Mẹ khéo dùng quy tắc 80/20, con bướng một phát nghe ngay, không cần quát mắng

Thi Thi - Ngày 14/02/2025 09:00 AM (GMT+7)

Trong quá trình nuôi dạy, bố mẹ nên lắng nghe và hiểu cảm xúc của trẻ, thay vì chỉ tập trung vào việc áp đặt.

Trong cuộc sống gia đình, có rất nhiều tình huống mà bố mẹ cần phải nói " không " với con. Tuy nhiên, nhiều bậc bố mẹ sẽ thấy rằng, mỗi khi nói "không", trẻ sẽ giả vờ không nghe thấy hoặc khóc và làm ầm ĩ.

Sự không vâng lời của trẻ đôi khi làm bố mẹ khó chịu, dễ bùng nổ cảm xúc. Thực ra, việc phê bình trẻ cũng đòi hỏi sự sáng suốt từ bố mẹ.

Một chuyên gia giáo dục gợi ý "quy tắc 80/20" khi dạy con, nghĩa là 20% lý trí và 80% đồng cảm, 20% chỉ trích và 80% khẳng định.

Khi bố mẹ phê bình trẻ, nên có mục đích xây dựng, truyền đạt các giá trị đúng đắn, khuyến khích thay vì ngăn cản, hay kìm hãm. Bố mẹ có thể thử 5 phương pháp nuôi dạy con sau đây.

Mẹ khéo dùng quy tắc 80/20, con bướng một phát nghe ngay, không cần quát mắng - 1

Mẹ khéo dùng quy tắc 80/20, con bướng một phát nghe ngay, không cần quát mắng - 2

Sử dụng từ khẳng định thay vì phủ định

Trước 6 tuổi là thời kỳ tốt nhất để nuôi dưỡng tính cách và thói quen tốt cho trẻ. Đây là giai đoạn vàng, khi trẻ trong quá trình hình thành nhận thức về thế giới xung quanh. Tuy nhiên, giáo dục trẻ không nhất thiết phải quát mắng, mà có thể thực hiện theo cách nhẹ nhàng và hiệu quả hơn.

Tất cả trẻ đều thích được bố mẹ công nhận và đánh giá cao. Mặc dù trẻ còn nhỏ, nhưng cũng cần được hiểu và cảm nhận sự yêu thương. Việc thể hiện sự khen ngợi khi trẻ làm tốt sẽ giúp xây dựng sự tự tin, khuyến khích phát triển  thói quen tốt.

Tuy nhiên, những lời khiển trách gay gắt của bố mẹ, cùng với việc thản nhiên nói “không” và “đừng” với con, không phải là cách tiếp cận hiệu quả. Cách tiếp cận cứng rắn này có thể khiến trở nên bướng bỉnh và phản nghịch. 

Nếu mẹ không muốn trẻ làm điều gì đó, đừng vội nói "không". Thay vào đó, hãy thay thế bằng những gì mẹ mong đợi trẻ làm. Ví dụ, khi nói đến việc xem TV, thay vì nói “Con không được xem TV nữa, nó không tốt cho mắt”, tốt hơn là nên nói “Xem TV quá lâu sẽ hại mắt con, nên mẹ sẽ cho con xem thêm 10 phút nữa rồi tắt TV”. Cách tiếp cận này giúp trẻ hiểu rõ hơn về lý do nên hạn chế xem TV, cũng như tạo ra cảm giác tích cực hơn về việc tuân thủ.

Mẹ khéo dùng quy tắc 80/20, con bướng một phát nghe ngay, không cần quát mắng - 3

Đừng nói "không" quá thường xuyên

Con người thường có tâm lý phản nghịch, càng cấm làm điều gì, càng muốn làm điều đó.

Mẹ nói "Con ngừng chạy", trẻ càng có xu hướng chạy lung tung.

Hay mẹ càng bí mật dặn dò con không được ăn kẹo, thì bé càng muốn ăn nhiều hơn.

Những lệnh cấm lặp đi lặp lại có vẻ rất thú vị với trẻ, thậm chí còn rất hấp dẫn.

