Dậy thì sớm, được xác định là sự xuất hiện của những dấu hiệu dậy thì trước độ tuổi bình thường.
Dậy thì sớm ở trẻ em đang trở thành vấn đề đáng quan tâm trong xã hội hiện đại. Hiện tượng này gây lo ngại cho bố mẹ, ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý, thể chất và sức khỏe tổng thể của trẻ.
Nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, tỷ lệ dậy thì sớm ở trẻ em đã tăng lên, ở bé gái đã tăng từ khoảng 5% lên 10-15% trong vòng 20 năm qua. Đối với bé trai, có xu hướng tăng, nhưng chậm hơn so với bé gái, khoảng 2-5% bé trai dậy thì sớm.
Nguyên nhân trẻ dậy thì sớm thường do chế độ dinh dưỡng không lành mạnh, trẻ sống trong môi trường có nhiều căng thẳng, áp lực học tập... Khi cơ thể trẻ phát ra những tín hiệu bất thường, sẽ tác động đến sức khỏe, tốc độ tăng chiều cao, tâm lý...
Vì vậy, bố mẹ nên nhận biết sớm các dấu hiệu dậy thì sớm ở trẻ, từ đó hỗ trợ con vượt qua giai đoạn này một cách tự tin và khỏe mạnh.
Những dấu hiệu dậy thì sớm nổi bật ở bé trai và bé gái
Dậy thì sớm, được xác định là sự xuất hiện của những dấu hiệu dậy thì trước độ tuổi bình thường (trước 9 tuổi đối với bé gái và trước 10 tuổi đối với bé trai).
Bé gái - Phát triển ngực sớm
Một trong những dấu hiệu đầu tiên của dậy thì ở bé gái là phát triển của ngực. Đây là tín hiệu rõ ràng cho thấy cơ thể trẻ đang trong quá trình chuyển mình, đánh dấu bước khởi đầu quan trọng trong hành trình trưởng thành.
Việc phát triển ngực là biểu hiện rõ về sự thay đổi hormone trong cơ thể, cụ thể là sự gia tăng estrogen. Hormone này đóng vai trò thiết yếu trong việc phát triển các đặc điểm sinh dục thứ cấp, bao gồm cả sự phát triển của ngực.
Khi ngực bắt đầu phát triển, trẻ có thể trải qua nhiều cảm xúc khác nhau. Một số trẻ có thể cảm thấy hào hứng và tự tin, trong khi trẻ khác lo lắng hoặc bối rối.
Trẻ lo lắng, bối rối khi trải qua giai đoạn dậy thì sớm.
Đó là lý do tại sao việc giáo dục trẻ về sự phát triển của cơ thể và những thay đổi tự nhiên trong giai đoạn dậy thì sớm là rất quan trọng.
Ngoài ra, sự xuất hiện của kinh nguyệt trước 9 tuổi cũng là một dấu hiệu rõ ràng của dậy thì sớm.
Bé trai - Phát triển thể tích tinh hoàn
Đối với bé trai, khi thể tích tinh hoàn vượt quá 2,5 cm, đây cũng là dấu hiệu cho thấy trẻ đang bước vào giai đoạn dậy thì sớm. Việc thay đổi này là sự gia tăng testosterone.
Hormone testosterone thúc đẩy sự phát triển của tinh hoàn, ảnh hưởng đến nhiều đặc điểm sinh dục thứ cấp khác như sự phát triển của cơ bắp, giọng nói và sự phát triển của lông cơ thể.
Ảnh hưởng dậy thì sớm đến quá trình tăng chiều cao của trẻ
Tăng trưởng nhanh thời gian đầu
Mặc dù giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng ban đầu có thể mang lại lợi ích, tuy nhiên, nếu dậy thì xảy ra quá sớm, trẻ có thể phải đối mặt với những hệ lụy lâu dài.
Dậy thì sớm thường dẫn đến một giai đoạn tăng trưởng nhanh, khiến trẻ có thể cao hơn so với bạn bè cùng trang lứa trong thời gian ngắn.
Trong giai đoạn này, bé gái thường tăng chiều cao từ 1-3 năm với tốc độ trung bình khoảng 7-8 cm/năm. Nhiều trẻ bối rối, lo lắng vì phải đối mặt với những thay đổi về hình dáng cơ thể và cảm xúc trong giai đoạn này.
Tương tự, bé trai cũng trải qua giai đoạn tăng trưởng chiều cao từ 1-3 năm với tốc độ trung bình 7-9 cm/năm. Đối với bé trai, sự khác biệt trong tốc độ dậy thì giữa các trẻ, dẫn đến cảm thấy tự ti hoặc áp lực.
Tăng trưởng chiều cao nhanh thời gian đầu.
Kết thúc tăng trưởng sớm
Dậy thì sớm dẫn đến việc các mảng tăng trưởng (epiphyseal plates) trong xương đóng lại sớm hơn. Điều này có nghĩa là trẻ có thể ngừng tăng chiều cao sớm hơn so với bạn đồng trang lứa.
Khi dậy thì sớm, gia tăng hormone sinh dục diễn ra mạnh mẽ, kích thích sự phát triển nhanh chóng của các đặc điểm sinh dục thứ cấp như cơ bắp và hình dáng cơ thể. Tuy nhiên, điều này cũng kéo theo một hệ quả không mong muốn: Các mảng tăng trưởng trong xương, vốn là nơi chịu trách nhiệm cho sự kéo dài chiều cao, sẽ đóng lại sớm hơn dự kiến.
Chiều cao tổng thể thấp hơn bạn đồng trang lứa
Sự đóng lại của các mảng tăng trưởng sớm đồng nghĩa với việc trẻ sẽ không còn khả năng tăng chiều cao một cách tự nhiên trong những năm sau đó.
Dẫn đến một chiều cao tổng thể thấp, khiến trẻ không đạt được tiềm năng chiều cao tối đa nếu dậy thì ở độ tuổi bình thường. Việc không đạt được chiều cao mong muốn hưởng đến sự tự tin và hình ảnh bản thân, đặc biệt trong những giai đoạn quan trọng của cuộc sống như thời kỳ học trung học, khi mà sự so sánh với bạn bè diễn ra thường xuyên.
Trẻ dễ tự ti khi chiều cao tổng thể thấp hơn bạn đồng trang lứa.
Dậy thì sớm là một vấn đề phức tạp, tác động sâu sắc đến sự phát triển chiều cao và sức khỏe tổng thể của trẻ. Nhận biết các dấu hiệu sớm, sẽ giúp bố mẹ có biện pháp can thiệp kịp thời, từ đó hỗ trợ trẻ phát triển tối ưu và khỏe mạnh.
Bố mẹ hãy chú ý tạo ra môi trường yêu thương, ới sự chăm sóc y tế và dinh dưỡng hợp lý, giúp trẻ vượt qua giai đoạn dậy thì sớm với sự tự tin và khỏe mạnh.