Khác biệt giữa trẻ em xưa và nay khi bị quát mắng, đánh đòn

Thi Thi - Ngày 20/02/2025 09:00 AM (GMT+7)

Những ký ức đau thương nếu không được xử lý, sẽ tiếp tục ám ảnh trẻ, ảnh hưởng đến cuộc sống tương lai.

Một chuyên gia nhận định, những tổn thương phải chịu đựng trong thời thơ ấu có thể không biểu hiện ngay lúc đó, nhưng sẽ quay trở lại khi có cơ hội.

Đối với những trẻ thường xuyên bị đánh mắng khi còn nhỏ, hay khi họ trở thành bố mẹ và nghe thấy con mình khóc, các tế bào thần kinh phản chiếu sẽ ngay lập tức nhớ lại những ký ức tuổi thơ - giống như đột nhiên xem một bộ phim kinh dị được phát đi phát lại. Lúc này, thùy trán dễ bị mất kết nối, vô thức bắt chước những gì bố mẹ đã làm lúc đó.

Có hai thái cực khi nói đến những đứa trẻ thường xuyên bị đánh mắng, trẻ ngoan ngoãn như một con rối, hoặc là hung dữ như ngựa hoang vừa thoát khỏi dây cương.

Đây không phải là vấn đề về tính cách, mà là thùy trán của não bị tổn thương đến mức buộc phải ngừng hoạt động. Giống như màn hình điện thoại di động sẽ chuyển sang màu đen khi quá nóng, trẻ sẽ bước vào "trạng thái tách rời" - mặc dù bề ngoài có vẻ bình tĩnh, nhưng thực chất cảm xúc bị kìm nén đến mức gây ra những tổn thương bên trong.

Khác biệt giữa trẻ em xưa và nay khi bị quát mắng, đánh đòn - 1

Khác biệt giữa trẻ em xưa và nay khi bị quát mắng, đánh đòn - 2

Có ba lý do vì sao trẻ em ngày nay lại dễ "vô cảm"

Không gian bị thu hẹp

Nếu như trước đây, sau khi bị bố mẹ đánh mắng, trẻ có nhiều không gian để giải tỏa căng thẳng nhưu chạy ngay sang nhà hàng xóm chơi, và than phiền với bạn bè... Trong những khoảnh khắc này, trẻ cảm thấy bớt cô đơn, tìm thấy sự đồng cảm từ bạn bè, điều này giúp trẻ sớm vượt qua cảm giác buồn bã.

Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, trẻ em ngày nay thường không có nhiều không gian và thời gian để giải tỏa căng thẳng như trước.

Công nghệ và nhịp sống hối hả khiến trẻ ít có cơ hội giao lưu và kết nối với nhau. Những hoạt động ngoài trời, những buổi chơi đùa tự do đã bị thay thế bằng các thiết bị điện tử, khiến trẻ thiếu đi những trải nghiệm xã hội quan trọng. Khi trẻ không có nơi để bộc lộ cảm xúc, hormone căng thẳng, như cortisol, không có chỗ nào để giải phóng, dẫn đến sự tích tụ và phát triển.

Khác biệt giữa trẻ em xưa và nay khi bị quát mắng, đánh đòn - 3

Quá tải căng thẳng

Khi con người gặp căng thẳng, theo bản năng muốn chạy trốn hoặc chiến đấu. 

Trước đây, trẻ em thường chạy quanh đường phố, trèo cây, bắt cá, chơi với bạn bè sau giờ học... Dopamine tiết ra trong quá trình tập thể dục, giống như một miếng băng dán cá nhân tự nhiên, có thể chuyển hóa các hormone gây căng thẳng một cách tự nhiên. Ngay cả những đứa trẻ không hòa đồng cũng có cách để bộc lộ cảm xúc. 

Thế giới hiện đại khiến lối sống của trẻ dần trở nên đơn điệu. Nhiều trẻ bận rộn làm bài tập vào những ngày nghỉ, hạn chế ra ngoài chơi vào cuối tuần... 

Tình trạng này khiến hạch hạnh nhân luôn trong trạng thái chờ 24 giờ một ngày, thùy trước trán quá tải.

Kỳ vọng cao tạo ra khoảng cách lớn

Cuộc sống hiện đại đã đặt ra những kỳ vọng rất cao đối với trẻ, từ việc học hành cho đến các kỹ năng xã hội. Bố mẹ và xã hội thường mong đợi trẻ thành công trong học tập, phát triển toàn diện, tham gia vào nhiều hoạt động ngoại khóa. Những tiêu chuẩn này, mặc dù có thể thúc đẩy sự phát triển, nhưng cũng tạo ra áp lực lớn cho trẻ.