Đặc biệt là khi trẻ qua 2 tuổi, giai đoạn nhạy cảm với nhận thức bản thân đến, ý thức độc lập bắt đầu mạnh mẽ hơn và tự nhiên phát triển cảm giác "Tôi đã là người lớn".

Lúc này, trẻ cảm thấy khó chịu nếu bố mẹ can thiệp, và nghĩ rằng bố mẹ quá nghiêm khắc, hay cằn nhằn.

Trẻ tìm hiểu về thế giới xung quanh thông qua việc khám phá liên tục bằng tay.

Trẻ tìm hiểu về thế giới xung quanh thông qua việc khám phá liên tục bằng tay.

Nếu bố mẹ thường xuyên nói "không" để ngăn chặn, sẽ dễ làm tăng thêm tâm lý nổi loạn của trẻ.

Tiến sĩ Montessori từng nói rằng, sự phát triển của trẻ là quá trình thử nghiệm và sai sót liên tục, không thể làm mọi thứ hoàn hảo ngay từ đầu. Miễn là trẻ không làm hại bản thân, làm phiền người khác hoặc phá hủy môi trường thì bố mẹ không nên áp quá nhiều quy tắc lên con.

Bố mẹ nên hiểu rằng việc thường xuyên nói "không", hay từ ngữ phủ nhận hành vi của trẻ có thể dễ dàng làm giảm sự nhiệt tình khám phá và sự tự tin.

Trẻ em dưới 6 tuổi là những nhà thám hiểm giác quan. Trẻ tìm hiểu về thế giới xung quanh thông qua việc khám phá liên tục bằng tay.

Quá nhiều sự cấm đoán sẽ khiến trẻ trở nên nhút nhát. Khi giáo dục trẻ, bố mẹ nên chú ý đến mức độ thả lỏng, kỷ luật là quan trọng nhưng nên buông bỏ khi cần. 

Mẹ khéo dùng quy tắc 80/20, con bướng một phát nghe ngay, không cần quát mắng - 5

Bố mẹ nên kiểm soát cảm xúc, không vội đổ lỗi cho trẻ về sự việc xảy ra

Khi giáo dục trẻ, điều quan trọng cần tránh là phớt lò và thái độ thô lỗ. 

Việc nói "không" một cách đơn giản và thô lỗ dễ dàng khiến trẻ chuyển sự chú ý sang cảm xúc của bố mẹ, ngăn cản trẻ nhận ra đúng vấn đề, dễ kích thích tâm lý nổi loạn.

Nói "không" với trẻ thực chất là một bối cảnh tiêu cực, luôn hạn chế suy nghĩ và hành vi tốt.

Vì vậy, đôi khi, bố mẹ cũng có thể làm ngược lại, nắm bắt cơ hội khi trẻ làm tốt điều gì đó để kịp thời khẳng định và động viên.

Ngoài ra, khi cha mẹ nói "không", nên giữ tâm trạng bình tĩnh và điềm đạm. Không nên vội kỷ luật trẻ trong lúc nóng giận. 

Tấm lòng bao dung và cách đối xử nhẹ nhàng, sẽ là môi trường yêu thương cho trẻ học hỏi và sửa chữa hành vi.

Triết gia người Đức Jaspers nói "Bản chất của giáo dục là một cây rung chuyển cây khác, một đám mây đẩy một đám mây khác, và một tâm hồn gọi một tâm hồn khác".

Mục đích của giáo dục không phải là đổ lỗi, mà giúp trẻ hiểu được các nguyên tắc làm việc và phẩm giá của con người, đồng thời phát triển những phẩm chất tốt như tính tự giác, tự tin và tự lập.

Nắm bắt cơ hội khi trẻ làm tốt điều gì đó để kịp thời khẳng định và động viên.

Nắm bắt cơ hội khi trẻ làm tốt điều gì đó để kịp thời khẳng định và động viên.

