Khác biệt giữa đứa trẻ tự ngủ và đứa trẻ được bố mẹ dỗ ngủ

Kiều Trang - Ngày 30/04/2023 14:53 PM (GMT+7)

Nhiều người cho rằng, giữa đứa trẻ tự ngủ và đứa trẻ được bố mẹ dỗ ngủ có sự khác nhau rất dễ nhìn thấy.

Khác biệt giữa đứa trẻ tự ngủ và đứa trẻ được bố mẹ dỗ ngủ - 1

Trên thực tế, rất nhiều bậc bố mẹ đã từng trải qua những chuyện tương tự, nửa đêm đứa trẻ vẫn tràn đầy năng lượng, nghêu ngao chơi đồ chơi, vô cùng phấn khích mà không có biểu hiện buồn ngủ và muốn đi ngủ. Nhưng đối với trẻ nhỏ, giấc ngủ vô cùng quan trọng bởi vì nó quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. 

Trước vấn đề này, nhiều bậc bố mẹ đã dùng đến những chiêu “dỗ ngủ” để giúp con đi vào giấc ngủ sớm hơn. Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng cần được ru ngủ, có trẻ sẽ ngoan ngoãn đi ngủ khi đến giờ đi ngủ hoặc khi đã buồn ngủ. Tuy nhiên, có những bé quấy khóc suốt, bố mẹ phải dùng đủ mọi "chiêu trò" để ru ngủ thì bé mới chịu ngoan ngoãn đi vào giấc ngủ.

Khác biệt giữa đứa trẻ tự ngủ và đứa trẻ được bố mẹ dỗ ngủ - 2

Giữa đứa trẻ tự ngủ và đứa trẻ được dỗ ngủ có sự khác nhau?

Khác biệt giữa đứa trẻ tự ngủ và đứa trẻ được bố mẹ dỗ ngủ - 3

Phát triển thị giác

Những đứa trẻ tự ngủ thường sẽ hình thành thói quen tự giác ngủ khi đến giờ. Khi trẻ nằm trên giường trong một thời gian dài thì phạm vi thị giác của trẻ sẽ chỉ có thể giới hạn trong phòng, nhìn lên trần nhà, bốn bức tường và những đồ vật xung quanh. 

Tuy nhiên, đối với những đứa trẻ hay được bố mẹ ôm vào lòng để ru ngủ, bố mẹ có thể bế trẻ ra hành lang, phòng khách, ngoài trời… thay đổi, di chuyển linh hoạt địa điểm chứ không để trẻ nằm cố định một vị trí, nhằm mục đích dỗ trẻ đi vào giấc ngủ nhanh hơn.

Lúc này, trẻ sẽ tò mò nhìn ngang nhìn dọc, và thị giác của trẻ sẽ hoạt động với phạm vi rộng hơn và tích cực hơn. Nhờ vậy mà khi lớn lên, đôi mắt của trẻ sẽ trở nên tinh anh hơn.

Chất lượng giấc ngủ

Khi trẻ đến một thời điểm nhất định trong ngày, rõ ràng là rất buồn ngủ, nhưng lại không muốn ngủ, phải để bố mẹ dỗ dành mới chịu ngủ, đây là một thói quen khi ngủ rất xấu của trẻ, và cần được bố mẹ uốn nắn kịp thời.

Nếu bố mẹ dỗ trẻ ngủ trong thời gian dài, trẻ sẽ gặp nhiều vấn đề trong quá trình lớn lên như đi ngủ muộn, thức khuya, khó ngủ, giờ giấc ngủ kém khoa học... Và đối với trẻ có thói quen này, luôn luôn phải có bố mẹ ngủ bên cạnh dỗ dành trẻ thì trẻ mới chịu ngoan ngoãn đi vào giấc ngủ, như vậy khả năng tự lập của trẻ cũng sẽ rất yếu. Ngược lại, những đứa trẻ có thể tự ru mình vào giấc ngủ, thì chất lượng giấc ngủ sẽ tương đối tốt hơn.

Khác biệt giữa đứa trẻ tự ngủ và đứa trẻ được bố mẹ dỗ ngủ - 4

Việc đợi bố mẹ dỗ mới ngủ, mặc dù trẻ đang rất buồn ngủ sẽ khiến giờ giấc ngủ của trẻ bị rối loạn.

