Có 3 phương pháp hữu ích giúp trẻ xây dựng niềm tin, mục tiêu để tạo dựng cuộc sống thành công trong tương lai.
Như chúng ta đã biết, những người có thể làm được việc lớn và trở thành lãnh đạo trong một lĩnh vực nào đó đều rất năng nổ và ngoan cường, không dễ dàng nhượng bộ khi gặp khó khăn. Chính khát vọng chiến thắng mãnh liệt này đã không ngừng thúc đẩy họ vượt qua chính mình và các đối thủ, để cuối cùng đạt được thành công.
Những người không có tính cạnh tranh lại ở một trạng thái khác, không muốn thắng nhiều, thường rụt rè khi gặp khó khăn, không sẵn lòng làm những việc thách thức và dễ thất bại. Vậy tại sao một số người thực sự muốn chiến thắng còn một số thì không? Các nhà nghiên cứu giải thích điều này liên quan chặt chẽ đến mức độ testosterone.
Testosterone tạo ra sự phấn khích và cạnh tranh. Mức testosterone càng cao thì người đó càng có tính cạnh tranh. Nói chung, nam giới có nồng độ testosterone cao hơn, nên thường có tính cạnh tranh cao hơn nữ giới.
Ảnh minh họa.
Vậy làm thế nào để biết mức testosterone của trẻ là bao nhiêu?
Theo các nhà nghiên cứu, chũng ta có thể nhận biết bằng cách nhìn vào tướng tay: So sánh độ dài của ngón trỏ và ngón đeo nhẫn (Ngón áp út). Nếu ngón đeo nhẫn dài hơn ngón trỏ nhiều, điều đó có nghĩa là đứa trẻ có tính cạnh tranh cao.
Trong quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ, sẽ bị ảnh hưởng bởi tác động kết hợp của nội tiết tố androgen và estrogen. Mức testosterone càng cao và ngón đeo nhẫn càng dài thì đứa trẻ sẽ càng “nam tính” hơn, dù là trai hay gái…
Một nghiên cứu của Đại học Cambridge cho thấy, những người giao dịch có ngón đeo nhẫn dài hơn kiếm được số tiền gấp 6 lần so với những người giao dịch có ngón đeo nhẫn ngắn hơn.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Bath phát hiện ra rằng, trẻ em có ngón đeo nhẫn dài hơn sẽ học tốt hơn trong các môn như toán học và vật lý.
Một nghiên cứu khác ở Anh cũng cho thấy, những người có ngón đeo nhẫn dài hơn có khả năng nhận thức và không gian thị giác tốt hơn, tinh thần dẻo dai và quyết tâm, tự tin, lạc quan hơn.
Từ những cơ sở này có thể thấy rằng nếu một đứa trẻ sinh ra có mức testosterone cao thì khả năng chiến thắng trong cuộc thi sẽ cao hơn.
Mặc dù yếu tố sinh lý chiếm khoảng 40% tác động đến khả năng cạnh tranh, nhưng bố mẹ vẫn có thể nuôi dưỡng khả năng cạnh tranh của trẻ thông qua giáo dục, văn hóa và các môi trường tiếp thu khác.
Để nâng cao khả năng cạnh tranh, trước tiên phải nâng cao ý thức về giá trị bản thân của trẻ. Khi trẻ có niềm tin, sự gắn bó, mục tiêu, sức mạnh và cảm giác chắc chắn thì có được khả năng cạnh tranh. Dưới đây, các chuyên gia gợi ý 3 phương pháp nhỏ.
Thường xuyên khen ngợi
Một người mẹ kể rằng, chị thường nói với các con: "Sự ra đời của con đã thắp sáng cuộc đời mẹ", "Mẹ cảm thấy rất hạnh phúc khi có con ở đây", "Con là thiên thần nhỏ được Chúa gửi đến cho mẹ". Sự thừa nhận vô điều kiện này nhằm khẳng định con người toàn diện của trẻ.
Thường xuyên khen ngợi.
