5 thói quen xấu này sẽ khiến trí não trẻ ngày càng đần độn Cha mẹ nên chú ý hơn và cố gắng tránh chúng.
Hầu hết bố mẹ mong muốn con học hỏi nhanh, có khả năng tiếp thu cái mới, trí nhớ và học tập tốt khi lớn lên. Tuy nhiên, quá trình này không hề dễ dàng, trẻ cần bù đắp đắp những khuyết điểm bằng cách chăm chỉ, rèn luyện trí thông minh.
Trong giảm và thay đổi thói quen xấu rất quan trọng, có 5 thói quen khiến trí não trẻ khó phát triển tốt. Bố mẹ nên chú ý.
"Lười" suy nghĩ
Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng não bộ càng được kích hoạt sẽ thông minh hơn. Các hoạt động kích thích trí não, tò mò, giải quyết vấn đề và tham gia vào các trò chơi trí tuệ, có thể tạo ra những kết nối mới giữa các tế bào não, giúp tăng cường khả năng tư duy và sáng tạo.
Điều này cho thấy rằng sự tương tác tích cực với môi trường xung quanh có thể thúc đẩy sự phát triển trí tuệ, đặc biệt là trong những năm tháng đầu đời.
Ngược lại, trẻ "lười suy nghĩ" thường có xu hướng không khai thác hết tiềm năng, làm điều gì đó được định sẵn. Khi trẻ ít tham gia vào các hoạt động tư duy, khả năng giải quyết vấn đề sẽ bị hạn chế.
Sự thiếu thốn trong việc kích thích trí não có thể dẫn đến việc trẻ trở nên thụ động, không ham học hỏi, và dễ dàng chấp nhận mọi thứ mà không đặt câu hỏi hay suy nghĩ sâu sắc.
Trẻ cần được nhiều kích thích để phát triển trí não tốt.
Thói quen ăn uống không lành mạnh
Trẻ ăn uống không điều độ, thường xuyên ăn thực phẩm chế biến sẵn, đồ ngọt và thức ăn nhanh... sẽ thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển trí não, như omega-3, vitamin B, sắt và kẽm. Những chất này rất quan trọng trong việc hình thành và duy trì các kết nối thần kinh, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng học tập và ghi nhớ.
Chế độ ăn nhiều đường và chất béo dẫn đến tình trạng căng thẳng oxy hóa, làm hư hại tế bào não và gây ra những vấn đề về nhận thức. Căng thẳng oxy hóa có thể làm giảm khả năng hoạt động của các tế bào não, từ đó ảnh hưởng đến khả năng tư duy và phản xạ.
Đồng thời, tăng nguy cơ mắc các rối loạn tâm lý như lo âu và trầm cảm. Những vấn đề tâm lý này làm giảm khả năng tập trung và học hỏi của trẻ.
Vì vậy, bố mẹ nên khuyến khích trẻ ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng, như rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và protein từ nguồn thực phẩm sạch. Từ đó phát triển tốt về mặt thể chất, có nền tảng vững chắc cho sự phát triển trí tuệ trong tương lai.
Chế độ ăn nhiều đường và chất béo dẫn đến tình trạng căng thẳng oxy hóa.
Không thích chơi thể thao
Ngày nay, việc rèn luyện thói quen chơi thể thao cho trẻ đã trở thành một điều cần thiết. Tập thể dục giúp cải thiện sức khỏe thể chất, tác động tích cực đến sự chú ý và tập trung.
Nghiên cứu cho thấy rằng hoạt động thể chất thường xuyên có thể làm tăng lưu lượng máu đến não, từ đó cải thiện khả năng ghi nhớ và tư duy sáng tạo. Những đứa trẻ học giỏi nhìn chung đều có thể chất tốt, thể lực vượt trội và phản ứng nhanh.
Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng trẻ em tham gia vào các hoạt động thể thao thường xuyên có khả năng giải quyết vấn đề tốt, thể hiện tư duy phản biện và sáng tạo trong học tập. Trẻ cũng có xu hướng tự tin hơn, kỹ năng xã hội phát triển và khả năng làm việc nhóm tốt hơn.
Ngược lại, những đứa trẻ không thích thể thao thường có phản ứng chậm, thiếu linh hoạt, tinh thần uể oải... Trẻ cảm thấy khó khăn để duy trì sự tập trung trong lớp học, dễ dàng bị phân tâm bởi những yếu tố xung quanh.
Ngủ không đủ giấc
Khi trẻ ngủ ngon, não có thể tự phục hồi trong khi ngủ và thúc đẩy tiết ra các chất dẫn truyền thần kinh như dopamine và serotonin, có lợi cho phát triển của não. Giấc ngủ không chỉ là thời gian để cơ thể nghỉ ngơi mà còn là giai đoạn quan trọng để não bộ xử lý thông tin đã tiếp thu trong suốt cả ngày.
Trong thời gian này, não sẽ củng cố trí nhớ, tổ chức lại các thông tin và sắp xếp theo cách dễ dàng truy xuất khi cần thiết.
Nếu trẻ không ngủ đủ giấc hoặc ngủ không ngon, dẫn đến học tập kém hiệu quả và thiếu tập trung vào ngày hôm sau. Trẻ cảm thấy mệt mỏi, cáu gắt và dễ bị phân tâm. Sự thiếu hụt giấc ngủ làm giảm khả năng sáng tạo và tư duy phản biện, gặp khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề phức tạp.
Vì vậy, trẻ nên nghỉ ngơi đầy đủ và ngủ đủ giấc, sẽ tràn đầy năng lượng khi đến trường vào ngày hôm sau. Một giấc ngủ sâu và chất lượng giúp trẻ cảm thấy tỉnh táo, hưng phấn và sẵn sàng khám phá những điều mới.
Nếu trẻ không ngủ đủ giấc hoặc ngủ không ngon, dẫn đến học tập kém hiệu quả và thiếu tập trung vào ngày hôm sau.
Không thích nói chuyện
Nếu không có sự kích thích từ bên ngoài của môi trường ngôn ngữ phong phú, trẻ sẽ có vốn từ vựng ít và không thể diễn đạt chính xác khi giao tiếp với người khác, ảnh hưởng đến khả năng diễn đạt ngôn ngữ và kỹ năng xã hội.
Một số trẻ có kỹ năng diễn đạt tốt, kỹ năng xã hội, trí tuệ cảm xúc cao, khiến người khác cảm thấy thoải mái khi nói, dễ dàng làm việc và có nhiều cơ hội thành công hơn.
Vì vậy, bố mẹ nên trò chuyện, hướng dẫn trẻ đọc, giao tiếp với con thường xuyên, nhằm hiểu rõ tình trạng và quan tâm đến việc kích hoạt trí não, phát triển trí thông minh tốt.