Tại sao trẻ luôn thích được ôm? Nghe xong 4 lý do bố mẹ nào cũng sẽ thương con hơn

Thi Thi - Ngày 16/11/2024 19:00 PM (GMT+7)

Các chuyên gia phân tích nhu cầu được ôm của trẻ từ nhiều góc độ, giúp bố mẹ thấu hiểu con mình hơn.

Có bao giờ chúng ta thắc mắc vì sao trẻ nhỏ thích được ôm, ngay cả khi bố mẹ cố đẩy con ra xa, trẻ vẫn muốn tiến lại gần hơn. Thực tế, đằng sau lời yêu cầu “ôm” của trẻ không chỉ là cầu tâm lý, hay sinh lý, mà còn ẩn chứa nhiều nguyên nhân sâu xa.

Bố mẹ được khuyên nên khám phá những bí mật đằng sau điều này, để rèn thêm sự kiên nhẫn, trao cho con những cái ôm kịp thời. 

Tại sao trẻ luôn thích được ôm? Nghe xong 4 lý do bố mẹ nào cũng sẽ thương con hơn - 1

Tại sao trẻ luôn thích được ôm? Nghe xong 4 lý do bố mẹ nào cũng sẽ thương con hơn - 2

Mang đến cho trẻ cảm giác an toàn

Một cái ôm là nơi trú ẩn an toàn nhất. Trẻ em tìm kiếm những cái ôm không chỉ vì sự quen thuộc về thể chất mà còn vì khát khao sâu sắc về sự an toàn và tình yêu trong tâm hồn. Trong thế giới đầy rẫy những thay đổi và thách thức, cái ôm từ bố mẹ như một bến đỗ bình yên, nơi trẻ có thể tạm gác lại nỗi lo âu và bất an.

Tâm trí trẻ tìm thấy cảm giác thân thuộc trong vòng tay ấm áp của bố mẹ, nơi có thể cảm nhận được sự yêu thương vô điều kiện và bảo vệ.

Mỗi cái ôm không chỉ đơn thuần là một hành động vật lý, nó là một ngôn ngữ của tình yêu, giúp trẻ thiết lập một kết nối cảm xúc bền chặt. Sự tiếp xúc gần gũi này xoa dịu sự mong manh bên trong trẻ, thúc đẩy mối quan hệ sâu sắc giữa cha mẹ và con, xây dựng môi trường phát triển ổn định, hài hòa.

Khi trẻ được ôm ấp, não bộ giải phóng các hormone như oxytocin, thường được gọi là hormone tình yêu, giúp giảm căng thẳng và lo âu, đồng thời tăng cường cảm giác hạnh phúc. Điều này có lợi cho sự phát triển cảm xúc, tạo nền tảng vững chắc cho sức khỏe tinh thần trong suốt cuộc đời.

Mang đến cho trẻ cảm giác an toàn.

Mang đến cho trẻ cảm giác an toàn.

Tại sao trẻ luôn thích được ôm? Nghe xong 4 lý do bố mẹ nào cũng sẽ thương con hơn - 4

Dường như mở ra thế giới cảm xúc mới với trẻ

Thế giới nhỏ, giấc mơ lớn. Khi cúi xuống ngang tầm với một đứa trẻ, chúng ta sẽ thấy một khung cảnh hoàn toàn khác - tầm nhìn bị hạn chế, xung quanh đầy chân người lớn và đồ vật.

Thế giới của trẻ thường bị bao bọc bởi những điều quen thuộc, nơi mà mọi thứ đều có thể trở thành một cuộc phiêu lưu. Tuy nhiên, một khi đứa trẻ được nhẹ nhàng nhấc lên, khung cảnh trước mắt bỗng chốc mang một diện mạo mới, rực rỡ và đầy hứa hẹn.

Khi trẻ được bế lên cao, cây cối xanh tươi, chim chóc bay lượn, và thậm chí cả những đám mây đầy màu sắc ở phía chân trời không còn nằm ngoài tầm với. Sự kỳ diệu của thế giới mở ra trước mắt trẻ, và từng góc nhìn mới lạ kích thích sự tò mò, khát khao khám phá. Đứa trẻ cảm nhận được sự tự do chưa từng có, như thể vừa phát hiện ra một vương quốc mới, nơi mà mọi điều trở nên khả thi.

