Những đứa trẻ tài năng thường bộc lộ sớm một số đặc điểm.
Trong xã hội hiện đại, nơi sự cạnh tranh khốc liệt, nhiều bậc bố mẹ mong muốn tìm cách rèn luyện trí thông minh cho con.
Thực tế, nếu trẻ bộc lộ sớm 7 đặc điểm chứng tỏ chỉ số IQ cao, bố mẹ nên tập trung bồi dưỡng phù hợp, nhằm giúp con phát huy tốt tiềm năng.
Rất tò mò
Một đặc điểm chung của trẻ em là sự khao khát tìm hiểu và khám phá mọi thứ xung quanh. Ví dụ, khi trẻ xem một cuốn sách tranh, không chỉ nghe kể chuyện và ngắm nhìn những bức tranh sinh động, mà còn rất thích thú và tò mò về những màu sắc tạo nên các hình minh họa.
Rất tò mò.
Trẻ thường hỏi về lý do tại sao bức tranh lại có màu xanh lá cây, hoặc vì sao mặt trời lại có màu vàng rực rỡ. Câu hỏi “Tại sao?” luôn xuất hiện trong tâm trí trẻ, thúc đẩy chúng tìm kiếm câu trả lời. Đây thực chất là biểu hiện của sự tò mò tự nhiên, một đặc điểm quan trọng trong quá trình phát triển trí tuệ.
Thực tế, việc trẻ “ồn ào” và đặt ra hàng loạt câu hỏi là điều tốt, đó là dấu hiệu cho thấy trẻ có chỉ số IQ cao. Sự tò mò giúp trẻ khám phá thế giới, tạo ra những cơ hội học tập phong phú. Chính nhờ tính tò mò này, trẻ có động lực mạnh mẽ để tìm hiểu, khám phá kiến thức mới và phát triển kỹ năng tư duy phản biện.
Giỏi quan sát
Nhiều trẻ thơ thẩn quan sát bánh xe, lá cây,...
Trên thực tế, nhiều người lớn không coi trọng hành vi này và cho rằng trẻ em thực sự chỉ nhìn vào vật gì đó vì đẹp. Tuy nhiên, trên thực tế, đây là dấu hiệu cho thấy khả năng quan sát mạnh mẽ.
Trẻ có thể khám phá những chi tiết, chú ý đến những nơi mà người bình thường không nhận ra, từ đó khám phá, hiểu và giải quyết vấn đề tốt hơn.
Giỏi quan sát.
Ngoài ra, kỹ năng quan sát tốt cũng sẽ giúp trẻ hiệu quả hơn khi làm việc và học nhanh, bởi trẻ sẽ luôn tìm ra “lối tắt” và tận dụng hiệu quả mọi chi tiết, nguồn lực có thể, từ đó nâng cao hiệu quả.
Những đứa trẻ như vậy có hoạt động tư duy não bộ rất cao, dường như luôn tràn đầy sự tò mò, ham muốn khám phá vô tận. Và chính sức sống thường xuyên này đã thúc đẩy trình độ trí tuệ không ngừng được nâng cao.
Thích “phá hủy”
Nhiều bậc bố mẹ bối rối trước việc con mình thích “phá hoại”.
Mọi thứ đều có hai mặt. Phá hoại tưởng chừng như là một thói quen xấu, nhưng thực ra đó là một cách độc đáo để trẻ khám phá thế giới.
Giống như những thám tử nhỏ, tò mò tách rời mọi thứ và cố gắng tìm hiểu những bí ẩn bên trong của sự vật. Tinh thần học tập chuyên sâu này giúp trẻ vô tình học hỏi thêm được nhiều kiến thức, tích lũy kinh nghiệm trưởng thành trong khi vui chơi.
Với mỗi nỗ lực thực hành, trình độ trí tuệ của trẻ sẽ ngày càng được nâng cao. Vì vậy, bố mẹ không nên vội ngăn cản mà hãy hướng dẫn con đúng cách.
Khả năng diễn đạt ngôn ngữ tốt
Có người cho rằng đó là chất lượng giáo dục trước khi sinh, người khác khẳng định đó là thời gian bố mẹ dạy dỗ, môi trường mà trẻ học nói,...