Khả năng tự lập

Những đứa trẻ thường xuyên phải được bố mẹ dỗ dành mới chịu ngủ sẽ có tâm lý ỷ lại vào bố mẹ rất mạnh, năng lực độc lập thường tương đối yếu. Và điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tính cách sau này của trẻ. Phần lớn trẻ đều là những đứa trẻ có tính độc lập kém, đều thích bám bố mẹ, kỹ năng xã hội cũng kém, tính cách tương đối rụt rè, nhút nhát.

Ngược lại đứa trẻ tự ngủ thường có mức độ tự tin và độc lập cao hơn so với đứa trẻ được dỗ ngủ. Những đứa trẻ tự ngủ sẽ cảm thấy thoải mái, vì bản thân trẻ có khả năng tự đi vào giấc ngủ mà không cần sự hỗ trợ của người lớn.

Khác biệt giữa đứa trẻ tự ngủ và đứa trẻ được bố mẹ dỗ ngủ - 5

Đứa trẻ được dỗ ngủ có khả năng tự lập kém, phụ thuộc vào bố mẹ nhiều.

Phát triển trí tuệ

Nhiều bậc bố mẹ cho rằng sự phát triển trí tuệ của trẻ sẽ bị ảnh hưởng bởi giấc ngủ, và đó là sự thật. Tuy nhiên, thường phải mất rất nhiều thời gian để những đứa trẻ được bố mẹ ru ngủ có thể đi vào giấc ngủ.

Hơn nữa cho dù ngủ say, bé cũng ngủ không yên giấc, bởi vì trẻ luôn mang tâm lý lo lắng bố mẹ sẽ rời xa mình, nên chỉ cần bố mẹ cử động nhẹ một chút là đứa trẻ có thể tỉnh dậy ngay. 

Tuy nhiên theo các chuyên gia, bác sĩ thì thời gian ngủ kéo dài, trạng thái ngủ nông, tâm trạng khi ngủ không tốt đều sẽ dẫn đến não bộ của trẻ không được nghỉ ngơi đầy đủ, và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển trí thông minh.

Trong khi đó, hầu hết trẻ tự ngủ đều có thể đi ngủ đúng giờ theo đồng hồ sinh học của chính mình. Hơn nữa, trẻ cũng sẽ đi vào giấc ngủ với tâm trạng tương đối yên bình và có thể đi vào giấc ngủ nhanh hơn, không phải lúc nào cũng trằn trọc. Vì vậy toàn bộ quá trình ngủ sẽ là một giấc ngủ sâu, chất lượng tương đối cao, điều này giúp cho trí tuệ của trẻ phát triển một cách lành mạnh hơn.

Quan hệ bố mẹ và con cái

Trẻ sơ sinh ngay từ khi chào đời đã có sự gắn bó thân mật với bố mẹ, vì vậy đôi khi trẻ sẽ cảm thấy rất bất an nếu phát hiện bố mẹ không ở bên cạnh. Tuy nhiên, chỉ cần được bố mẹ ôm vào lòng và ngửi thấy mùi cơ thể của bố mẹ, trẻ sẽ cảm thấy hạnh phúc và an toàn, có thể chìm vào giấc ngủ một cách tự nhiên và nhanh chóng.

Nhưng trên thực tế, có nhiều bậc bố mẹ lo lắng con cái sẽ quá bám víu vào mình mà ảnh hưởng đến sự trưởng thành sau này của con, nên dù nửa đêm con có thức giấc, quấy khóc thì bố mẹ cũng sẽ không ôm hay dỗ dành trẻ, mà để trẻ tự ngủ khi mệt.

Tuy nhiên, bố mẹ cũng phải hiểu rằng một khi bỏ qua giai đoạn gắn bó trong quá trình trưởng thành của trẻ, mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái sẽ đặc biệt xa cách sau khi trẻ lớn lên.

Nhưng dĩ nhiên không phải ngày nào bố mẹ cũng nên dỗ trẻ ngủ, khi bố mẹ cần đi làm, bận rộn với các công việc khác thì việc cho trẻ tự ngủ thay vì phải luôn phụ thuộc vào bố mẹ là điều vô cùng quan trọng. Nếu bố mẹ có thể giúp trẻ hình thành thói quen ngủ tốt, trẻ cũng sẽ tự lập hơn trong tương lai.

