Với chất lượng cuộc sống không ngừng được nâng cao, mỗi đứa trẻ đều nhận được sự chăm sóc tốt hơn trước đây, do đó cân nặng và chiều cao của trẻ ngày càng được cải thiện.
Với chất lượng cuộc sống không ngừng được nâng cao, mỗi đứa trẻ đều nhận được sự chăm sóc tốt hơn trước đây. Vậy nên không có gì lạ khi chiều cao trung bình của trẻ đã tăng lên rất nhiều. Do đó, ngoại trừ quan tâm đến chuyện học hành của con cái, bố mẹ còn có một nỗi lo khác là thể chất của con trẻ.
Chiều cao và cân nặng của trẻ luôn là một chủ đề được rất nhiều bố mẹ quan tâm, để giúp con phát triển tốt nhất, bố mẹ có thể tham khảo những thông tin hữu ích dưới đây:
Công thức tính chiều cao và cân nặng cho trẻ
Tiêu chuẩn về chiều cao và cân nặng của trẻ là những chỉ số quan trọng để quan sát xem sự tăng trưởng và phát triển của trẻ có nằm trong mức bình thường hay không. Mẹ có thể biết được chiều cao và cân nặng của trẻ theo cách tính sau:
Công thức tính chiều cao và cân nặng của trẻ từ 1-10 tuổi (kg)
- Cân nặng lúc 1-6 tháng = cân nặng sơ sinh + tháng tuổi × 0,6.
- Cân nặng lúc 7-12 tháng = cân nặng sơ sinh + tháng tuổi × 0,5.
- Cân nặng từ 2-10 tuổi = tuổi × 2 + 7 (hoặc 8).
Để giúp trẻ đạt được chiều cao và cân nặng chuẩn, cha mẹ nên thường xuyên theo dõi sức khỏe của con.
Quá trình phát triển tiêu chuẩn của trẻ nhỏ
Trẻ sinh đủ tháng thì chiều cao trung bình khoảng: 50 cm
Mỗi năm cao cao thêm 25cm.
Vậy khi bé được một tuổi: 50 cm + 25 cm = 75 cm.
Trung bình, mỗi năm bé sẽ cao thêm 5cm.
Lúc 2-12 tuổi + chiều cao đo ở phía sau lưng = tuổi * 5 + 75 cm.
Nếu thấp hơn chiều cao tiêu chuẩn 10% nghĩa là trẻ phát triển bất thường.
Nếu cao hơn chiều cao tiêu chuẩn 10% cũng có khả năng trẻ phát triển bất thường.
Chiều cao và cân nặng tiêu chuẩn của trẻ em năm 2021
Cha mẹ có thể tham khảo bảng tham khảo về việc phát triển của trẻ em dưới 7 tuổi để biết con mình phát triển có nằm trong mức độ tiêu chuẩn hay không, nếu thấp hơn mức bình thường thì cha mẹ không cần quá lo lắng vì có thể áp dụng một số biện pháp để cải thiện được.
Bẳng chiều cao cân nặng chuẩn của bé trai và bé gái trong năm 2001. (Theo Sohu)
Theo các bác sĩ Nhi khoa, dẫn từ bảng chiều cao và cân nặng trên, sự phát triển của trẻ có thể được chia thành 5 cấp độ:
- Dưới vị trí thứ 3: Kém, tầm vóc thấp bé.
- Vị trí 3 đến 25: Trung bình yếu, cần có sự giúp đỡ hợp lý về mặt dinh dưỡng
- Vị trí 25 đến 75: Trung bình, bình thường.
- Vị trí 75 đến 97: Trung bình, khá.
- Vị trí 97 trở lên: Ưu tú, giỏi.
Từ bảng tham khảo trên, ta có thể thấy rằng nếu trẻ thấp hơn vị trí thứ 3 là thấp hơn mức bình thường, và lớn hơn 90 là cao hơn mức bình thường. Nếu trẻ nhà bạn thấp hơn mức bình thường thì cần có sự thay đổi trong chế độ dinh dưỡng để giúp trẻ cao hơn.