Những lời nói yêu thương, cảm ơn và khẳng định như vậy đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng sự tự tin cho trẻ. Mỗi lời khen ngợi, chia sẻ của mẹ mang lại cho trẻ sức mạnh về nhận thức, giá trị bản thân.
Những hạt giống của niềm tin "Tôi xứng đáng" có thể dần bén rễ và nảy mầm trong tâm hồn trẻ nhờ những lời nói khích lệ của mẹ. Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy được yêu thương, từ đó, trẻ sẽ dần hình thành một hình ảnh tích cực về bản thân, cảm thấy an toàn và tin tưởng vào chính mình.
Không nuông chiều quá mức
Trẻ em cần phải trải qua một số thất bại và tích lũy một số thành công, trước khi có thể dần dần hình dung ra các quy tắc làm việc và học tập. Quá trình này rất quan trọng trong sự phát triển tốt hơn trong tương lai.
Nếu bố mẹ lo hết mọi việc, không để trẻ có cơ hội suy nghĩ độc lập, không tìm được cảm giác chắc chắn rằng "mình làm được" và "mình có khả năng" thì trẻ sẽ chùn bước khi gặp khó khăn. Trẻ cần có những trải nghiệm thành công và thất bại để tự xây dựng niềm tin vào bản thân.
Dạy con tính tự lập.
Vì vậy, đừng quá chủ động hay chuẩn bị quá nhiều mà hãy tạo môi trường để trẻ trải nghiệm và học cách suy nghĩ độc lập khi gặp khó khăn. Bố mẹ cần đứng lại và tin tưởng rằng trẻ có thể tự giải quyết vấn đề. Khi được thử thách một cách phù hợp, trẻ sẽ tìm được niềm tin "Tôi tin mình làm được" - một động lực vô cùng quan trọng để trẻ tiếp tục phát triển và vượt qua những thách thức.
Quá trình này sẽ giúp trẻ trở nên tự lập, chủ động và có khả năng giải quyết vấn đề. Thay vì chỉ biết làm theo mà không hiểu lý do, trẻ sẽ học cách sử dụng tư duy logic, phân tích và đưa ra quyết định cho chính mình. Đây là nền tảng quan trọng để trẻ thành công trong tương lai.
Hãy khen ngợi cụ thể và chú ý hơn đến quá trình
Đừng chỉ nói “Con thật có năng lực”, “Con thật tuyệt vời”, “Con thật thông minh” mà hãy nhìn con mình chăm chỉ rồi mô tả.
"Mẹ nhận thấy con đã cất bát và đũa sau khi ăn xong. Hôm nay con ngoan lắm."
"Mẹ để ý thấy sau khi làm bài tập xong, concất vở vào cặp. Quần áo mặc ngày mai cũng đã sẵn sàng."
Hay khi trẻ đạt điểm cao trong một kỳ thi, "Mẹ nhận thấy gần đây con đã học rất chăm chỉ và mẹ rất tự hào về con". Hãy tập trung nhiều hơn vào quá trình nỗ lực của con hơn là kết quả.
Hãy khen ngợi cụ thể.
Nếu chữ viết của trẻ kém, trẻ có thể dùng kính lúp để tìm kiếm những cải tiến nhỏ. “Nét này rất hay và mạnh mẽ, nét chữ không hề lạc lõng, độ béo và độ gầy vừa phải. Dòng cuối cùng trông rất gọn gàng."
Khi chúng ta chân thành khẳng định, chấp thuận và chấp nhận khuyết điểm, thì chỉ khi đó trẻ thực sự cảm nhận được tình yêu thương và thiết lập một hệ thống đánh giá nội tâm lành mạnh.
Khi trẻ có nội lực bên trong vững chắc, sẽ không dễ bị ảnh hưởng bởi thế giới bên ngoài và có thể bình tĩnh đối mặt với những vấn đề khó khăn. Bởi vì trẻ biết mình là ai, muốn làm gì, có thể nghĩ ra biện pháp tốt để giải quyết, tin tưởng vững chắc mình có thể thành công.