Trẻ trong độ tuổi 3-5 tuổi cần phải biết tự ăn uống cũng như vệ sinh cá nhân như đánh răng, rửa mặt...
Inforgraphic: Dạy trẻ kỹ năng kiểm soát cảm xúc, phát triển EQ cao vượt trội
Bố mẹ có thể tham khảo một số phương pháp giúp trẻ học cách kiểm soát cảm xúc tốt hơn.
Kiểm soát cảm xúc là một kỹ năng vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển tính cách, tinh thần về sau. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những thử thách lớn nhất mà bố mẹ phải đối mặt khi nuôi dạy con.
Trẻ nhỏ thường biểu hiện cảm xúc một cách rất trực tiếp và tự nhiên, không kiềm chế. Trẻ sẽ nhanh chóng rơi vào trạng thái khó chịu khi gặp chút không như ý, hoặc bùng phát niềm vui tột độ khi điều gì đó đáp ứng mong muốn.
Điều này là hoàn toàn bình thường, phù hợp với giai đoạn phát triển tâm lý của trẻ. Tuy nhiên, nếu không được hướng dẫn và hỗ trợ kịp thời, sẽ dẫn đến những hậu quả không mong muốn.
Trẻ có thể trở nên quá khích, kém kiểm soát cảm xúc, gây ảnh hưởng xấu đến bản thân cũng như người xung quanh. Các biểu hiện như la hét, khóc lóc, tự ý hành động nguy hiểm... nếu không được can thiệp kịp thời, có thể trở thành thói quen ứng xử tiêu cực, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự hình thành tính cách và nhân cách của trẻ trong tương lai.
Vì vậy, bố mẹ cần sớm trang bị cho con các kỹ năng quản lý cảm xúc phù hợp. Trước tiên, cần dành thời gian quan sát, hiểu rõ cơ chế cảm xúc, cách trẻ biểu hiện. Từ đó, bố mẹ sẽ có những phương pháp can thiệp kịp thời và hiệu quả hơn.
Tin liên quan
Đôi khi trẻ sẽ tò mò về cơ thể của mình khi đến một độ tuổi nhất định. Vì vậy, bố mẹ cũng nên đối xử đúng mực, tinh tế.
Chính cha mẹ, người lớn cần là những người đặc biệt lưu ý trước khi rời xe ô tô để trẻ không gặp nạn.
Đây là những phép lịch sự cơ bản nhất mà một đứa trẻ phải biết để dùng trong cuộc sống hàng ngày, để trẻ luôn được mọi người yêu quý.
Tin bài cùng chủ đề Kiến thức dạy con
Đôi khi trẻ sẽ tò mò về cơ thể của mình khi đến một độ tuổi nhất định. Vì vậy, bố mẹ cũng nên đối xử đúng mực, tinh tế.