Trẻ khóc khi đến lớp, cười khi về nhà, lý do nghe vừa ấm lòng vừa đau lòng

Thi Thi - Ngày 25/04/2024 07:57 AM (GMT+7)

Có nhiều lý do khiến trẻ không muốn đến trường, bố mẹ nên tìm hiểu và giúp con vượt qua giai đoạn này.

Một người mẹ cho biết, khi tan học con gái chị vui vẻ chào tạm biệt thầy cô, các bạn và chia sẻ những điều vui vẻ xảy ra ở trường mẫu giáo trên đường về nhà. Rõ ràng là cô bé rất vui khi tan trường, nhưng ngày hôm sau cứ nói rằng không muốn đi học mẫu giáo.

Thực tế, nhiều đứa trẻ khóc khi đến lớp, cười khi về nhà, câu mà trẻ thường nói nhất là “Con không muốn đi học mẫu giáo, con muốn ở với mẹ”.

Trẻ khóc khi đến lớp, cười khi về nhà, lý do nghe vừa ấm lòng vừa đau lòng - 1

3 lý do phổ biến trẻ không muốn đến trường 

"Con muốn ở bên mẹ” - Lo lắng chia ly

Khi được hỏi vì sao không muốn đi học, hầu hết trẻ em sẽ trả lời: "Con muốn ở với mẹ." Điều này cho thấy từ khi chào đời, mẹ là người thân thiết nhất với trẻ. Có mẹ ở bên, trẻ cảm thấy an toàn và thoải mái.

Từ những ngày đầu đời, mẹ trao yêu thương và sự bảo vệ đối với trẻ. Mẹ là người đầu tiên mà trẻ tiếp xúc, và trong quá trình phát triển, mẹ trở thành người đồng hành, dẫn dắt và nguồn động lực.

Tuy nhiên, lo lắng là một bản năng tự nhiên, là cơ chế bảo vệ bẩm sinh của mỗi người. Khi trẻ bắt đầu đi học, điều đó đồng nghĩa với việc phải rời xa nhà và mẹ. Trong tâm trí của trẻ, lo lắng về sự chia ly gợi lên nỗi bất an và lo sợ kéo dài.

Có nhiều lý do khiến trẻ không muốn đến trường.

Có nhiều lý do khiến trẻ không muốn đến trường.

Trường mẫu giáo có nhiều nội quy

Mặc dù trường mẫu giáo chủ yếu là nơi vui chơi và không khí dạy học khá thoải mái, nhưng cũng có những quy định cụ thể để đảm bảo sự tổ chức và an toàn cho trẻ.

Trẻ nhỏ vốn tự do hơn khi ở nhà. Chính vì vậy, khi đến trường mẫu giáo, trẻ phải thích nghi với một số hạn chế và quy định. Điều này có thể gây khó khăn ban đầu cho trẻ trong việc thích nghi với môi trường mới.

Lo lắng nếu gặp rắc rối ở trường

Khi ở nhà, nếu có chuyện gì xảy ra, bố mẹ sẽ giúp giải quyết. 

Mọi chuyện sẽ khác khi trẻ đến trường mẫu giáo. Trẻ phải sống và học tập với những người khác nhau nên việc gặp phải một số rắc rối là điều không thể tránh khỏi. Chẳng hạn, mâu thuẫn với các bạn cùng lớp, gặp khó khăn trong việc tương tác với giáo viên, phải thực hiện những hoạt động mà trẻ không giỏi …

Những điều tưởng chừng như là vấn đề lớn nhỏ lại mang lại nhiều thất vọng và khó chịu cho trẻ.

Nhiều bậc bố mẹ cảm thấy khó chịu khi con khóc và nói không muốn đi học mẫu giáo. Thực tế, nếu nhìn từ một góc độ khác, bố mẹ sẽ cảm thấy rất ấm áp hơn. Vì trẻ xem bố mẹ là người thân thiết và đáng tin cậy sẵn sàng bày tỏ những suy nghĩ chân thật nhất. Điều này có nghĩa là trẻ cảm thấy gần gũi về mặt tâm lý. 

