Infographic: Bảng cân nặng và chiều cao của trẻ từ lúc sinh đến 8 tuổi

Thi Thi - Ngày 17/11/2023 15:02 PM (GMT+7)

Các chuyên gia đưa ra bảng thống kê cân nặng và chiều cao của trẻ từ sơ sinh đến 8 tuổi, giúp bố mẹ hiểu về quá trình phát triển của con.

Infographic: Bảng cân nặng và chiều cao của trẻ từ lúc sinh đến 8 tuổi - 1

Nhiều bậc phụ huynh thắc mắc liệu con mình trông lớn hay nhỏ hơn những đứa trẻ cùng tuổi. Vì vậy, các chuyên gia đưa ra bảng thống kê dưới đây để bố mẹ hiểu về cân nặng và chiều cao của con mình, so với trẻ cùng nhóm tuổi.

Những con số trong bảng thống kê chỉ được tính ở mức trung bình, thực tế nhiều trẻ có thể cao hoặc thấp hơn. 

Trẻ em phát triển với tốc độ khác nhau, vì vậy nếu nặng và chiều cao có sự khác biệt đáng kể giữa các trẻ cùng độ tuổi là điều bình thường. Điều quan trọng hơn là trẻ đang phát triển ổn định.

Infographic: Bảng cân nặng và chiều cao của trẻ từ lúc sinh đến 8 tuổi - 2

Bảng cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ sơ sinh (dưới 1 tuổi)

Tại Hoa Kỳ, bé trai mới ính nặng trung bình khoảng 3,4 kg, bé gái khoảng 3,2 kg. Trong khi đó chiều cao 49,9 cm ở bé trai, 49,2 cm ở bé gái.

Mặc dù hầu hết trẻ sơ sinh đều giảm cân trong vài ngày đầu đời nhưng trong vòng vài tuần, sẽ trở lại cân nặng lúc sinh. Cho đến khi được 3 tháng tuổi, hầu hết các bé đều tăng khoảng 0,028 kg mỗi ngày. 

Khi được 4 tháng tuổi, hầu hết trẻ sơ sinh đều tăng gấp đôi cân nặng khi mới sinh và khi được 1 tuổi sẽ tăng gấp ba lần. Hầu hết các bé cũng cao khoảng 25 cm vào ngày sinh nhật đầu tiên.

Bố mẹ nên lưu ý rằng, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có những giai đoạn tăng trưởng đột ngột, điều đó có nghĩa là sự tăng trưởng không phải lúc nào cũng là một quá trình có thể dự đoán được. 

Dữ liệu trong biểu đồ dưới đây được lấy từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dành cho trẻ dưới 2 tuổi, và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) dành cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.

CDC khuyến nghị những nơi cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nên sử dụng bảng thống kê tăng trưởng của WHO, để theo dõi sự tăng trưởng của trẻ sơ sinh và trẻ em từ 0 đến 2 tuổi, và sử dụng số liệu của CDC cho những trẻ từ 2 tuổi trở lên. Bảng thống kê của WHO dựa trên mô hình tăng trưởng khỏe mạnh của trẻ bú sữa mẹ, được CDC và Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ xác nhận.

Bảng cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ sơ sinh (dưới 1 tuổi).

Bảng cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ sơ sinh (dưới 1 tuổi).

Infographic: Bảng cân nặng và chiều cao của trẻ từ lúc sinh đến 8 tuổi - 4

Bảng cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ mới biết đi

Trong khoảng từ 12 đến 24 tháng, hầu hết trẻ mới biết đi đều tăng khoảng 10 đến 12 cm, và tăng khoảng 2,27 kg. Trẻ sẽ bắt đầu trông giống một đứa trẻ lớn, cơ thể cứng cáp và cơ bắp trở nên phát triển hơn.

Bảng cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ mới biết đi.

Bảng cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ mới biết đi.