Khác biệt giữa đứa trẻ tự ngủ và đứa trẻ được bố mẹ dỗ ngủ - 6

Làm thế nào để rèn cho trẻ kỹ năng tự ngủ?

Đặt mục tiêu giấc ngủ

Trẻ dưới 3 tuổi sẽ càng ỷ lại vào bố mẹ, đây là bản năng tự nhiên của cơ thể nên khi ngủ trẻ sẽ muốn được bố mẹ dỗ dành. Tuy nhiên, trẻ sau 3 tuổi đã có thể ngủ độc lập mà không cần đến sự trợ giúp của bố mẹ. Vì vậy, ở giai đoạn này thì bố mẹ cần rèn luyện kỹ năng tự ngủ cho trẻ.

Bố mẹ có thể giúp trẻ đặt ra một mục tiêu nhỏ hàng ngày là ngủ tự lập và để trẻ cố gắng tự ngủ. Ví dụ, bố mẹ có thể nói với con: “Con ơi, con đã lớn và dũng cảm hơn rồi, con có thể tự ngủ mà không cần bố mẹ ở bên. Bởi vì siêu nhân luôn tự ngủ”.

Khi bố mẹ dùng từ “siêu nhân”, “công chúa” mà trẻ hứng thú để hướng dẫn trẻ, giúp trẻ có một sự hình dung rõ hơn về việc xây dựng giấc ngủ khoa học, như vậy thì trẻ sẽ coi việc ngủ độc lập là một kỹ năng rất cần thiết mà bất kỳ đứa trẻ ngoan nào cũng phải đạt được.

Tạo môi trường ngủ ấm áp

Khi trẻ chuẩn bị đi ngủ, bố mẹ hãy giúp trẻ tắt đèn, kéo rèm, tắt tivi hoặc vặn nhỏ âm lượng. Khi trẻ ngủ, không nên mặc quá nhiều quần áo hoặc mặc quần áo quá chật, mà nên chọn những bộ đồ ngủ rộng rãi, thoải mái nhất cho trẻ. Như vậy cơ thể trẻ sẽ không cảm thấy nóng hoặc bí bách, khó chịu mà sẽ dễ dàng đi sâu vào giấc ngủ hơn.

Bên cạnh đó, môi trường ngủ như nhiệt độ không khí, độ ẩm hoặc chất lượng giường ngủ, gối ngủ và những đồ vật xung quanh cũng cần được chuẩn bị phù hợp, tốt nhất cho trẻ. Nếu bố mẹ có thể đáp ứng đầy đủ tuỳ theo nhu cầu của trẻ thì giấc ngủ của trẻ chắc chắn sẽ là giấc ngủ chất lượng.

Khác biệt giữa đứa trẻ tự ngủ và đứa trẻ được bố mẹ dỗ ngủ - 7

Môi trường ngủ thoải mái sẽ là yếu tố cần thiết để trẻ có giấc ngủ chất lượng nhất.

"Nghi thức" đi ngủ

Bố mẹ có thể giúp trẻ xác định, hình thành thói quen tốt trước khi đi ngủ. Chẳng hạn như đưa trẻ đi vệ sinh và đánh răng sạch sẽ. Trước khi ngủ không được vận động quá mạnh mà nên có sự chuẩn bị trước nửa tiếng, sau khi vệ sinh cá nhân thì trẻ sẽ tự giác leo lên giường, nằm yên lặng.

Lúc này, để trẻ có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn, bố mẹ nên kể cho trẻ nghe một câu chuyện, hoặc mở một bản nhạc lắng đọng, nhẹ nhàng trước khi trẻ chìm vào giấc ngủ.

Khác biệt giữa đứa trẻ tự ngủ và đứa trẻ được bố mẹ dỗ ngủ - 8

Để trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ, thay vì dỗ dành thì đọc sách sẽ là thói quen tốt cho trẻ.

Sự khác biệt giữa đứa trẻ im lặng và đứa trẻ cãi lại khi bị bố mẹ mắng
Chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Vui chia sẻ về cách bố mẹ phản ứng như thế nào là phù hợp khi trẻ cãi lại lời bố mẹ.

Trẻ tiểu học

Theo Kiều Trang Dịch từ Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Giấc ngủ của bé