3 câu trả lời "thần thánh" đối phó với trẻ bướng bỉnh, cả nhà hòa thuận mà không cần la mắng

Thi Thi - Ngày 07/06/2024 15:00 PM (GMT+7)

Một số câu nói tích cực của bố mẹ có thể giúp trẻ thay đổi thái độ và hành vì, trở nên ngoan hơn.

Thực tế, việc mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái trở nên căng thẳng có thể xuất phát từ phụ huynh chưa tìm ra phương pháp giao tiếp phù hợp. Đặc biệt, ở trẻ dậy thì khả năng nhận thức, cái tôi, cảm xúc khá cao.

Vì vậy, bố mẹ được khuyên nên áp dụng kỹ thuật giao tiếp nhẹ nhàng, lắng nghe, kiên nhẫn thêm. Trong đó, 3 câu nói sau đây tuy đơn giản, nhưng thiết thực. giúp trẻ điều chỉnh cảm xúc tốt, thay đổi thái độ và ngoan vâng lời hơn.

3 câu trả lời amp;#34;thần thánhamp;#34; đối phó với trẻ bướng bỉnh, cả nhà hòa thuận mà không cần la mắng - 1

“Hãy kể bố mẹ nghe chuyện gì đã xảy ra nhé!"

Đặt trường hợp trẻ trì hoãn làm bài tập về nhà và không nghe lời, bố mẹ có thể dùng lời nói để đáp lại hành vi trước khi nổi giận. Mẹ có thể nói với con: "Hãy kể lại mẹ nghe chuyện gì đã xảy ra ngày hôm nay, chính xác thì con đã làm gì?" Sau khi nghe điều này, trẻ thường suy nghĩ kỹ và tóm tắt những lỗi lầm mình đã mắc phải.

Ví dụ, trẻ có thể trả lời: "Vừa rồi con chưa làm bài tập về nhà. Vì con muốn chơi lego trước". Lúc này, bố mẹ có thể lặp lại và tóm tắt lại mô tả đó của trẻ, chẳng hạn như: "Con có nghĩ đồ chơi này làm con trì hoãn làm bài tập về nhà không?"

3 câu trả lời amp;#34;thần thánhamp;#34; đối phó với trẻ bướng bỉnh, cả nhà hòa thuận mà không cần la mắng - 2

Bằng cách này, bố mẹ không đưa ra bất kỳ đánh giá thực tế nào mà chỉ mô tả sự thật. Điều này khuyến khích trẻ tự nhận ra lỗi sai của mình thay vì bị gắn nhãn tiêu cực. Cách tiếp cận này tạo cho trẻ cảm giác được lắng nghe và tôn trọng, đồng thời giúp trẻ phát triển khả năng tự phản hồi và chịu trách nhiệm về hành động của mình.

Đồng thời, trẻ sẽ cảm thấy an toàn và thoải mái hơn để chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của mình, từ đó giúp giải quyết các vấn đề trong gia đình hiệu quả hơn.

3 câu trả lời amp;#34;thần thánhamp;#34; đối phó với trẻ bướng bỉnh, cả nhà hòa thuận mà không cần la mắng - 3

“Bố mẹ tin tưởng và luôn ở bên động viên con”

Dù trẻ cư xử như thế nào, ngay cả khi bố mẹ không hài lòng cũng nên dùng ngôn ngữ lành mạnh để đáp lại con. Ví dụ, có thể nói với con: "Mẹ yêu con và sẵn sàng tin tưởng con lần nữa. Mẹ nghĩ rằng chỉ cần con chăm chỉ sẽ có thể hoàn thành bài tập sớm".

Việc phản hồi theo cách này, trẻ không bị chỉ trích mà còn nhận được sự động viên tích cực. Điều này rất quan trọng, bởi vì trẻ em thường dễ bị tổn thương bởi những lời nói, nhất là khi bản thân không đáp ứng được mong đợi của bố mẹ.

3 câu trả lời amp;#34;thần thánhamp;#34; đối phó với trẻ bướng bỉnh, cả nhà hòa thuận mà không cần la mắng - 4

Khi bố mẹ sử dụng ngôn ngữ tích cực, trẻ sẽ cảm thấy được thừa nhận, tôn trọng và yêu thương. Điều này sẽ khuyến khích trẻ cảm thấy an toàn để chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc, thay vì phải nén lại vì sợ bị phê phán hoặc trừng phạt.

Hơn nữa, phương pháp này còn giúp trẻ hình thành niềm tin và động lực để cố gắng hoàn thành nhiệm vụ. Đứa trẻ đương nhiên sẵn sàng hợp tác để hoàn thành nhiệm vụ học tập, vì trẻ nhận thấy được ủng hộ và tin tưởng. Đây là một cách tiếp cận hiệu quả để thúc đẩy sự phát triển và thành công của trẻ.

3 câu trả lời amp;#34;thần thánhamp;#34; đối phó với trẻ bướng bỉnh, cả nhà hòa thuận mà không cần la mắng - 5

“Bố mẹ nghĩ con có thể làm theo cách này..."

Đôi khi trẻ không vâng lời là do trong lòng có nhiều cảm xúc. Trẻ thường gặp nhiều áp lực từ việc học hành, các mối quan hệ xã hội, cũng như sự thay đổi lớn lao trong cuộc sống. Những cảm xúc như tức giận, thất vọng, hoặc lo lắng có thể khiến trẻ khó kiểm soát hành vi của mình.

Vài trường hợp khi trẻ thay đổi nhận thức và quyết định hợp tác, vẫn bối rối và không biết phải làm sao. Trong những thời điểm như vậy, vai trò của bố mẹ trở nên rất quan trọng.

3 câu trả lời amp;#34;thần thánhamp;#34; đối phó với trẻ bướng bỉnh, cả nhà hòa thuận mà không cần la mắng - 6

Lúc này, bố mẹ có thể đưa ra lời hướng dẫn. Ví dụ: "Mẹ khuyên con nên chơi mười phút trước khi tiếp tục làm bài tập về nhà, để con không phải lo chơi hay mất tập trung". Khi đứa trẻ nghe bố mẹ khuyên nhủ một cách nhẹ nhàng, trẻ thường xem xét lại hành vi, cảm thấy được lắng nghe và tôn trọng, sẽ dễ dàng hợp tác hơn.

Việc này giúp giải quyết các tình huống cụ thể, góp phần xây dựng mối quan hệ tin cậy và tình cảm bền chặt giữa bố mẹ và con cái trong tương lai.

3 câu trả lời amp;#34;thần thánhamp;#34; đối phó với trẻ bướng bỉnh, cả nhà hòa thuận mà không cần la mắng - 7

3 câu trả lời amp;#34;thần thánhamp;#34; đối phó với trẻ bướng bỉnh, cả nhà hòa thuận mà không cần la mắng - 8

3 câu nói tác dụng như thần dược, bố mẹ cho con nghe nhiều sẽ làm thay đổi cuộc đời trẻ
Trẻ thường xuyên nghe những câu nói này của bố mẹ, tương lai sẽ trở thành một đứa trẻ hạnh phúc.

Trẻ tiểu học

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Trẻ tuổi dậy thì