Nghiên cứu của Đại học Harvard cho thấy, ngoài đọc sách còn có nhiều cách khác hỗ trợ trẻ phát triển trí não tốt.
Thông qua thí nghiệm và quan sát, nhóm nghiên cứu từ Đại học Harvard nhận thấy rằng, đọc sách là một cách tiếp thu kiến thức tốt, nhưng nếu chỉ dựa vào việc đọc sách thì không phải là cách hiệu quả nhất để cải thiện sự phát triển trí não của trẻ.
Ngược lại, sự đa dạng của các phương pháp tương tác và học tập lại có tác động rõ rệt hơn đến sự phát triển trí não. Điều đáng ngạc nhiên nhất là trò chuyện và tương tác với trẻ nhiều hơn.
Kiểu trò chuyện có thể được thực hiện bất cứ lúc nào và bất cứ đâu, thực sự có thể khiến trí não của trẻ phát triển tốt hơn.
Thông qua một cuộc khảo sát, iến sĩ Dana Suskind của Hoa Kỳ từng cho biết, bố mẹ từ những gia đình giàu có có xu hướng giao tiếp với con nhiều hơn, họ sử dụng từ ngữ phong phú và phức tạp hơn. Vốn từ vựng mà đứa trẻ nghe được trước 3 tuổi có thể vượt xa trẻ gia đình khó khăn, khoảng cách có thể lên tới khoảng 30 triệu từ.
Vì vậy, sau 3 tuổi, sẽ có sự chênh lệch lớn về phát triển trí não giữa trẻ nhà nghèo và trẻ nhà giàu.
Để thu hẹp khoảng cách này hoặc để thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của trí não trẻ, bố mẹ nên chăm chỉ trò chuyện với con hơn, góp phần làm cho vốn từ vựng của trẻ trở nên phong phú và mang tính hướng dẫn hơn.
Sau khi một đứa trẻ được sinh ra, mỗi giây có thể tạo ra 700 đến 1.000 kết nối thần kinh. Vì vậy, các chuyên gia khuyên nên tìm cách sử dụng ngôn ngữ để kích thích sự phát triển não bộ của trẻ trước khi trẻ được 3 tuổi.
Bố mẹ có thể sử dụng nguyên tắc sau để trò chuyện hiệu quả hơn với con.
- Đồng cảm (Theo dõi): Đồng cảm và chú ý đến những gì trẻ đang làm.
- Nói nhiều hơn: Sử dụng nhiều từ ngữ miêu tả khi thảo luận với trẻ.
- Tuân theo: Lần lượt cùng trẻ tham gia trò chuyện.
Ngoài ra, các chuyên gia còn gợi ý 3 phương pháp thiết thực khác, để bố mẹ thúc đẩy sự phát triển trí tuệ của con.
Chơi nhiều trò chơi mang tính giáo dục cùng con
Đối với trẻ nhỏ, bố mẹ có thể cho chúng chơi nhiều loại trò chơi khác nhau như xếp hình, mê cung, ú òa, hình dán... Những trò chơi này không chỉ giúp trẻ vui vẻ, thoải mái mà còn có tác dụng rất tích cực trong việc kích thích sự phát triển của trí não.
Chơi nhiều trò chơi giáo dục cùng con.
Khi trẻ lớn hơn, bố mẹ có thể cho trẻ chơi những trò chơi thách thức trí tuệ hơn như Sudoku, Rubik's Cube, backgammon, Lego... Những trò chơi này đòi hỏi trẻ phải tập trung cao độ, vận dụng khả năng quan sát, trí nhớ và tư duy không gian một cách linh hoạt. Việc thường xuyên chơi những trò chơi như vậy sẽ giúp bộ não của trẻ phát triển ngày càng mạnh mẽ.
Trẻ em vốn rất ham chơi và có thể tự chơi được rất lâu. Mỗi lần tập trung vào một hành động chơi cụ thể, dù đơn giản hay phức tạp, đều có thể giúp trẻ phát triển trí não một cách vô thức. Những hoạt động vận động trí não này sẽ giúp trẻ dần dần nâng cao khả năng tư duy, sáng tạo và giải quyết vấn đề.