Khi kỳ vọng trở nên quá cao, khoảng cách giữa điều mà trẻ có thể đạt được và những gì bố mẹ mong đợi có thể trở thành một gánh nặng. Trẻ cảm thấy mình không đủ giỏi, không đủ thông minh, hoặc không đủ năng lực để đáp ứng các tiêu chuẩn đó. Điều này ảnh hưởng đến sự tự tin, dễ dẫn đến lo âu và trầm cảm.

Khác biệt giữa trẻ em xưa và nay khi bị quát mắng, đánh đòn - 4

Vậy bố mẹ nên làm gì giúp trẻ giải tỏa căng thẳng, nâng cao đời sống tinh thần? 

Khác biệt giữa trẻ em xưa và nay khi bị quát mắng, đánh đòn - 5

Dạy trẻ giữ bình tĩnh, hít thở sâu (dành cho trẻ em từ 3-10 tuổi)

Có thể sử dụng những ví dụ đơn giản từ cuộc sống hàng ngày, chẳng hạn như khi thấy áp lực trong học tập hoặc khi gặp phải tình huống khó khăn.

- Hướng dẫn trẻ ngồi hoặc đứng trong tư thế thoải mái, giữ lưng thẳng và vai thư giãn.

- Để trẻ hít vào thật sâu qua mũi, đếm đến 4 hoặc 5.

- Khuyến khích trẻ tưởng tượng rằng đang hít vào không khí trong lành.

- Sau khi hít vào, cho trẻ giữ hơi trong 2-3 giây. Giải thích rằng việc này giúp cơ thể hấp thụ oxy.

- Hướng dẫn trẻ thở ra chậm rãi qua miệng, đếm đến 4 hoặc 5.

- Trẻ tưởng tượng rằng họ đang thổi bong bóng hoặc thổi tắt nến.

- Khuyến khích trẻ lặp lại quá trình này từ 3-5 lần cho đến khi cảm thấy bình tĩnh hơn.

Tạo ra một "khu vực an toàn để phát điên" (cho cả gia đình)

Một bà mẹ kể rằng, khu vực ban công nhà chị được phủ bằng các dải chống va chạm và có nhiều đồ chơi giảm căng thẳng, như thú bông, bao cát...

Vợ chồng chị đã thỏa thuận với các con: "Các con có thể dậm chân, viết nguệch ngoạc, la hét ở góc này, nhưng khi rời khỏi đây, các con phải là người văn minh ".

Mẹ có thể chọn một không gian trong nhà, như một phòng trống, góc vườn, hoặc một khu vực trong phòng khách. Đảm bảo rằng nơi này đủ rộng rãi để mọi người có thể di chuyển thoải mái.

Tạo ra một khu vực an toàn giúp giải tỏa căng thẳng, tăng cường sự kết nối và hiểu biết giữa các thành viên. Đây là cách để mọi người tự do thể hiện cảm xúc, xây dựng môi trường sống lành mạnh.

Khác biệt giữa trẻ em xưa và nay khi bị quát mắng, đánh đòn - 6

Biến sai lầm thành trò chơi 

Cậu con trai 3 tuổi làm đổ sữa trên sàn, người mẹ đã kiềm chế lời quát mắng, bình tĩnh nói với con "Chúc mừng con đã kích hoạt nhiệm vụ ẩn! Bây giờ hãy triệu hồi hiệp sĩ chổi để đánh bại quái vật sữa, sau đó sử dụng khăn lau để dọn dẹp chiến trường!" Cậu bé vốn sợ bị mắng, đột nhiên hăng hái, chủ động dọn dẹp.

Thực tế, cảm xúc có thể truyền từ người này sang người khác. Những người lớn lên trong môi trường sống không lành mạnh thường nhạy cảm với tiếng khóc của trẻ em (nhớ về ký ức của chính mình), cuối cùng tạo thành một vòng luẩn quẩn "trẻ khóc → bố mẹ tức giận → trẻ khóc to hơn".

Vì vậy, trong vài trường hợp, hãy biến lỗi lầm của trẻ thành trò chơi hữu ích, điều này hiệu quả và tích cực hơn đánh mắng.

Khác biệt giữa trẻ em xưa và nay khi bị quát mắng, đánh đòn - 7

Trẻ bị mắng vẫn bám mẹ, nguyên nhân không chỉ tâm lý mà còn liên quan phát triển não bộ
Các chuyên gia giải thích vì sao trẻ thường "bám mẹ" hơn ngay cả khi bị quát mắng.

Dạy con 1-3 tuổi

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]20/02/2025 07:50 AM(GMT+7)

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức dạy con