Khi con bị đánh đừng dạy bé đánh lại, hãy làm theo cách này việc chống bắt nạt mới có hiệu quả

Thi Thi - Ngày 09/06/2024 18:58 PM (GMT+7)

Khi trẻ bị bắt nạt, thay vì dạy con đánh lại bạn, hãy áp dụng 3 cách sau để phòng ngừa hiệu quả.

Nhiều bậc phụ huynh hiện nay đã có nhận thức sâu sắc về việc phòng chống bạo lực học đường, nhưng vẫn chưa tìm ra cách giúp con biết cách bảo vệ bản thân.

Bắt nạt học đường không chỉ là việc đánh nhau giữa các trẻ, nếu không giải quyết ổn thỏa có thể gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng cho tương lai của trẻ.

Các chuyên gia cho rằng, thay vì nói con đánh lại bạn, hãy áp dụng 3 cách sau để phòng ngừa bắt nạt hiệu quả.

Khi con bị đánh đừng dạy bé đánh lại, hãy làm theo cách này việc chống bắt nạt mới có hiệu quả - 1

Bố mẹ hãy lắng nghe để trẻ mở lòng chia sẻ

Nhiều vụ bắt nạt xảy ra trong thời gian dài là do trẻ ngại kể với bố mẹ, vì cảm thấy không an toàn và căng thẳng.

Trẻ không tin rằng bố mẹ có thể hiểu được cảm xúc của mình, thậm chí còn nghĩ rằng bố mẹ sẽ trách mắng.

Điều này thực sự xảy ra ở một số gia đình. Nếu trẻ bị bắt nạt ở bên ngoài, bố mẹ sẽ cho rằng trẻ vô dụng, thay vì an ủi. Càng bị mắng, trẻ càng kém tự tin và tự nhiên không dám chống lại sự bắt nạt của người khác.

Khi con bị đánh đừng dạy bé đánh lại, hãy làm theo cách này việc chống bắt nạt mới có hiệu quả - 2

Cách tiếp cận đúng là: Cha mẹ học cách lắng nghe và thấu hiểu khi con bị bắt nạt

Thông thường, trẻ sẵn sàng kể lại những gì đã xảy ra nếu ngôi nhà là một môi trường an toàn, không căng thẳng. Vì vậy, bố mẹ nên hết lòng lắng nghe cảm xúc, không ngắt lời hay phủ nhận trải nghiệm của con.

Phản ứng đầu tiên của nhiều bậc bố mẹ khi con bị bắt nạt là tỏ ra rất tức giận nhưng giận dữ, nhưng thực tế việc tức giận không thể giải quyết được vấn đề.

Cảm xúc của chúng ta rất quan trọng đối với con cái. Bố mẹ nên giữ tâm trạng bình tĩnh, bày tỏ sự quan tâm và hỗ trợ, cho con biết rằng sẽ đứng cùng một phía.

Khi trẻ cảm thấy rằng việc bị bắt nạt không phải lỗi của mình, không nên cảm thấy xấu hổ hay đổ lỗi cho bản thân về điều đó, trẻ sẽ tự nhiên sẵn sàng nói với bố mẹ.

Khi con bị đánh đừng dạy bé đánh lại, hãy làm theo cách này việc chống bắt nạt mới có hiệu quả - 3

Dạy trẻ cách tự bảo vệ bản thân

Khi trẻ bị bắt nạt, bố mẹ hãy dặn trẻ giữ bình tĩnh và không đáp lại sự khiêu khích hoặc xúc phạm bên kia.

Hãy dạy trẻ yêu cầu giúp đỡ, chẳng hạn như nhờ giáo viên, bố mẹ hoặc những người lớn đáng tin cậy.

Phía bố mẹ cũng nen cách tìm kiếm các biện pháp thích hợp từ nhà trường, chẳng hạn như tăng cường giáo dục, giám sát, có hình phạt đối với kẻ bắt nạt. Đồng thời, việc nuôi dưỡng kỹ năng giao tiếp, nâng cao sức khỏe thế chất cho con ngay từ khi còn nhỏ là rất quan trọng.

Nhà tâm lý học Li Meijin từng nói: Khi con bà bị đánh, bà dạy cháu cách giữ tai người khác khi bị đánh, người kia sẽ buông ra vì cảm thấy đau.

Nâng cao nhận thức và khả năng tự bảo vệ của trẻ không chỉ đơn giản chỉ là nói chuyện. Bố mẹ nên dạy con một số kỹ năng tự bảo vệ cơ bản như tránh ở một mình với người lạ, không dễ dàng tiết lộ thông tin cá nhân...

Khi con bị đánh đừng dạy bé đánh lại, hãy làm theo cách này việc chống bắt nạt mới có hiệu quả - 4

Khi con bị đánh đừng dạy bé đánh lại, hãy làm theo cách này việc chống bắt nạt mới có hiệu quả - 5

Tạo mối quan hệ gia đình tốt đẹp, nuôi dưỡng trẻ có tính cách lạc quan, vui vẻ 

Nếu trẻ bị bắt nạt trong thời gian dài, sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần. Ví dụ, tính cách của trẻ dễ trở nên nhút nhát, cô lập, lo lắng,... Vì vậy, bố mẹ cần tiếp tục chú ý đến những thay đổi về cảm xúc và hành vi của con, đồng thời đưa ra những hỗ trợ, giúp đỡ cần thiết.

Nhìn chung, những đứa trẻ có tính cách sôi nổi, vui vẻ sẽ ít bị bắt nạt ở trường hơn.

Bố mẹ nên tạo thêm cảm giác an toàn, nơi thành viên hình thành mối quan hệ hiểu biết, hỗ trợ lẫn nhau, cùng nhau đối mặt với những khó khăn, thử thách, đây là tiền đề quan trọng giúp trẻ trở nên mạnh mẽ hơn.

Khi con bị đánh đừng dạy bé đánh lại, hãy làm theo cách này việc chống bắt nạt mới có hiệu quả - 6

Hãy tạo một môi trường gia đình ổn định và hỗ trợ về mặt tinh thần ngay từ khi còn nhỏ. Đây cũng là sự bảo vệ tốt nhất cho sự phát triển lành mạnh về thể chất, tinh thần và tính cách vui vẻ, sôi nổi của con.

Bố mẹ có thể khuyến khích con tham gia một số khóa huấn luyện thể chất và tự vệ để nâng cao thể lực và khả năng ứng phó, đồng thời rèn luyện ý chí, phẩm chất kiên cường.

Tóm lại, khi trẻ bị bắt nạt, bố mẹ cần có những biện pháp chủ động hỗ trợ và bảo vệ con phù hợp.

Thông qua việc lắng nghe, thấu hiểu, giao tiếp, giáo dục và hỗ trợ, sẽ giúp trẻ thoát khỏi những tình huống khó khăn và phát triển sự tự tin, cũng như kỹ năng ứng phó.

Khi con bị đánh đừng dạy bé đánh lại, hãy làm theo cách này việc chống bắt nạt mới có hiệu quả - 7

Người mẹ thông minh làm được điều này thì sẽ không ai trong trường dám bắt nạt con mình
Bố mẹ nên thể hiện thái độ rõ ràng, phản ứng tích cực và cố gắng hết sức để giúp con chống lại nạn bắt nạt.

Trẻ tiểu học

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con tình cảm