Infographic: Bảng cân nặng và chiều cao của trẻ từ lúc sinh đến 8 tuổi - 6

Bảng cân nặng và chiều cao của trẻ mầm non

Hầu hết trẻ em tăng khoảng 2,2 kg mỗi năm từ 2 tuổi. Trẻ cũng phát triển chiều cao 8 cm từ 2 đến 3 tuổi. Khi được 24 đến 30 tháng, trẻ sẽ đạt được một nửa chiều cao trưởng thành.

Bảng cân nặng và chiều cao của trẻ mầm non

Bảng cân nặng và chiều cao của trẻ mầm non

Infographic: Bảng cân nặng và chiều cao của trẻ từ lúc sinh đến 8 tuổi - 8

Cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ lớn

Trong độ tuổi từ 5 đến 8 tuổi, trẻ tăng khoảng 5 đến 8 cm mỗi năm. Trẻ cũng tăng từ 2 đến 3 kg mỗi năm trong độ tuổi từ 6 đến khi dậy thì.

Cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ lớn.

Cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ lớn.

Infographic: Bảng cân nặng và chiều cao của trẻ từ lúc sinh đến 8 tuổi - 10

Những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến cân nặng và chiều cao của trẻ?

Gen di truyền là yếu tố lớn nhất quyết định chiều cao và cân nặng trẻ. Đồng thời, cũng có tác động bởi những yếu tố khác:

Giai đoạn mang thai: Nếu trẻ chào đời sau ngày dự sinh, có thể lớn hơn mức trung bình. Trong khi đó, nếu trẻ sinh non thường sẽ nhỏ hơn. 

Trường hợp người mẹ sử dụng các chất kích thích, hay chế độ dinh dưỡng không đủ chất, nhiều khả năng sinh con sẽ nhẹ cân hơn. Tuy nhiên, mẹ tăng cân quá nhiều hoặc mắc bệnh tiểu đường khi mang thai, cũng tăng nguy cơ sinh non.

Giới tính: Bé gái thường nhỏ hơn một chút (chiều dài và cân nặng) khi sinh so với bé trai.

Bú mẹ hoặc bú sữa công thức: Trong năm đầu tiên, trẻ bú sữa mẹ tăng cân chậm hơn trẻ bú sữa công thức. (Trong vài tháng đầu, trẻ bú sữa mẹ thực sự phát triển nhanh hơn, nhưng đến 3 tháng tuổi thì điều này sẽ thay đổi.) Đến 2 tuổi, trẻ bú sữa mẹ và trẻ bú sữa công thức có cân nặng như nhau.

Hormon: Nếu trẻ bị mất cân bằng hormone, chẳng hạn như nồng độ hormone tăng trưởng thấp hoặc mức độ tuyến giáp thấp, điều đó có thể làm trẻ chậm sự phát triển.

Thuốc: Một số loại thuốc, chẳng hạn như sử dụng corticosteroid thường xuyên, có thể làm chậm sự phát triển của trẻ.

Vấn đề sức khỏe: Nếu trẻ mắc bệnh mãn tính (chẳng hạn như ung thư, bệnh thận hoặc xơ nang) hoặc bất kỳ rối loạn nào ảnh hưởng đến khả năng ăn uống, hấp thụ chất dinh dưỡng (chẳng hạn như các vấn đề về đường tiêu hóa), sự tăng trưởng của trẻ có thể bị chậm lại.

Điều kiện di truyền: Cấu trúc di truyền chung có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vì vậy, trẻ có thể mắc một số tình trạng di truyền nhất định, chẳng hạn như hội chứng Down, hội chứng Noonan hoặc Turner.

Giấc ngủ: Sự tăng trưởng nhảy vọt ở trẻ sơ sinh có liên quan đến việc tăng thời gian ngủ. Một nghiên cứu cho thấy, trẻ ngủ đủ giấc làm tăng khả năng trẻ phát triển chiều dài hơn. Trên thực tế, sự tăng trưởng vượt bậc xảy ra trong vòng 48 giờ sau khi trẻ ngủ thêm.

Theo Thi Thi Dịch từ: Babycenter
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Làm mẹ: Infographic

Tin hay đừng bỏ lỡ