Dấu hiệu nào bố mẹ nhầm lẫn con mắc cúm với cảm lạnh thông thường, chỉ 3 ngày sau trẻ đã nguy hiểm?

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 18/02/2025 13:00 PM (GMT+7)

Cúm và cảm lạnh có triệu chứng khởi phát khá giống nhau, tuy nhiên mức độ nghiêm trọng lại hoàn toàn khác nhau, nếu nhầm lẫn có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Hiện, thời tiết đang ở trong giai đoạn giao mùa từ mùa đông sang mùa xuân, vì thế, nhiều người hay bị cúm hoặc cảm lạnh. Các chuyên gia cho rằng, đây là hai bệnh hoàn toàn khác nhau, nhưng triệu chứng khởi phát ban đầu lại có những điều giống nhau, vì thế hay bị nhầm lẫn.

Theo các chuyên gia tại khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM, so với cúm mùa, cảm lạnh triệu chứng khởi phát thường nhẹ hơn, đa phần bệnh tự khỏi và không gây biến chứng nặng. Trong khi đó, bệnh cúm mùa triệu chứng thường khởi phát đột ngột, biểu hiện nặng hơn so với cảm lạnh và gây nhiều biến chứng nghiêm trọng, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Thực tế thời gian qua, nhiều trường hợp người lớn và trẻ nhỏ bị biến chứng nặng do cúm vì sự nhầm lẫn giữa cảm cúm và cảm lạnh. Điển hình như trường hợp một bé trai 6 tuổi (ở Thanh Xuân, Hà Nội) sau khi có những biểu hiện ngạt mũi, sốt, mệt mỏi nhưng mẹ bé trai nghĩ bị cảm lạnh thông thường và tự mua thuốc về điều trị. Sau 3 ngày, tình trạng sốt ngày càng cao, không đáp ứng thuốc hạ sốt, có hiện tượng co giật nên đã được đưa tới viện thăm khám. Tại đây, bệnh nhi này đã bị biến chứng viêm phổi và phải nhập viện điều trị nội trú.

Nhiều trường hợp chủ quan với cảm cúm, sau đó trẻ phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch, có biến chứng nặng. Ảnh minh họa.

Nhiều trường hợp chủ quan với cảm cúm, sau đó trẻ phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch, có biến chứng nặng. Ảnh minh họa. 

Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa Nhi, Trần Thị Kim Ngọc (Hà Nội) cho biết, cảm lạnh là một loại bệnh lý xuất hiện với tình trạng nhiễm trùng hô hấp trên. Bệnh do virus gây ra và có khoảng hơn 200 loại virus khác nhau có nguy cơ xâm nhập vào cơ thể, phát triển sinh sôi và gây ra bệnh cảm lạnh.

Virus gây ra cảm lạnh thường gặp nhất là Rhinovirus. Bệnh cảm lạnh đặc biệt bị mắc nhiều nhất vào các mùa lạnh hoặc khi thời tiết trở lạnh trong năm vì đây là nhiệt độ thuận lợi để virus gây bệnh sinh sôi, nảy nở và hoành hành.

Còn cúm là bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp, do virus (siêu vi) cúm gây nên. Virus cúm có 3 tuýp A, B, C trong đó tuýp A, B gây bệnh cho người. Đây là bệnh lý thông thường, biểu hiện cũng với tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp nhưng có phần nặng hơn cảm lạnh.

Theo bác sĩ Ngọc, cảm cúm và cảm lạnh ngoài các dấu hiệu giống nhau như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, ho… Điểm khác biệt cần đặc biệt lưu ý đó là, cảm cúm thường có sốt cao 3-4 ngày, viêm họng, đau rát cổ họng, cơ thể mệt mỏi kéo dài và có nôn ở trẻ nhỏ. Do vậy, khi thấy các dấu hiệu trên, cần nghĩ ngay đến cảm cúm để đưa đưa đi khám, điều trị kịp thời.

Một điểm khác biệt khá rõ ràng của cảm lạnh và cảm cúm, đó chính những biến chứng gây nguy hiểm với sức khỏe. Theo đó, cảm lạnh đa phần là tự khỏi, không cần đến viện. Tuy nhiên, cảm cúm nếu không được điều trị kịp thời, nhất là người suy giảm miễn dịch, có bệnh lý nền sẽ gây biến chứng nguy hiểm.

Cảm cúm và cảm lạnh có những triệu chứng giống và khác nhau, do vậy mọi người tuyệt đối không chủ quan, nhầm lẫn. Ảnh minh họa.

Cảm cúm và cảm lạnh có những triệu chứng giống và khác nhau, do vậy mọi người tuyệt đối không chủ quan, nhầm lẫn. Ảnh minh họa. 

Theo đó, cúm mùa gây biến chứng có thể gây nên tình trạng viêm phổi dẫn đến suy hô hấp rất nhanh, tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể. Biến chứng tại phổi có thể đơn thuần do virus cúm hoặc do đồng nhiễm giữa virus cúm và vi khuẩn.

Ngoài viêm phổi có thể gặp viêm cơ, tiêu cơ vân, viêm cơ tim và viêm não…. bệnh rất nặng có thể dẫn đến mất mạng. Do vậy, khi có các triệu chứng sốt cao từ 2-3 ngày, ho nhiều, đau nhức cơ thì hãy nghĩ ngay đến cúm mùa và đi khám sớm để được chẩn đoán, điều trị phù hợp tránh nhầm lẫn, từ đó dẫn tới điều trị sai.

Để phòng cảm cúm và cảm lạnh, các chuyên gia khuyến cáo:

- Giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, thường xuyên rửa tay và đeo khẩu trang khi tiếp xúc với cộng đồng;

- Có chế độ nghỉ ngơi và sinh hoạt hợp lý;

- Giữ cho cơ thể luôn đủ ấm và nên tắm bằng nước ấm;

- Hạn chế dùng chung đồ ăn, thức uống;

- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, vận động cơ thể;

- Cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày;

- Tăng cường bổ sung cho cơ thể các thực phẩm có nhiều chất khoáng, vitamin;

- Hạn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá;

- Hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm và có biện pháp bảo vệ cơ thể khỏi khói bụi khi ra ngoài đường phố;

- Tiêm vắc xin phòng cúm đều đặn hàng năm theo hướng dẫn của bác sĩ.

Nutifood Sweden GrowPLUS+ Sữa non Immunel với công thức đột phá được phát triển bởi Nutifood Thụy Điển, xây dựng nền tảng FDI hỗ trợ đề kháng khỏe, tiêu hóa tốt giúp chuyển hóa tốt các dưỡng chất. 

Công thức bộ ba dưỡng chất bảo vệ với Immunel từ Mỹ giúp hoạt hóa, tăng sinh tế bào miễn dịch chủ động kết hợp 100% sữa non 24h chứa kháng thể IgG và 2’-FL HMO, hỗ trợ tăng cường đề kháng nhanh và phát triển toàn diện cho bé.

Dấu hiệu nào bố mẹ nhầm lẫn con mắc cúm với cảm lạnh thông thường, chỉ 3 ngày sau trẻ đã nguy hiểm? - 3

Cúm không chừa một ai nhưng 7 nhóm người này có nguy cơ cao nhất, bố mẹ trẻ cần phải lưu tâm
Cúm có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, nhưng một số nhóm người có nguy cơ mắc cúm cao hơn do tình trạng sức khỏe hoặc yếu tố sinh lý đặc thù. 

Sức khỏe giao mùa

Theo LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]18/02/2025 11:50 AM(GMT+7)

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sức khỏe giao mùa