Con trai 8 tuổi biến mất sau giờ cơm tối, biết được nguyên nhân chuyên gia mắng bố mẹ: "Quá vô tâm"

Kiều Trang - Ngày 18/04/2023 05:40 AM (GMT+7)

Một đứa trẻ được nuôi dưỡng trong gia đình hạnh phúc, sẽ phát triển lành mạnh. Ngược lại, một đứa trẻ thường xuyên chứng kiến bố mẹ cãi nhau, sẽ bị ảnh hưởng xấu về tâm lý.

Con trai 8 tuổi biến mất sau giờ cơm tối, biết được nguyên nhân chuyên gia mắng bố mẹ: amp;#34;Quá vô tâmamp;#34; - 1

Người xưa có câu: “Trên đời này không có vợ chồng nào không cãi nhau”, chỉ một câu nói như vậy đã làm tan nát biết bao gia đình. Vợ chồng cãi vã không chỉ mang đến vô vàn tổn thương cho nhau, mà còn tạo nên một bóng đen tuổi thơ không tốt cho con trẻ.

An An 8 tuổi, là con trai một của chị Lý (sống ở Trung Quốc). Cậu bé rất đáng yêu và hiểu chuyện, bình thường sẽ là một đứa trẻ ngoan ngoãn trong mắt mọi người xung quanh. Nhưng một chuyện bất ngờ đã xảy ra, vào buổi tối cuối tuần trước, khi An An cùng bố mẹ đang ăn cơm tối, thì chị Lý và chồng bỗng lời qua tiếng lại.

Ban đầu lời nói còn nhỏ nhẹ, nhưng càng ngày âm lượng của cuộc cãi vã càng lớn, thậm chí là bố của An An khi không kiềm chế được cơn nóng giận, đã hất đổ cả mâm cơm. 

An An lúc này cảm thấy vô cùng sợ hãi, nên đã chạy vào phòng ngủ và đóng cửa lại. Tuy nhiên vợ chồng chị Lý vẫn tiếp tục cuộc cãi vã và không có dấu hiệu dừng lại. Vài giờ đồng hồ trôi qua, chị Lý vào phòng con trai để đưa cho con một cốc sữa uống trước khi đi ngủ.

Tuy nhiên lúc này chị gõ cửa phòng nhiều lần những không thấy cậu bé phản hồi, vợ chồng chị vội vàng dùng chìa khoá dự phòng để mở cửa, thì phát hiện An An đã biến mất. Sự mất tích bất ngờ của con trai đã khiến vợ chồng chị tá hoả, không biết chuyện gì đã xảy ra.

Vì vậy, cả hai đã vội vàng ra ngoài các khu vực xung quanh nhà để tìm kiếm, thậm chí là nhờ đến sự trợ giúp của hàng xóm, nhưng An An vẫn chưa thấy đâu. Cuối cùng một điều vô cùng bất ngờ, đó là bà ngoại An An khi trở về nhà để lục soát kỹ mọi ngóc ngách ngôi nhà một lần nữa, thì vô tình phát hiện An An ngủ quên trong tủ quần áo ở phòng cậu bé.

Con trai 8 tuổi biến mất sau giờ cơm tối, biết được nguyên nhân chuyên gia mắng bố mẹ: amp;#34;Quá vô tâmamp;#34; - 2

Bố mẹ thường xuyên cãi vã trước mặt trẻ, sẽ hình thành nỗi ám ảnh trong tâm lý bé (Ảnh minh hoạ internet).

Có lẽ vì quá sợ hãi khi chứng kiến cảnh bố mẹ cãi nhau, đập đồ nên cậu bé đã núp trong tủ quần áo và khóc đến mệt lả người, sau đó thì ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Bố mẹ An An tìm được con trai đã rất vui mừng, vì để chắc chắn con không gặp vấn đề về sức khoẻ khi ở trong không gian hẹp quá lâu, vợ chồng chị Lý đã quyết định đưa An An đến bệnh viện khám ngay vào sáng ngày mai.