Cảm giác được nâng lên mang lại niềm vui, tạo ra sự kết nối sâu sắc giữa trẻ và người lớn. Khi được ôm chặt, trẻ cảm nhận được sự ấm áp, thấy được tình yêu và sự bảo vệ từ bố mẹ. Chính những khoảnh khắc này nuôi dưỡng tâm hồn trẻ, khuyến khích khám phá và học hỏi. Cảm giác phấn khích này khiến trẻ liên tục yêu cầu được ôm, như một cách để tìm kiếm sự an toàn và sự hỗ trợ trong hành trình khám phá thế giới rộng lớn.

Dường như mở ra thế giới cảm xúc mới với trẻ.

Dường như mở ra thế giới cảm xúc mới với trẻ.

Tại sao trẻ luôn thích được ôm? Nghe xong 4 lý do bố mẹ nào cũng sẽ thương con hơn - 6

Nhu cầu phát triển sinh lý

Từ khi mới chập chững biết đi cho đến bước đi vững vàng, mỗi giai đoạn biến đổi là một minh chứng cho sự trưởng thành. Khi những bước đi đầu tiên xuất hiện, trẻ nhỏ đối mặt với thách thức về thể chất, khám phá thế giới xung quanh theo cách đầy ngây thơ và hào hứng.

Khi gắng sức ngày càng tăng, đôi chân nhỏ dần trở nên kiệt sức, cơ thể còn non nớt không thể chịu được tải trọng do đi bộ lâu dài. Những bước chân đầu đời không chỉ là việc di chuyển mà còn là hành trình khám phá bản thân và môi trường.

Trong những lúc mệt mỏi, khi trẻ ngồi xuống và nhìn quanh, một cái ôm nhẹ nhàng trở thành "liều thuốc" tốt nhất để giải tỏa mệt mỏi. Đây là tín hiệu bản năng của cơ thể để nghỉ ngơi và hồi phục.

Bố mẹ nên ứng phó kịp thời và trao đi sự quan tâm, chăm sóc cần thiết, như một cái ôm ấm áp hay một lời động viên nhẹ nhàng, để giúp trẻ lấy lại năng lượng, chuẩn bị tốt hơn cho chuyến phiêu lưu tiếp theo. 

Tại sao trẻ luôn thích được ôm? Nghe xong 4 lý do bố mẹ nào cũng sẽ thương con hơn - 7

Trẻ chuyển hướng sự tò mò

Ban đầu, thế giới dường như là một thiên đường bí ẩn đối với trẻ nhỏ, đầy bất ngờ và khám phá ở mỗi bước đi. Thời gian trôi qua, khung cảnh quen thuộc không còn khơi dậy sự tò mò mạnh mẽ nữa mà sự chú ý bắt đầu chuyển sang những vật thể gần gũi hơn, đó là bố mẹ và những người thân quen với trẻ.

Lúc này, trẻ chuyển sang tìm kiếm nhiều cơ hội tương tác và giao tiếp tình cảm hơn, và cái ôm trở thành một cách quan trọng để làm sâu sắc thêm mối quan hệ với bố mẹ. Bằng cách này, trẻ được thoải mái về mặt tâm lý, thúc đẩy phát triển kỹ năng giao tiếp, nâng cao sự thấu hiểu ngầm giữa hai bên.

Trẻ chuyển hướng sự tò mò.

Trẻ chuyển hướng sự tò mò.

Đối mặt với nhu cầu được ôm của con, bố mẹ nên đáp lại bằng thái độ nhẹ nhàng. Đây không chỉ là sự tiếp xúc cơ thể đơn giản mà còn là mắt xích quan trọng trong việc nuôi dưỡng cảm giác an toàn, kích thích trí tò mò, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh về thể chất và tinh thần.

Thông qua việc quan sát cẩn thận và đối xử nhẹ nhàng, bố mẹ có thể hiểu rõ hơn những thay đổi tinh tế trong thế giới nội tâm, thiết lập mối liên kết bền chặt, đồng hành cùng trẻ lớn lên khỏe mạnh và hạnh phúc. Trong quá trình này, mỗi cái ôm đều là sự truyền tải tình yêu thương, rất đáng được trân trọng.

Tại sao trẻ luôn thích được ôm? Nghe xong 4 lý do bố mẹ nào cũng sẽ thương con hơn - 9

Những đứa trẻ học giỏi xuất sắc, biết vươn lên nghịch cảnh đều xuất thân từ 4 kiểu gia đình
Những đứa trẻ chăm chỉ, có tính trách nhiệm và học tập tốt thường được nuôi dạy trong những kiểu gia đình tích cực.

Trẻ tiểu học

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con 3-5 tuổi