Dạy con cách tiêu tiền lì xì hay "muốn làm gì tùy ý"? Chuyên gia mách cách hay

Thi Thi - Ngày 24/01/2025 14:30 PM (GMT+7)

Dạy trẻ quản lý tiền lì xì giúp hiểu rõ hơn về giá trị tiền bạc, hình thành thói quen tài chính tích cực.

Tết Nguyên Đán không chỉ là dịp để mọi người sum họp, mà còn là thời điểm mà trẻ em háo hức nhận tiền lì xì từ ông bà, bố mẹ và người thân. Đây là cơ hội tuyệt vời để bố mẹ dạy con về cách quản lý tiền bạc, giúp trẻ hình thành thói quen tài chính tốt ngay từ nhỏ. 

Trước Tết, bố mẹ có thể bắt đầu bằng cách giải thích cho trẻ về tiền bạc, vai trò của tiền trong cuộc sống hàng ngày. Hãy giúp trẻ hiểu rằng tiền lì xì không chỉ là quà tặng mà còn là một phần của việc quản lý tài chính cá nhân. Bố mẹ có thể sử dụng hình ảnh thực tế để minh họa, chẳng hạn như các loại tiền giấy và tiền xu, hoặc có thể tổ chức một trò chơi nhỏ liên quan đến việc nhận diện tiền.

Khi trẻ nhận được tiền lì xì, hãy khuyến khích trẻ thiết lập mục tiêu tiết kiệm. Bố mẹ có thể cùng trẻ thảo luận về những gì trẻ muốn mua trong tương lai, như đồ chơi, sách vở hay một món quà đặc biệt. Hãy giúp trẻ phân chia số tiền vào các mục khác nhau: Một phần cho việc tiết kiệm, một phần để tiêu xài, và một phần để làm từ thiện.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Quản lý tiền bạc hiệu quả bao gồm việc lập ngân sách. Bố mẹ có thể hướng dẫn trẻ cách lập bảng ngân sách đơn giản cho số tiền lì xì mà trẻ nhận được. Ví dụ, nếu trẻ nhận được 500.000 đồng, hãy cùng trẻ chia ra: 200.000 đồng cho tiết kiệm, 100.000 đồng cho tiêu xài và 200.000 đồng cho việc làm từ thiện. Nhằm giúp trẻ hình thành thói quen lập kế hoạch tài chính từ sớm.

Một trong những cách tốt nhất để dạy con về quản lý tiền là khuyến khích trẻ tự quyết định cách tiêu xài. Bố mẹ có thể tạo cơ hội cho trẻ mua sắm những món đồ nhỏ trong ngân sách đã lập. Hãy để trẻ trải nghiệm cảm giác tự tay mua sắm, từ đó giúp trẻ nhận thức được giá trị của tiền và sự cân nhắc khi tiêu xài.

Về vấn đề này, chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Vui đưa ra phân tích sâu sắc, gợi ý bố mẹ phương pháp dạy con hiểu ý nghĩa và sử dụng tiền lì xì đúng mục đích.

Chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Vui.

Chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Vui.

Dạy con cách tiêu tiền lì xì hay amp;#34;muốn làm gì tùy ýamp;#34;? Chuyên gia mách cách hay - 3

Bố mẹ nên dạy trẻ hiểu về ý nghĩa tiền lì xì thế nào? Tại sao việc quản lý tiền lì xì lại quan trọng đối với trẻ em ngày nay?

Tiền lì xì hay còn gọi là tiền mừng tuổi, với lời chúc tuổi mới trong những ngày đầu năm mới. Theo văn hóa người Việt tiền lì xì thường trao cho trẻ nhỏ và người lớn (ông bà, bố mẹ), với niềm vui tuổi mới, kèm theo may mắn tài lộc cả năm.

Với văn hóa chung của người Việt, trẻ nhỏ chưa được phép giữ tiền, thông thường bố mẹ giữ hộ tiền lì xì cho con. Vì vậy, đa phần trẻ thiếu kinh nghiệm trong việc quản lý tiền lì xì, trong một năm chỉ đến ngày Tết trẻ mới có cơ hội được có tiền, và đó không phải là tiền mà trẻ lao động kiếm được. Do đó, rất khó để trẻ hiểu được giá trị của đồng tiền, vì vậy bố mẹ nên dạy con quản lý tiền lì xì/

Dạy con cách tiêu tiền lì xì hay amp;#34;muốn làm gì tùy ýamp;#34;? Chuyên gia mách cách hay - 4

Có người cho rằng, bố mẹ nên dạy trẻ chia tiền lì xì thành 3 phần: Tiết kiệm (50%), mua sắm cần thiết (30%), và làm từ thiện (20%), chuyên gia nghĩ sao về phương pháp này?

Đây là một trong nhiều những phương pháp khác nhau, vì vậy bố mẹ nên xem xét tùy vào nhu cầu của trẻ.

Ví dụ, bố mẹ cho trẻ cơ hội tự do đăng ký lớp học theo mong muốn, vì vậy trẻ cần tăng thêm số tiền cho giáo dục, đồ dùng học tập, sách, công cụ hỗ trợ... Trường hợp bố mẹ không đủ tin tưởng khả năng giữ tiền của con, thì 50% tiền tiết kiệm sẽ khó để trẻ giữ được tốt. 