Đúng là khả năng ngôn ngữ của trẻ có liên quan đến những yếu tố này nhưng yếu tố quan trọng nhất chính là sự phát triển trí não.
Nhìn chung, nếu não trẻ phát triển tốt và khỏe mạnh thì chức năng của vùng ngôn ngữ sẽ tốt hơn, trẻ sẽ học ngôn ngữ hiệu quả, từ đó thể hiện khả năng diễn đạt ngôn ngữ tốt.
Vì vậy, hiểu đơn giản khả năng ngôn ngữ mạnh mẽ của trẻ có nghĩa là trí não phát triển tốt, tương đương nền tảng IQ cao.
Trường hợp bố mẹ nhận thấy con mình yếu về ngôn ngữ, chậm nói… nên tăng cường giao tiếp hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia, nhằm giúp trẻ cải thiện sớm.
Bởi giáo dục ngôn ngữ tích cực có thể kích thích sự phát triển trí não, gián tiếp giúp trẻ thông minh hơn.
Khả năng diễn đạt ngôn ngữ tốt.
Khả năng thích ứng mạnh mẽ (tính cách vui vẻ, hòa đồng...)
Khi trẻ sơ sinh bước vào thế giới này, không hiểu gì cả. Vì vậy, nhiều trẻ sơ sinh chưa thích nghi tốt với môi trường. Đây là một trong những lý do trẻ thường khóc tìm mẹ.
Tuy nhiên, khi nói đến việc trẻ khóc đòi mẹ, một số trẻ khóc thường xuyên, trong trẻ khác lại bình tĩnh hơn. Điều này thực chất có liên quan đến khả năng thích ứng.
Sở dĩ trẻ có khả năng thích ứng mạnh, nhanh chóng chấp nhận môi trường là do bộ não có thể “lật ngược” và nắm bắt nhanh các yếu tố khác nhau trong môi trường xa lạ, đồng thời phán đoán nhanh các thuộc tính, mối nguy hiểm.
Bằng cách này, có thể phân tích chính xác hơn liệu trẻ có thể sống an toàn trong môi trường như vậy hay không, có thể sử dụng một số tài nguyên trong môi trường để đạt được mục tiêu vui chơi, kết bạn,...
Khả năng thích ứng mạnh mẽ.
Khả năng bò tốt
Khi nói đến mức độ thông minh, nhiều người chú trọng đến trí não, khả năng tư duy,… nhưng có thể chưa biết rằng khả năng bò cũng có ảnh hưởng tới chỉ số IQ của trẻ.
Trẻ có khả năng bò tốt mức độ thông minh cao hơn. Sở dĩ xảy ra hiện tượng này thực chất là do hành động bò của trẻ có tác dụng kích thích tương đối toàn diện lên cơ thể.
Có thông tin cho rằng hành vi bò trực tiếp thúc đẩy sự phát triển của não, đặc biệt là não giữa và không thể bỏ qua tác động của nó đối với tiểu não. Nhiều trẻ mắc chứng rối loạn tích hợp cảm giác là do không học bò khi còn nhỏ.
Vì vậy, không nên đánh giá thấp hành động của con. Đây cũng là một hành vi “trí tuệ”.
Tập trung cao độ
Thực chất, hiện tượng “phản ứng chậm” của trẻ chính là biểu hiện của khả năng tập trung cao độ. Hành vi này không phải là sự thiếu chú ý hay bướng bỉnh, mà ngược lại, cho thấy trẻ đang hoàn toàn đắm chìm trong thế giới của mình.
Tập trung cao độ.
Ví dụ, khi trẻ lắp ráp các khối Lego, mẹ gọi bé đi ăn, nhưng dường như không nghe thấy. Thực tế, điều này xảy ra vì trẻ đang tập trung cao độ vào việc xếp các khối lại với nhau, và tiếng gọi của mẹ trở thành một yếu tố không đáng kể trong khoảnh khắc đó. Cậu bé có thể đã chọn tạm thời không trả lời vì không muốn làm gián đoạn dòng suy nghĩ sáng tạo của mình.
Thực tế cho thấy, con người có thể thực hiện mọi việc một cách hiệu quả hơn khi tập trung. Khi trẻ biết cách tập trung vào một nhiệm vụ cụ thể, sẽ phát triển khả năng tư duy logic, sáng tạo và giải quyết vấn đề.