Bác sĩ sau khi khám cho An An và tìm hiểu ngọn ngành câu chuyện, đã đưa ra kết luận và đồng thời mắng bố mẹ An An: "Vợ chồng anh chị quá vô tâm. Nếu cảm thấy sống với nhau không hoà thuận, vậy thì ly hôn đi, đứa nhỏ có tội gì?" Nghe lời này từ bác sĩ, vợ chồng chị Lý ôm mặt, rơm rớm nước mắt vì hành động thiếu suy nghĩ, cãi nhau trước mặt con cái làm đứa trẻ bị tổn thương tâm lý.

Có lẽ trong cuộc sống ngày nay, tình huống bố mẹ thường xuyên để trẻ chứng kiến cảnh bố mẹ cãi nhau đã không còn quá xa lạ. Theo chuyên gia tâm lý Quang Thị Mộng Chi, hôn nhân không hạnh phúc, bố mẹ bất hoà là một trong những yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển toàn diện của một đứa trẻ, đặc biệt là phát triển về mặt tâm lý.

Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học KHXHamp;NV ĐHQG - TPHCM.

Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học KHXH&NV ĐHQG - TPHCM.

Con trai 8 tuổi biến mất sau giờ cơm tối, biết được nguyên nhân chuyên gia mắng bố mẹ: amp;#34;Quá vô tâmamp;#34; - 4

Thưa chuyên gia, trẻ sẽ bị ảnh hưởng như thế nào, khi thường xuyên chứng kiến cảnh bố mẹ cãi nhau?

Với một đứa trẻ, niềm hạnh phúc là được sống cùng với ba và mẹ trong tình yêu thương, sự quan tâm ấm áp mà ba mẹ dành cho nhau, và dành cho trẻ. Vì vậy, khi trẻ nhận thấy các dấu hiệu đi ngược lại với điều đó, trẻ sẽ rất lo sợ về sự rạn nứt của gia đình.

Những lần bố mẹ cãi nhau lớn tiếng trước mặt con, cũng sẽ khiến trẻ sợ hãi trước những xung đột này, trẻ có thể có cái nhìn sợ hãi về bố mẹ, và sợ cách tương tác to tiếng mà bố mẹ thể hiện.

Ngược lại, có một số trẻ sẽ bắt chước cách giải quyết vấn đề của bố mẹ, là cứ không vừa lòng sẽ to tiếng cãi vã. Tất cả điều này đều không tốt cho sự phát triển của trẻ.

Con trai 8 tuổi biến mất sau giờ cơm tối, biết được nguyên nhân chuyên gia mắng bố mẹ: amp;#34;Quá vô tâmamp;#34; - 5

Chuyên gia đã gặp trường hợp nào, đứa trẻ lớn lên trong gia đình có bố mẹ thường xuyên bất hoà, khiến đứa trẻ hình thành tính cách lệch lạc, hoặc thậm chí có những hành vi dại dột? Những dấu hiệu nào giúp nhận biết tâm lý đứa trẻ đã bị ảnh hưởng từ vấn đề này?

Có một bé học lớp 5, khi chứng kiến cảnh bố mẹ cãi nhau bé đã rất sợ hãi và khóc rất nhiều. Tình trạng cãi vã của bố mẹ càng thường xuyên, thì bé càng buồn chán và mất hứng thú học hành, cũng như tham gia các hoạt động ở trường.

Sau đó, trẻ trở nên nhút nhát, lo sợ và tự ti nhiều hơn, luôn cảm thấy mình không có giá trị, vì nghĩ bố mẹ không còn thương trẻ nữa. Thậm chí trẻ còn có suy nghĩ sẽ bỏ nhà đi, vì không chịu nổi cảnh gia đình suốt ngày cãi vã, bầu không khí nặng nề. Nhiều buổi học xong, bé không muốn về nhà mà la cà trong sân trường mãi mới chịu về, mặc dù nhà bé ngay sát trường, có thể tự đi học về.

Những biểu hiện ở các bé có gia đình bất hoà, phải chứng kiến bố mẹ thường xuyên cãi vã cũng rất khác nhau và đa dạng cách thể hiện. Có bé thì trở nên lầm lì ít nói hơn, nhưng có bé lại trở nên hung hăng hơn. Có bé thu rút hơn, nhưng cũng có bé trở nên bướng bỉnh hơn.