Nhiều trẻ lo lắng khi rời xa bố mẹ.

Nhiều trẻ lo lắng khi rời xa bố mẹ.

Trẻ khóc khi đến lớp, cười khi về nhà, lý do nghe vừa ấm lòng vừa đau lòng - 4

3 cách giúp trẻ dễ dàng chấp nhận rời khỏi nhà và đến lớp

Chấp nhận cảm xúc của con

Thông thường, phụ huynh sẽ cố gắng thuyết phục con rằng, ở trường có nhiều đồ chơi thú vị, con chơi cùng các bạn sẽ vui hơn khi ở nhà. Tuy nhiên, cách này chỉ làm dịu cảm xúc tạm thời, nhưng vẫn chưa xoa tan nỗi sợ bên trong trẻ.

Thy vào đó, phụ huynh có thể nói “Con thực sự muốn ở bên mẹ phải không?” Điều này có thể giúp trẻ nhẹ nhõm vì cảm thấy mẹ hiểu mình.

Muốn giải quyết căn bản tình trạng trẻ không muốn đi học, nên cho trẻ biết rằng dù có chuyện gì xảy ra thì mẹ cũng sẽ đứng về phía trẻ. Để phát triển được nền tảng tâm lý, trước hết cần chấp nhận và hiểu được cảm xúc của con.

Miêu tả quá trình sinh hoạt ở trường

Một số trẻ sợ đi học mẫu giáo vì không biết điều gì sẽ xảy ra nếu xa mẹ

Vì vây, bố mẹ có thể mô tả trước cho trẻ biết quy trình sinh hoạt hàng ngày ở trường.

Ví dụ:

- Tham gia các hoạt động buổi sáng

- Ăn sáng

- Chơi

- ngủ trưa

- Ăn nhẹ

- Chơi

- Mẹ sẽ đón con

Miêu tả quá trình sinh hoạt ở trường.

Miêu tả quá trình sinh hoạt ở trường.

Bằng cách mô tả quá trình và nội dung cụ thể theo cách này, trẻ sẽ cảm thấy thoải mái và không quá lo lắng. Sau khi ghi nhớ quá trình, trẻ có thể hiểu rõ rằng sau khi chơi, mẹ sẽ đến đón.

Kể cho trẻ nghe những điều thú vị ở trường

Việc ôn lại cuộc sống mẫu giáo mỗi ngày và ghi nhớ những khoảng thời gian vui vẻ có thể giúp trẻ hình thành nhận thức rằng trường mẫu giáo là một nơi thú vị .

Việc này thích hợp thực hiện trước khi đi ngủ.

Khoảng 30 phút trước khi đi ngủ là thời gian vàng để củng cố trí nhớ, đồng thời cũng là thời điểm tốt nhất để thư giãn về thể chất và tinh thần. Bố mẹ có thể cùng con nằm trên giường và trò chuyện về những điều vui xảy ra ở trường trong ngày.

Trẻ có thể hiểu rõ rằng sau khi chơi, bố mẹ sẽ đến đón.

Trẻ có thể hiểu rõ rằng sau khi chơi, bố mẹ sẽ đến đón.

Hoạt động này giúp trẻ xây dựng cảm giác an toàn, củng cố trí nhớ về điều thú vị, mang lại sự hiểu biết sâu sắc về thế giới nội tâm của trẻ.

Bắt đầu bằng câu hỏi, "Hôm nay ở trường con chơi có vui không?" trẻ có thể kể nhiều hơn về một ngày của chính mình. 

Trẻ khóc khi đến lớp, cười khi về nhà, lý do nghe vừa ấm lòng vừa đau lòng - 7

Trẻ khóc khi đến lớp, cười khi về nhà, lý do nghe vừa ấm lòng vừa đau lòng - 8

Chỉ một hành động nhỏ vào cuối tuần, mẹ đã có thể nuôi con thông minh và cao lớn nhanh hơn
Việc đưa trẻ vui chơi ngoài trời có tác động tích cực đến thể chất và trí não.

Dạy con 1-3 tuổi

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con tình cảm