Bố mẹ có thể quan sát hành vi, tâm trạng của trẻ sau khi về nhà, để phần nào nhận biết được chất lượng học tập, vui chơi của con ở trường.
Bố mẹ đều rất quan tâm đến việc liệu con mình có thích nghi tốt ở trường mẫu giáo. Trên thực tế, qua quan sát một số hành vi của trẻ sau khi về nhà, bố mẹ có thể hiểu đại khái về tình trạng con ở trường mẫu giáo.
Sau đây là một số chi tiết nhỏ giúp phụ huynh đánh giá xem trẻ có vui vẻ khi học mẫu giáo hay không:
Tâm trạng vui vẻ khi về nhà
Trẻ có mỉm cười và tâm trạng vui vẻ sau khi trở về nhà không? Đây là một câu hỏi quan trọng, phản ánh tình trạng cảm xúc của trẻ. Nếu trẻ không vui suốt cả ngày hoặc dễ mất bình tĩnh, có thể đã gặp phải điều gì đó không vui ở trường.
Những cảm xúc này có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang phải đối mặt với áp lực, sự căng thẳng hoặc những tình huống khó xử mà trẻ không biết cách giải quyết.
Tâm trạng vui vẻ khi về nhà.
Ngược lại, nếu trẻ luôn vui vẻ và hạnh phúc khi chia sẻ những điều thú vị ở trường, thì cuộc sống hẳn sẽ rất tích cực và đầy niềm vui.
Trẻ này thường sẵn sàng kể về những trò chơi đã tham gia, người bạn đã gặp, và những bài học thú vị mà chúng đã học được.
Sự hào hứng này cho thấy rằng trẻ cảm thấy thoải mái, thể hiện sự phát triển tích cực về mặt xã hội và tình cảm.
Thích thú kể chuyện ở trường
Trẻ có sẵn sàng chủ động chia sẻ cuộc sống hàng ngày ở trường mẫu giáo không? Khi trẻ đề cập đến người bạn mới, bài hát mới học, một trò chơi thú vị hoặc lời khen ngợi từ giáo viên, những chia sẻ tích cực này cho thấy trẻ đã có những trải nghiệm phong phú.
Ngược lại, nếu trẻ không muốn chia sẻ hoặc chỉ lặng lẽ về những gì đã diễn ra trong ngày, có thể trẻ đang gặp khó khăn trong việc kết nối với môi trường xung quanh.
Để khuyến khích trẻ chia sẻ, bố mẹ nên chọn thời gian và địa điểm thoải mái, chẳng hạn như sau bữa tối hoặc trước khi đi ngủ.
Thích thú kể những trải nghiệm ở trường.
Những khoảnh khắc này thường là thời điểm tốt để trò chuyện, khi trẻ đang thư giãn và có tâm trạng tốt hơn. Hơn nữa, hãy tránh sử dụng những câu hỏi đóng, chẳng hạn như "Hôm nay con có vui không?" vì những câu hỏi này thường chỉ nhận được câu trả lời đơn giản là "có" hoặc "không".
Thay vào đó, hãy sử dụng những câu hỏi mở, ví dụ như “Hôm nay có điều gì thú vị xảy ra ở trường mẫu giáo không?” hoặc “Con đã chơi với ai hôm nay?” Những câu hỏi như vậy sẽ khuyến khích trẻ mô tả trải nghiệm chi tiết hơn.
Cảm giác thèm ăn và giấc ngủ ngon
Sự thèm ăn và chất lượng giấc ngủ cũng là chỉ số quan trọng phản ánh điều kiện học tập ở trường. Nếu trẻ vui vẻ ở trường mẫu giáo, cảm thấy được yêu thương và an toàn, cùng với việc vận động vừa phải trong các hoạt động học tập và vui chơi, thì trẻ thường ăn ngon hơn và có thể ngủ yên vào ban đêm.
Mặt khác, nếu trẻ cảm thấy bồn chồn, lo lắng hoặc mệt mỏi ở trường mẫu giáo, sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cảm giác thèm ăn và chất lượng giấc ngủ.
Khi trẻ trải qua những cảm xúc tiêu cực, dần mất hứng thú với việc ăn uống, dẫn đến tình trạng biếng ăn hoặc chỉ ăn một cách miễn cưỡng. Từ đó tác động đến sự phát triển thể chất, làm giảm sức đề kháng và tăng nguy cơ mắc bệnh.
Ngoài ra, cảm giác mệt mỏi và không thoải mái trong môi trường học tập có thể làm cho trẻ khó ngủ vào ban đêm. Chất lượng giấc ngủ kém sẽ khiến trẻ gặp khó khăn trong việc tập trung và học hỏi vào ngày hôm sau, tạo ra một vòng luẩn quẩn ảnh hưởng đến sự phát triển tổng thể.
Cảm giác thèm ăn và giấc ngủ ngon.
Thích ca hát, vui chơi thoải mái
Quan sát ngôn ngữ cơ thể của trẻ cũng nhận thấy một số manh mối quý giá về tâm trạng và cảm xúc. Ví dụ, trẻ có sẵn sàng thể hiện các điệu nhảy, bài đồng dao hoặc các trò thủ công đã học ở trường không?
Nếu trẻ tự tin thể hiện những hoạt động này, trẻ đang cảm thấy thoải mái và vui vẻ với môi trường học tập của mình.
Khi trẻ hào hứng chia sẻ những gì đã học, cũng là cách để củng cố kiến thức và kỹ năng mới. Việc tham gia vào các hoạt động như nhảy múa hay sáng tạo thủ công giúp trẻ phát triển khả năng giao tiếp, tư duy và sự tự tin.
Ngược lại, nếu trẻ tỏ ra nhút nhát hoặc không muốn tham gia, có thể là dấu hiệu trẻ không cảm thấy thoải mái hoặc thiếu tự tin trong môi trường học tập.
Những biểu hiện như không muốn giao tiếp, tránh né hoặc chỉ tham gia một cách miễn cưỡng, dấu hiệu đang gặp khó khăn trong việc kết nối với bạn bè hoặc áp lực từ các hoạt động.
Những thay đổi và tăng trưởng tốt
Khi thời gian trôi qua, hãy quan sát xem trẻ có những thay đổi và tăng trưởng tích cực nào không. Ví dụ, trẻ có trở nên độc lập, tự tin hơn và học được nhiều kỹ năng xã hội?
Sự phát triển này thể hiện qua những hành vi cụ thể, cách trẻ tương tác với những người xung quanh, từ bạn bè đến giáo viên.
Bố mẹ có thể đánh giá điều kiện trẻ học ở trường bằng cách quan sát những chi tiết nhỏ như trạng thái cảm xúc, trải nghiệm chung, cảm giác thèm ăn và giấc ngủ, cũng như ngôn ngữ cơ thể.
Những thay đổi và tăng trưởng tốt.
Khi trẻ tỏ ra vui vẻ, sẵn sàng chia sẻ những câu chuyện thú vị, có nghĩa trẻ đang thích nghi tốt. Ngược lại, nếu trẻ thường xuyên có trạng thái bồn chồn hoặc không muốn đi học, cho thấy trẻ đang gặp khó khăn hoặc cảm thấy không thoải mái.
Bố mẹ cũng nên chú ý đến ngôn ngữ cơ thể của trẻ, chẳng hạn như cách trẻ đi lại, giao tiếp và biểu hiện cảm xúc. Đồng thời, giữ kết nối với giáo viên nhằm hiểu rõ hơn về tình hình của trẻ.