Nói sao cho trẻ chịu nghe lời, chia sẻ mọi chuyện với bố mẹ? Phụ huynh EQ cao sẽ làm thế này!

Thi Thi - Ngày 23/10/2024 15:00 PM (GMT+7)

Các chuyên gia cho biết, trò chuyện là cách tốt để trẻ phát triển trí tuệ cảm xúc cao và thông minh hơn. Vì vậy, đừng xem đây là chuyện nhỏ. Bởi trò chuyện chất lượng mang lại nhiều hữu ích.

Cậu bé đi học mẫu giáo về, chạy vào bếp nói với mẹ:

"Mẹ, hôm nay cô giáo dạy con nhảy, để con nhảy cho mẹ được không?"

Lúc này người mẹ đang rất bận rộn trong bếp pha dầu, muối, nước sốt, giấm... Trước tình trạng này, các bà mẹ thường có hai phản ứng:

- Con yêu, mẹ đi nấu ăn trước nhé. Đứa trẻ thất vọng và rời đi.

- Con nhảy cho mẹ xem nhé! chắc hẳn hôm nay con vui lắm! Hai mẹ con trò chuyện với nhau, khung cảnh thật ấm áp.

Trên thực tế, trẻ em rất thích chia sẻ mọi thứ với bố mẹ. Nếu bố mẹ phớt lờ hoặc phản ứng chiếu lệ, trẻ sẽ dần dần trở nên không muốn nói bất cứ điều gì.

Vì vậy, lời khuyên của chuyên gia là hãy dành nhiều thời gian trò chuyện với con, tình yêu tốt nhất dành cho con là sự đồng hành và giao tiếp.

Làm bố mẹ thành công là "phớt lờ" 3 điều, buông bỏ sớm để tương lai con vượt trội.

Nói sao cho trẻ chịu nghe lời, chia sẻ mọi chuyện với bố mẹ? Phụ huynh EQ cao sẽ làm thế này! - 1

Tại sao bố nên trò chuyện với con nhiều hơn?

Thực tế, trò chuyện là một phương pháp giáo dục tốt.

Truyền đạt tình yêu 

Nếu bố thường xuyên trò chuyện với con, trẻ sẽ tự nhiên vui vẻ và thông minh. Những cuộc trò chuyện hàng ngày giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ, tạo ra sự kết nối vững chắc. Qua việc chia sẻ những câu chuyện, cảm xúc và suy nghĩ, trẻ sẽ học được cách diễn đạt bản thân, phát triển tư duy phản biện và mở rộng kiến thức.

Truyền đạt tình yêu thương.

Truyền đạt tình yêu thương.

Ngược lại, nếu thiếu đi sự giao tiếp, trẻ có thể trở nên sống nội tâm, thậm chí mắc chứng rối loạn tâm lý. Thiếu sự hỗ trợ về mặt tinh thần khiến trẻ cảm thấy đơn độc và không được thấu hiểu. 

Hơn nữa, việc không có những buổi trò chuyện cởi mở, trẻ khó khăn trong việc xử lý cảm xúc và xây dựng mối quan hệ Khi trẻ không biết cách diễn đạt những gì mình cảm thấy hoặc suy nghĩ, cảm thấy bị đè nén và không thoải mái khi giao tiếp với người khác. 

Bố mẹ thấu hiểu con hơn

Một số bà mẹ phàn nàn rằng con luôn mâu thuẫn và không làm những gì được yêu cầu. Trên thực tế, một phần lớn nguyên nhân cho những mâu thuẫn này đến từ việc bố mẹ không nói chuyện đủ tốt với con. Trẻ em thường có những suy nghĩ và cảm xúc phức tạp, và nếu không có không gian để iễn đạt, những cảm xúc này có thể dẫn đến hành vi chống đối hoặc không hợp tác.

Vì vậy, qua trò chuyện, bố mẹ mới biết được suy nghĩ thực sự của trẻ. Những cuộc đối thoại này giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về những điều con đang trải qua, tạo cơ hội để trẻ được lắng nghe và cảm thấy mình có giá trị. 

Ngoài ra, khi trẻ cảm thấy thoải mái chia sẻ những lo lắng, ước mơ và thậm chí là nỗi sợ hãi, sẽ phát triển lòng tin. Qua những cuộc trò chuyện về các tình huống trong cuộc sống, bố mẹ có thể hướng dẫn trẻ nhận diện cảm xúc, phân tích vấn đề và đưa ra quyết định. 

Bố mẹ thấu hiểu con hơn.

Bố mẹ thấu hiểu con hơn.

Tạo mối quan hệ gắn kết

Trò chuyện với con thường xuyên và xây dựng cảm giác tin tưởng là một trong những yếu tố quan trọng.

Khi bố mẹ dành thời gian lắng nghe và chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc và trải nghiệm với con, mối quan hệ giữa hai bên sẽ trở nên gần gũi hơn. Sự giao tiếp cởi mở giúp trẻ cảm thấy được yêu thương, thấu hiểu, cũng là cơ hội để học hỏi kinh nghiệm.

Khi mối quan hệ được xây dựng trên nền tảng tin tưởng, trẻ sẽ tự nhiên xem bố mẹ như những người bạn. Từ đó thoải mái hơn khi chia sẻ những vấn đề, lo lắng hay sai lầm của mình. 

