thấy rằng sự kết hợp giữa các gen của bố và mẹ có thể tạo ra những đặc điểm riêng biệt cho trẻ.
Nói cách khác, nếu bố mang nhiều gen trội, còn mẹ hầu hết mang gen lặn, thì con cái sinh ra sẽ có xu hướng giống bố hơn và ngược lại.
Đặc điểm khuôn mặt của bố mẹ cũng được di truyền lại cho con.
Mặc dù tính cách, vóc dáng, đặc điểm khuôn mặt, chiều cao và các đặc điểm khác của trẻ bị ảnh hưởng sâu sắc bởi gen di truyền, nhưng môi trường sống cũng rất quan trọng.
Bố mẹ nên tạo ra một môi trường phát triển tốt, từ chết độ dinh dưỡng, vận động, nghỉ ngơi... đến việc bộc lộ bản thân và tỏa sáng.
Một môi trường tích cực sẽ khuyến khích trẻ tự tin thể hiện bản thân, khám phá sở thích cá nhân và phát triển các kỹ năng cần thiết để thành công trong cuộc sống.