Vì vậy, chúng ta cần xem xét tùy vào từng hoàn cảnh tính cách của trẻ, văn hóa gia đình, tư duy quản lý tiền... Một số trẻ có thể rất cẩn thận và có khả năng quản lý tiền tốt từ sớm, trong khi những trẻ khác cần thêm thời gian và sự hướng dẫn.

Nếu trẻ có xu hướng chi tiêu ngay khi nhận tiền, bố mẹ có thể áp dụng phương pháp tiết kiệm từng bước, bắt đầu bằng việc giúp trẻ lập một kế hoạch chi tiêu đơn giản hoặc khuyến khích trẻ tiết kiệm một khoản nhỏ.

Dạy con cách tiêu tiền lì xì hay amp;#34;muốn làm gì tùy ýamp;#34;? Chuyên gia mách cách hay - 5

Trong trường hợp trẻ quyết định tiêu hết tiền lì xì mà không tiết kiệm, bố mẹ nên phản ứng ra sao để trẻ có thể học hỏi từ trải nghiệm này?

Bố mẹ cần ý thức rằng, việc người lớn lì xì cho trẻ mang tính biểu tương. Tuy nhiên, ngày nay nhiều gia đình lì xì cho trẻ số tiền lớn, sẽ gây áp lực cho bố mẹ phải lì xì lại cho đứa trẻ khác trong họ hàng. 

Do đó, nếu trẻ quyết định tiêu hết tiền lì xì mà không tiết kiệm phải được thông qua và có sự chấp nhận từ bố mẹ. Bởi đó, không có nghĩa là trẻ nhận được tiền lì xì đó là của trẻ hoàn toàn.

Vì vậy, trước Tết bố mẹ nên dạy trẻ hiểu hoàn cảnh này. Sau đó, bố mẹ và trẻ nên cùng thảo luận sẽ làm gì với số tiền đó.

Lấy ví dụ từ chính gia đình tối, khi con được nhận tiền lì xì, vợ chồng tôi sẽ tổng kết lại tất cả số tiền mà con nhận được, sau đó sẽ đổi cho bé một chỉ vàng để làm kỷ niệm. Hoặc tôi cùng các con thảo luận trích một phần nào để gửi từ thiện, mua quà cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn hơn. Đây không phải là trẻ hay bố mẹ tự quyết đinh, mà tốt nhất là cùng nhau thảo luận để tìm tiếng nói chung.

Dạy con cách tiêu tiền lì xì hay amp;#34;muốn làm gì tùy ýamp;#34;? Chuyên gia mách cách hay - 6

Làm thế nào để bố mẹ có thể tự làm gương cho trẻ trong việc quản lý tài chính cá nhân của chính mình?

Điều đầu tiên bố mẹ nên làm gương, tuy nhiên vẫn còn nhiều gia đình chủ trương không cho con biết vấn đề tài chính. Họ thường nghĩ rằng trẻ nhỏ chưa đủ khả năng để hiểu hoặc quản lý những khái niệm phức tạp liên quan đến tiền bạc, từ đó dẫn đến việc che giấu thông tin tài chính.

Tuy nhiên, việc này có thể gây ra những hậu quả tiêu cực trong tương lai, khi trẻ không được trang bị kiến thức cần thiết để xử lý các tình huống tài chính trong cuộc sống.

Trẻ có thể cảm thấy thiếu tự tin khi phải đối mặt với các vấn đề tài chính, hoặc thậm chí có thể hình thành những quan điểm sai lầm về tiền bạc.

Trong gia đình tôi thường sử dụng hai phương pháp để dạy con về tài chính.

- Cho con biết rõ thu nhập trong gia đình, và đây là câu chuyện riêng tư, trẻ có quyền được biết về tình hình đời sống trong nhà, nhưng không được phép kể với họ hàng, hàng xóm về điều này. 

- Chúng tôi thường xuyên ghi lại các khoản thu chi, vào cuối ngày sẽ cùng nhau trò chuyện, bố mẹ sẽ cho con biết hôm nay đã tiêu dùng như thế nào, mua vật dụng gì cho bé, cho mẹ hay cho bố... Ví dụ, nếu nhận thấy việc mua sắm tăng cao trong tháng này, vì vậy kế hoạch tháng tới là giảm mua sắm... Cho trẻ tham gia vào câu chuyện tài chính, mặc dù trẻ chưa làm ra tiền, nhưng hiểu được cách đồng tiền vận hành, tỷ lệ phần trăm trẻ nên tiết kiệm, khoản nào cần chi tiêu và vào việc gì...

Dạy con cách tiêu tiền lì xì hay amp;#34;muốn làm gì tùy ýamp;#34;? Chuyên gia mách cách hay - 7

Bố mẹ chiều chuộng hết nấc nhưng con vẫn không nghe lời, chuyên gia mách cách trò chuyện thay đổi tình thế
Đôi khi, mặc dù bố mẹ rất yêu thương và chăm sóc con, nhưng sự kết nối cảm xúc có thể không đủ mạnh.

Phương pháp giáo dục sớm

Theo Thi Thi
Nguồn: [Tên nguồn]24/01/2025 13:20 PM(GMT+7)

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con cùng chuyên gia