Nhìn vào phản ứng của trẻ khi bị bạn giành lấy đồ chơi, cũng có thể phán đoán phần nào trí tuệ cảm xúc và tính cách của trẻ.
Trẻ từ khoảng 3 tuổi bắt đầu thích chơi với những đứa trẻ khác. Nhưng khi các bé chơi cùng nhau chắc chắn sẽ xảy ra xích mích, nhất là khi ít đồ chơi hơn, các bé sẽ giành giật đồ chơi của nhau.
Khi gặp phải sự việc như vậy, nhiều bậc bố mẹ cảm thấy không biết phải giải quyết như thế nào. Một số phụ huynh dạy con phải khiêm tốn, nếu bị cướp đồ chơi sẽ lập tức thuyết phục con nhường đồ chơi cho người khác.
Một số khác lo lắng con mình quá yếu ớt, khi bước vào xã hội sẽ bị bắt nạt, không những bảo bọc con quá mức mà còn ngầm cho con tranh giành đồ chơi với những đứa trẻ khác. Tuy việc tranh giành đồ chơi chỉ là một vấn đề nhỏ, nhưng thực tế chứa đựng rất nhiều kiến thức nuôi dạy con cái.
Đối với trẻ nhỏ, "giật lấy" là một hành động phổ biến, có hai nguyên nhân dẫn đến sự “tranh giành”. Một là khi trẻ còn nhỏ, suy nghĩ của trẻ thiên về bản thân hơn, chưa biết nghĩ đến cảm xúc của người khác nên thường làm một số hành động có vẻ “ích kỷ”.
Thứ hai là do sự phát triển ngôn ngữ của trẻ chưa hoàn thiện và chưa thể diễn đạt cảm xúc của mình bằng lời nói. Khi gặp một vấn đề mà trẻ cảm thấy lo lắng, đa số các đứa trẻ sẽ dùng hàng động để giải quyết vấn đề.
Vì vậy, hành vi trẻ tranh giành đồ chơi không liên quan gì đến phẩm chất đạo đức mà chỉ là một điều “phải vượt qua” trong giai đoạn phát triển của trẻ. Tuy nhiên, dưới hành vi này, trí tuệ cảm xúc và tính cách của trẻ cũng có thể được phản ánh ở một mức độ nào đó.
Những hành động đơn giản phản ánh tính cách bên trong và trí tuệ cảm xúc của trẻ. Nếu quan sát kỹ, chúng ta sẽ thấy rằng biểu hiện và phản ứng hành vi của trẻ khi bị cướp đồ chơi là khác nhau, và những hành động này cũng hàm ý mức độ EQ khác nhau.
Vì vậy, bố mẹ nên quan sát kỹ các màn biểu hiện này để hiểu sâu hơn về con mình, đồng thời áp dụng các phương pháp nuôi dạy con tích cực hơn để giúp trẻ hòa nhập với xã hội tốt hơn.
Biết giành lại để bảo vệ lợi ích của bản thân - Tính cách dễ bốc đồng
Tìm kiếm sự giúp đỡ từ bố mẹ - Lý trí hơn và tuân thủ quy tắc
Trẻ chỉ khóc - Tính cách thiếu tự tin
Trốn tránh hoặc lặng im - Tính cách tương đối rụt rè
Nói lời tốt đẹp để giải quyết - Tính cách dễ gần và trí tuệ cảm xúc cao hơn