Chú ý đến chế độ ăn của trẻ trong từng bữa ăn
Nếu bữa ăn của trẻ được điều chỉnh hợp lý và đủ chất dinh dưỡng thì trí não sẽ phát triển tự nhiên tốt hơn.
Chế độ ăn của trẻ nên cố gắng bao gồm protein, thực phẩm giàu axit béo không bão hòa, ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu sắt và kẽm, cũng như trái cây và rau quả tươi, đậu và các sản phẩm từ đậu nành.
- Protein giúp phục hồi và phát triển trí não của trẻ. Tốt nhất nên bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày như trứng, sữa hoặc sữa chua, cá, thịt gà, thịt bò nạc.
- Axit béo omega-3 có lợi cho sự phát triển trí não của trẻ nên trẻ có thể ăn cá biển khoảng 2 lần 1 tuần, bao gồm cá hồi và cá tuyết.
Chú ý đến chế độ ăn của trẻ.
- Ngũ cốc nguyên hạt, giàu vitamin B, có vai trò rất tích cực đối với hệ thần kinh của trẻ.
Vì vậy, ngoài cơm và mì thông thường, nên bổ sung các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, yến mạch, bánh mì nguyên hạt vào khẩu phần ăn của trẻ.
- Sắt giúp cải thiện sự chú ý và trí nhớ của trẻ, đồng thời kẽm còn thúc đẩy sự phát triển trí tuệ của trẻ rất nhiều.
Vì vậy, những thực phẩm như gan động vật, thịt nạc, rau bina, hàu, thịt nạc, bí ngô,… cũng nên được bổ sung vào khẩu phần của trẻ, nên ăn 1 hoặc 2 lần một tuần.
Ngoài ra, nên bổ sung trái cây, rau củ và các sản phẩm từ đậu nành.
Đưa trẻ đi chơi thường xuyên hơn
Việc đưa con đi chơi thường xuyên hơn có tác động lớn đến sự phát triển trí tuệ.
Công viên, vườn, trang trại, vườn thú, rừng, làng mạc
Môi trường ngoài trời này có nhiều âm thanh, màu sắc, mùi vị và xúc giác đa dạng, hoàn toàn có thể kích thích sự kết nối và phát triển của các tế bào thần kinh trong não trẻ.
Hơn nữa, môi trường tự nhiên hỗ trợ giảm căng thẳng. Việc duy trì tâm trạng tốt có thể giúp trẻ phát triển trí não tốt hơn.
Đưa trẻ đi chơi thường xuyên hơn.
Tham quan viện bảo tàng, mua sắm ở siêu thị và trung tâm thương mại, du lịch đến các thành phố và quốc gia khác nhau
Đi đến viện bảo tàng, trẻ có cơ hội xem các di tích lịch sử và tác phẩm nghệ thuật. Hay đến siêu thị cho phép trẻ tìm hiểu về các loại hàng hóa và quy trình giao dịch.
Nếu có điều kiện, khi đến các thành phố khác nhau trẻ sẽ được trải nghiệm nhiều nền văn hóa, tất cả đều có thể mở rộng tầm nhìn và nhận thức của trẻ.
Nên thường xuyên đến các địa điểm vui chơi
Chơi với những đứa trẻ khác trong công viên, chia sẻ đồ chơi, chào hỏi và giao tiếp với hàng xóm trong cộng đồng có thể cải thiện kỹ năng giao tiếp, từ đó thúc đẩy sự phát triển của các vùng não liên quan đến quản lý cảm xúc và nhận thức xã hội.
Sự phát triển trí não của trẻ không thể diễn ra trong một sớm một chiều, đòi hỏi bố mẹ phải có sự kiên nhẫn và kiên trì hoàn toàn. Bố mẹ nên trò chuyện nhiều hơn với con về cuộc sống, cùng đọc sách, vui chơi... nhằm hỗ trợ trẻ phát triển trí tuệ. lớn lên lành mạnh.