Khi trẻ lớn lên, sẽ mang theo những giá trị đã học được từ bố mẹ, từ đó phát triển tự tin và có trách nhiệm. Những cuộc trò chuyện này sẽ tạo ra một khung trời an toàn, nơi mà trẻ có thể quay về bất cứ lúc nào để tìm kiếm sự hỗ trợ và lời khuyên.

Nói sao cho trẻ chịu nghe lời, chia sẻ mọi chuyện với bố mẹ? Phụ huynh EQ cao sẽ làm thế này! - 4

Vậy bố mẹ nên làm gì khi trò chuyện với con?

Thực tế,việc trò chuyện với trẻ không phải là chuyện đơn giản, hãy cần nắm bắt một số đặc điểm để dạy trẻ biết lắng nghe những gì bố mẹ nói.

Đưa ra cho trẻ sự lựa chọn

Đặt tình huống khi đến giờ đi ngủ, đứa trẻ nói:

"Mẹ ơi, con không muốn ngủ".

Phản ứng chưa phù hợp: "Đã quá muộn rồi! nhanh lên giường đi!"

Đây là một phản ứng thường gặp của nhiều phụ huynh, nhưng cách tiếp cận này có thể tạo ra cảm giác áp lực và căng thẳng cho trẻ. Khi trẻ cảm thấy bị ép buộc, trở nên chống đối và không chấp nhận việc đi ngủ, dẫn đến những cuộc cãi vã không cần thiết.

Gợi ý đúng: "Vậy con chơi thêm 5 phút nữa nhé! Nhưng sau đó phải chuẩn bị đi ngủ. Con muốn đánh răng hay nghe truyện trước?"

Đưa ra cho trẻ sự lựa chọn.

Đưa ra cho trẻ sự lựa chọn.

Bằng cách này, bố mẹ đưa ra một khoảng thời gian hợp lý, và cho trẻ sự lựa chọn. Trẻ cảm thấy mình có quyền kiểm soát trong một tình huống. Sự thật về việc đi ngủ vẫn được đưa ra, nhưng cũng tạo ra một không gian thuận lợi hơn cho trẻ.

Khi các trẻ nói không muốn ngủ, thực ra vẫn muốn chơi và chưa hiểu rõ thời gian. Trẻ có xu hướng sống trong khoảnh khắc hiện tại và không nhận thức được rằng việc đi ngủ là cần thiết. Tuy nhiên, khi mẹ để trẻ lựa chọn giữa những hoạt động yêu thích, như đánh răng hay nghe một câu chuyện thú vị, trẻ sẽ cảm thấy hứng thú hơn với việc đi ngủ.

Khi trẻ nói "không" với bố mẹ

Đặt tình huống trẻ thường xuyên nói "không" với bố mẹ.

"Con trai, đến giờ ăn cơm rồi"

"Không, con không muốn" "Con không thích cơm"...

Phản ứng chưa phù hợp: "Mẹ đã nói rồi tới giờ ăn là phải ăn, không là ăn đòn đấy!" 

Phản ứng này khiến trẻ cảm thấy bị ép buộc, tạo ra sự sợ hãi và chống đối. Trẻ em có xu hướng phản ứng mạnh mẽ khi cảm thấy mất quyền tự quyết. Việc đe dọa sẽ chỉ làm gia tăng khoảng cách giữa.

Gợi ý đúng: "Được rồi, con có thể không ăn, nhưng mẹ muốn biết lý do con không muốn ăn lúc này".

Cuộc trò chuyện chất lượng tăng sự gắn kết trong gia đình.

Cuộc trò chuyện chất lượng tăng sự gắn kết trong gia đình.

Câu hỏi này khuyến khích trẻ diễn đạt suy nghĩ và cảm xúc của mình. Khi trẻ cảm thấy rằng ý kiến được tôn trọng, sẽ dũng cảm thể hiện bản thân.

Khi trẻ nói "không", đó là dấu hiệu cho thấy đang cố gắng tự lập và muốn chứng tỏ rằng mình đã trưởng thành. Thay vì cảm thấy lo lắng về sự phản kháng này, bố mẹ nên coi đó là một bước tiến trong quá trình phát triển. 

Bố mẹ là người gần gũi nhất và là hình mẫu của trẻ. Do đó, việc trò chuyện với trẻ nhiều, sẽ dạy cách giải quyết vấn đề tinh tế, phát triển những kỹ năng sống cần thiết.

Sử dụng phương pháp lựa chọn để truyền cảm hứng cho trẻ tự suy nghĩ và chịu trách nhiệm về hành động của mình. Ví dụ, thay vì ép trẻ ăn cơm, bố mẹ có thể hỏi: "Con muốn ăn món nào khác trong bữa tối này, hay con muốn ăn sau khi chơi một chút?" Trẻ cảm thấy có quyền quyết định, cũng như khuyến khích tìm kiếm giải pháp thay thế.

Nói sao cho trẻ chịu nghe lời, chia sẻ mọi chuyện với bố mẹ? Phụ huynh EQ cao sẽ làm thế này! - 7

Muốn nuôi dạy đứa trẻ nhân hậu, biết yêu thương, ngoài Bố mẹ yêu con, hãy thường xuyên nói 4 câu này
Cách giao của bố mẹ có thể nuôi dưỡng tính độc lập, tạo cơ hội lựa chọn và chịu trách nhiệm ở trẻ.

Trẻ tiểu học

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con 3-5 tuổi