Mẹ khéo dùng quy tắc 80/20, con bướng một phát nghe ngay, không cần quát mắng - 7

Sử dụng các quy tắc thay vì nói "không" với trẻ

Một chuyên gia nói răng "Tình yêu có luật lệ là tình yêu khôn ngoan".

Thay vì liên tục nói "không" mỗi khi trẻ mắc cùng một lỗi, tốt hơn là bố mẹ nên đặt ra các quy tắc ngay từ đầu để hạn chế hành vi.

Tiến sĩ giáo dục Maria Montessori cho biết, trẻ em từ 3-6 tuổi thường được gọi là "giai đoạn xi măng ướt". Vào thời điểm này, trẻ dễ uốn nắn nhất, nên cần đặt ra các quy tắc.

Bố mẹ có thể thiết lập 6 nguyên tắc đơn giản sau đây:

- Không được phép có hành vi thô lỗ và khiếm nhã.

- Không được tùy ý lấy đồ của người khác, nên biết cất giữ đồ của mình.

- Đặt đồ vật trở lại vị trí cũ.

- Đối với đồ chơi và tất cả các vật dụng công cộng, ai có trước sẽ được sử dụng trước, người đến sau phải đợi.

- Không làm phiền người khác.

- Xin lỗi khi trẻ làm điều gì sai và có quyền yêu cầu người khác xin lỗi.

Nếu trẻ có các quy tắc và ranh giới, sẽ hiểu được những gì có thể và không thể làm, học cách chịu trách nhiệm về cảm xúc, hành vi và thái độ của chính mình.

Mẹ khéo dùng quy tắc 80/20, con bướng một phát nghe ngay, không cần quát mắng - 8

Trước 6 tuổi, dạy trẻ bằng hành động hiệu quả hơn lời nói 

Khi trẻ lớn lên từng ngày, khả năng quan sát và bắt chước ngày càng mạnh hơn, và trẻ sẽ tự đưa ra phán đoán và suy nghĩ riêng.

Mọi điều bố mẹ nói và làm đều được trẻ nhìn thấy, vì vậy bố mẹ tự nhiên trở thành điểm tham chiếu của con.

Ví dụ, khi trẻ học nói, sẽ bắt chước cách phát âm, giọng điệu và cách chọn từ của bố mẹ. Nếu một ngày nào đó mẹ vô tình nói bậy, vài ngày sau sẽ thấy rằng câu này được phát lại từ miệng trẻ.

Bố mẹ nên dạy trẻ điều gì nên làm và không nên làm.

Bố mẹ nên dạy trẻ điều gì nên làm và không nên làm.

Đây là sức mạnh của trí óc hấp thụ của trẻ. Trí óc hấp thụ chào đón mọi thứ và tràn đầy hy vọng về nó. Giống như việc chúng ta biết cách đối xử bình đẳng với người giàu và người nghèo, chấp nhận và tiếp thu tôn giáo, định kiến ​​và phong tục địa phương...

Đôi khi, khi trẻ không nghe lời khi mẹ nói "không", bố mẹ nên thay đổi cách tiếp cận và sử dụng hành động để dạy trẻ phải làm gì.

Ví dụ, nếu trẻ rải đồ chơi khắp nhà, mẹ có thể vừa cất chúng đi vừa nói "Ôi không, nhà chúng ta bị che lấp bởi đồ chơi rồi, mẹ không tìm thấy nhà của mình. Ai có thể giúp mẹ?"

Việc nói cho trẻ biết cách làm đúng, để hiểu cách thực hiện thông qua hành động sẽ mang lại những kết quả không ngờ.

Mẹ khéo dùng quy tắc 80/20, con bướng một phát nghe ngay, không cần quát mắng - 10

Bố mẹ nổi nóng, la hét để trút giận sẽ gieo mầm xấu lên nhân cách con cả đời
Sự không ổn định về mặt cảm xúc của bố mẹ xuất phát có thể đến từ áp lực cuộc sống, thiếu kỹ năng quản lý cảm xúc, vấn đề tâm lý...

Phương pháp giáo dục sớm

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]14/02/2025 07:50 AM(GMT+7)

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề [VIDEO] Điểm tin nuôi dạy con