Bố mẹ nên thể hiện thái độ rõ ràng, phản ứng tích cực và cố gắng hết sức để giúp con chống lại nạn bắt nạt.
Một bà mẹ kể, khi con vào lớp 1 tiểu học, tính cách cậu bé dần thay đổi trở nên nhút nhát, ghét đến trường. Sau một thời gian tìm hiểu, chị phát hiện con mình bị các bạn cô lập, bắt nạt ở trường.
Thực tế, việc trẻ bị bắt nạt diễn ra hàng ngày ở các cấp bậc học theo các cách khác nhau, kể cả trẻ mẫu giáo. Điều này khiến nhiều phụ huynh lo lắng rằng con mình sẽ ở trong trường hợp trên.
Theo một chuyên gia tâm lý, khi trẻ bị bắt nạt, cách tiếp cận tinh tế của bố mẹ sẽ giúp trẻ chủ động chống lại hành vi này. Bố mẹ có thể thực hiện theo hai cách sau đây.
Hai cách bố mẹ nên làm khi trẻ bị bắt nạt học đường
Có thái độ rõ ràng và phản ứng tích cực
Bố mẹ nên thể hiện thái độ rõ ràng, phản ứng tích cực và cố gắng hết sức để giúp con chống lại nạn bắt nạt. Khi đó, trẻ sẽ cảm thấy mình có chỗ dựa, dễ đối mặt với sự bắt nạt của người khác, sẽ không lựa chọn bao dung hay lùi bước.
Có nhiều cách để chủ động giải quyết, chẳng hạn như đưa con đến gặp giáo viên để được giúp đỡ, cùng con nghĩ ra biện pháp giải quyết vấn đề bị bắt nạt hoặc trực tiếp tìm kiếm sự trợ giúp pháp lý.
Việc trẻ bị bắt nạt diễn ra hàng ngày ở các cấp bậc học, theo các cách khác nhau.
Giúp đỡ trẻ tất cả sức lực của mình
Bố mẹ càng kiên định thì trẻ càng có nhiều can đảm để chống lại những kẻ bắt nạt.
Một số phụ huynh chỉ giúp đỡ con bằng lời nói mà thiếu hành vi, điều này khiến trẻ cảm thấy bất lực, không dám dùng hết sức phản kháng. Vì vậy, ngay cả bố mẹ cũng nên mạnh mẽ trong hành vi của mình.
Bố mẹ cần luôn đứng về phía con và bảo vệ quyền lợi. Hãy tạo một môi trường gia đình mạnh mẽ, không chấp nhận sự bắt nạt nào, khuyến khích con khám phá các phương thức hợp lý để bảo vệ bản thân.
Hành vi bắt nạt ảnh hưởng đến tâm lý trẻ.
Giáo dục chống bắt nạt nên bắt đầu ngay từ khi còn nhỏ, có 2 điều cần làm như sau
Nói trước với con vấn đề bắt nạt trước khi đến trường
Đôi khi trẻ không hiểu vì sao mình bị bắt nạt. Vì vậy, bố mẹ thông báo cho trẻ biết trong hoàn cảnh nào cho thấy trẻ đang bị bắt nạt.
Ví dụ, những tình huống trẻ nên phản kháng ngay lập tức như: Bị trộm đồ, bị đe dọa, bị bạn khác cấu vào người, bị bị cười nhạo, bị cướp tiền,...
Ngoài ra, khi gặp một số tin tức bắt nạt hoặc dựa trên kinh nghiệm của bản thân, bố mẹ nên giúp con phân biệt giữa đánh nhau nhỏ nhặt và hành vi bắt nạt.
Bố mẹ càng kiên định thì trẻ càng có nhiều can đảm để chống lại những kẻ bắt nạt.
Trẻ cần được hướng dẫn để hiểu rõ rằng việc đánh nhau trong một tình huống không đáng kể, không có sự ác ý và xảy ra trong một môi trường an toàn không phải là hành vi bắt nạt. Tuy nhiên, hành vi bắt nạt là một hành vi có chủ ý, thường xảy ra lặp đi lặp lại và gây hại cho người khác.
Bằng cách giúp trẻ nhận biết và hiểu được những tình huống bắt nạt, bố mẹ giúp con xây dựng sự tự tin và khả năng tự bảo vệ.
Dạy con cách tự bảo vệ mình khi bị bắt nạt
Trẻ mẫu giáo có kỹ năng diễn đạt bằng lời nói còn yếu, và khi bước vào giai đoạn tiểu học, trẻ sẽ tiếp xúc với một "xã hội thu nhỏ" rộng lớn hơn. Mối quan hệ giữa các cá nhân trong lớp học trở nên phức tạp hơn và đôi khi một số trẻ có thể phải đối mặt với việc bị bắt nạt.
Để đảm bảo con không trở thành nạn nhân của bạo lực trong môi trường học tập, bố mẹ cần hướng dẫn trước và tích cực tham gia vào quá trình phòng ngừa bắt nạt.
Tuy nhiên, việc giải thích trực tiếp về vấn đề chống bắt nạt bằng lời nói có thể gặp khó khăn, đặc biệt khi trẻ còn chưa thể hiểu một cách đầy đủ và sâu sắc. Trong trường hợp này, phụ huynh có thể sử dụng các phương pháp khác như truyện tranh, sách, phim hoạt hình có chủ đề liên quan để truyền đạt thông điệp và hướng dẫn cho trẻ.
Bố mẹ cần hướng dẫn trước và tích cực tham gia vào quá trình phòng ngừa bắt nạt.
Những câu chuyện trong truyện tranh và sách, hoặc những nhân vật trong phim hoạt hình có thể truyền tải thông điệp về tình huống bắt nạt, những hậu quả của nó và cách giải quyết một cách dễ hiểu và gần gũi với trẻ. Nhờ vào những hình ảnh và câu chuyện, trẻ có thể nhận biết được các dấu hiệu của bắt nạt và học cách ứng phó trong những tình huống tương tự.
Ngoài ra, việc sử dụng truyện tranh, sách và phim hoạt hình cũng giúp tạo ra một không gian an toàn để trẻ thảo luận về vấn đề bắt nạt một cách thoải mái. Bố mẹ có thể dành thời gian cùng trẻ đọc truyện, xem phim hoặc thảo luận về nội dung để trẻ cảm thấy thoải mái hơn khi chia sẻ những trải nghiệm và suy nghĩ của mình.