Điều này tuỳ thuộc vào trong tính cách cá nhân, và những kinh nghiệm học được qua những lần phản ứng với sự bất hoà của bố mẹ. Tuy nhiên, nhìn chung các bé sẽ buồn và có cảm xúc lo lắng nhiều hơn.

Con trai 8 tuổi biến mất sau giờ cơm tối, biết được nguyên nhân chuyên gia mắng bố mẹ: amp;#34;Quá vô tâmamp;#34; - 6

Có ý kiến cho rằng: "Đứa trẻ thường chứng kiến bố mẹ cãi nhau, khi trưởng thành sẽ khó hạnh phúc, thậm chí là mang nỗi sợ về hôn nhân gia đình", điều này có đúng không thưa chuyên gia?

Gia đình hiện tại, chính là nơi góp phần lớn trong việc xây dựng hình mẫu lý tưởng về một gia đình trong tương lai của trẻ. Nếu gia đình hiện tại thường xuyên không vui vẻ, không hạnh phúc, thậm chí có thể có bạo lực hay đổ vỡ thì rất có thể trẻ sẽ sợ lập gia đình, vì không có niềm tin vào khả năng hôn nhân, gia đình sẽ mang lại hạnh phúc.

Ngoài ra, có những người cha mẹ không hạnh phúc trong hôn nhân, trẻ sẽ không biết về cách lựa chọn bạn đời như thế nào để có sự tôn trọng, lắng nghe, thấu hiểu, cũng không có một hình dung về cách làm sao để cùng họ xây dựng gia đình trở thành mái ấm. Và vì không biết, vì nghi ngờ thì dĩ nhiên trẻ sẽ không tự tin để tìm hiểu, và ra quyết định trong tương lai cho chuyện chung thân đại sự của mình.

Con trai 8 tuổi biến mất sau giờ cơm tối, biết được nguyên nhân chuyên gia mắng bố mẹ: amp;#34;Quá vô tâmamp;#34; - 7

Chuyên gia có lời khuyên nào để giúp bố mẹ có cách giải quyết những xung đột gia đình, sao cho không làm ảnh hưởng đến con cái?

Chuyện vợ chồng bất hoà và xảy ra cãi vã là hoàn toàn có thể xảy ra, tuy nhiên, cách giải quyết bất hoà tốt sẽ khiến cả hai hiểu và yêu thương nhau nhiều hơn, và ngược lại cách giải quyết không khéo léo sẽ khiến gia đình có thể li tán vì những bất hoà chất chồng, leo thang.

Khi xảy ra bất hoà, cả hai vợ chồng cần giữ được sự bình tĩnh, tinh thần cầu thị, thái độ lắng nghe và chia sẻ thật lòng để có thể hiểu hết người kia đang có suy nghĩ gì, tại sao lại hành động như thế để dẫn đến bất hoà. Khi cả hai cùng hiểu rõ rồi thì sẽ không còn đoán già đoán non, cũng không còn suy diễn theo hướng tiêu cực nữa. Lúc ấy thì vợ và chồng có thể cùng nhau trao đổi giải pháp để đôi bên cùng thắng, dựa trên sự tôn trọng và suy nghĩ cho nhau.

Ngoài ra, những lúc như thế cần thảo luận riêng và tránh để con chứng kiến, tránh cho con có những hiểu lầm và lo sợ không đáng có. Tuy nhiên, con có lỡ nhìn thấy thì có thể đó cũng là cơ hội để trẻ học cách quản lý cảm xúc và giải quyết xung đột tốt. Nhưng đó là trong trường hợp bố mẹ giữ được bình tĩnh, và sự tôn trọng đối phương, sử dụng từ ngữ nhẹ nhàng, cách trao đổi lịch sự, cầu thị và lắng nghe.

Bố mẹ quát Còn khóc nữa cho ăn đòn, bé 7 tuổi nói Mẹ đừng đánh con, con sẽ không khóc nữa, tưởng tốt ai ngờ là dấu hiệu báo động tâm lý
Chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Vui chia sẻ với các bậc phụ huynh về vấn đề "giáo dục bằng đòn roi", mà nhiều bố mẹ Việt vẫn đang áp dụng trong quá...

Trẻ tiểu học

Theo Kiều Trang
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bài chuyên gia