Làm thế nào để trẻ phát triển chiều cao và cân nặng tự nhiên nhất?
Các yếu tố chính ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng chiều cao cân nặng của trẻ đó là: chế độ dinh dưỡng, yếu tố di truyền, vận động thể lực, hóc-môn trong cơ thể, môi trường sống, bệnh lý,...
Trong đó, chế độ dinh dưỡng, luyện tập và giấc ngủ là 3 yếu tố quan trọng nhất, mẹ cần chú ý hơn cả.
Chế độ ăn uống
Nếu trẻ thiếu vitamin thì sẽ không thể phát triển về mặt chiều cao, do đó bố mẹ cần có chế độ ăn hợp lý để thúc đẩy quá trình hấp thụ vitamin cho con bằng các cách sau: Sử dụng nhiều loại dầu ăn thực vật như dầu hướng dương, dầu ngô và các loại dầu thực vật khác.
Các loại dầu thực vật sẽ giúp bổ sung năng lượng cho não, làm tăng quá trình hấp thụ vitamin. Ngoài ra cũng cần bổ sung các loại thực phẩm có lợi cho sự phát triển của xương như: cá, thịt, sữa, nấm, đậu, hải sâm. Đồng thời, hạn chế các loại đồ ăn hun khói, rang cháy, nhiều đường, chiên rán khi trẻ đang trong quá trình lớn lên.
Thịt, cá, trứng, sữa... là những thực phẩm mẹ nên thường xuyên bổ sung cho trẻ.
Tập thể dục
Trên thực tế, tập thể dục rất có lợi cho việc phát triển của trẻ, nó có thể làm tăng cảm giác thèm ăn, mặt khác có thể giúp trẻ ngủ ngon hơn, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của trẻ trong khi ngủ.
Các môn thể thao phù hợp với trẻ mà mẹ có thể khuyến khích trẻ tham gia như: nhảy cao, chạy bộ, chơi bóng, bơi lội, ...
Mẹ lưu ý: Khi cho trẻ tập thể thao, tần suất tập luyện cũng cần phù hợp, không quá sức và nằm trong mức chịu đựng của cơ thể trẻ.
Vận động thường xuyên cũng giúp trẻ cải thiện chiều cao và cân nặng.
Ngủ đủ giấc
Đây là lúc mà các chất sinh trưởng trong cơ thể trẻ tiết ra nhiều nhất. Vậy nên trong giai đoạn ngủ sâu, từ 21h đến 1h sáng là lúc tiết ra nhiều chất sinh trưởng nhất, nếu trẻ đi ngủ muộn sẽ hấp thu không đủ chất sinh trưởng, khiến cơ thể không cao lên được.
Thời gian vàng để hấp thu các chất phát triển cơ thể như sau:
Khoảng 1 tuổi, trẻ nên ngủ lúc 19h, thời gian ngủ 12-16 tiếng.
Trẻ từ 1-2 tuổi, nên ngủ lúc 19:30h, thời gian ngủ 11-14 tiếng.
Từ 3-5 tuổi, trẻ nên ngủ lúc 20h, thời gian ngủ 10-13 tiếng.
Từ 6-12 tuổi, trẻ nên ngủ lúc 21h, thời gian ngủ 9-12 tiếng.
Giấc ngủ cũng không kém phần quan trọng trong quá trình trẻ phát triển.
Khi còn nhỏ, trẻ chưa có quá nhiều quan tâm với chiều cao, thế nhưng khi lớn lên, nếu chiều cao thua kém bạn bè sẽ khiến trẻ thiếu tự tin. Vậy nên ngay từ bây giờ, cha mẹ nên có kế hoạch chăm sóc hợp lý con con mình. Nếu 10h mà trẻ vẫn chưa đi ngủ, thì cha mẹ nên nhắc nhở để giúp trẻ rèn luyện thói quen ngủ sớm. Nhưng tốt nhất cha mẹ cũng nên ngủ sớm để làm gương cho con trẻ, giúp trẻ có một chiều cao và cân nặng lý tưởng trong tương lai.