2 kiểu tính cách nghịch ngợm chỉ thấy ở đứa trẻ có tiềm năng trở thành tướng tài

Thi Thi - Ngày 21/04/2024 17:30 PM (GMT+7)

Theo các chuyên gia, đứa trẻ có tính cách nghịch ngợm chưa hẳn là xấu, bố mẹ nên hướng dẫn con sửa đổi phù hợp.

Một bà mẹ chia sẻ trên diễn đàn về câu chuyện của gia đình mình, theo chị đứa con trai lập dị luôn có cách khiến chị phát điên. Tuy rằng thực sự không muốn thừa nhận nhưng cũng phải đồng ý rằng, cậu bé khó dạy dỗ hơn trẻ con bình thường.

Chị thường tưởng tượng sẽ tuyệt vời biết bao nếu con mình là đứa trẻ được mọi người yêu quý. Hay khi được mẹ yêu cầu cất đồ chơi cậu bé có thể hoàn thành đúng giờ, đến giờ đi tắm cậu có thể đặt ngay các khối hình trên tay xuống, sẽ làm những điều khác mà không do dự...

Đáng tiếc, hiện thực khác biệt, nếu người mẹ bảo cậu đi hướng đông, cậu sẽ đi hướng tây. Theo lời kể của mẹ, cậu bé làm việc chậm chạp, tính khí thất thường, luôn nổi loạn, điều này khiến chị lo lắng trong vô vọng.

Nhiều trẻ có tính cách nghịch ngợm khiến bố mẹ lo lắng.

Nhiều trẻ có tính cách nghịch ngợm khiến bố mẹ lo lắng.

Nhưng chị lại nghĩ rằng, đây là con trai mình, dù thế nào cũng không thể bỏ mặc được. Thế là chị tham khảo nhiều nguồn kiến thức khác nhau vọng tìm được “thần dược” chữa khỏi tính nghịch ngợm của con. 

Chuyên gia giáo dục gia đình Andrew Fleur tin rằng, tính cách nghịch ngợm của một đứa trẻ lại là "vũ khí" mạnh mẽ nhất cho sự thành công trong tương lai . Vì bố mẹ chưa hiểu rõ về tài năng và không biết cách hướng dẫn nên cho rằng con là “đứa trẻ hư”.

Trên thực tế, nhiều nhân vật nổi tiếng mà chúng ta quen thuộc từ Á sang Âu như Tần Thủy Hoàng, Tào Tháo, Kissinger, Churchill, Kennedy, Alan Turing, Steve Jobs... đều là những "đứa trẻ nghịch ngợm" khó giáo dục khi còn nhỏ. 

Vì vậy, nếu trong nhà có trẻ "hư", bố mẹ không nên vội nóng giận, vì con rất có khả năng trở thành tướng tài, đặc biệt là trẻ có 2 kiểu tính cách sau đây, nếu được hướng dẫn tốt thì sau này trẻ sẽ có tiềm năng rất lớn.

2 kiểu tính cách nghịch ngợm chỉ thấy ở đứa trẻ có tiềm năng trở thành tướng tài - 2

Tính cách bướng bỉnh

Nhiều cậu bé có tính bướng bỉnh, dù bố mẹ thuyết phục bằng cách nào đi chăng nữa, trẻ cũng sẽ không thay đổi ý định, không muốn đi chệch khỏi con đường mình đã định sẵn. Tính cách khác biệt này khiến nhiều phụ huynh "đau đầu".

Hãy lấy câu chuyện của người mẹ ở trên làm ví dụ, chị kể rằng, bình thường trong lúc chị dọn dẹp sẽ cho con xem truyện ngắn khoảng 10 phút. Và chị yêu cầu con nên đi tắm trước khi xem, nhưng dù thế nào đi nữa, cậu bé nhất quyết không làm.

Tính tình bướng bỉnh khiến cậu bé không thể xử lý mọi việc một cách linh hoạt và dễ gặp rắc rối. Nhưng chị nhận ra một ưu điểm lớn ở con là, ý chí cực kỳ kiên cường, muốn làm việc gì cũng phải chu toàn, không dễ dàng dao động.

Thực tế, chúng ta đều biết rằng sự kiên trì, không bao giờ bỏ cuộc là những phẩm chất cần thiết của người thành công.

Như câu chuyện của Steve Jobs còn nhỏ, ông thường bị chế nhạo là "đứa trẻ ngốc".Tuy nhiên, chính ông lại là người bướng bỉnh và bị ám ảnh bởi các chi tiết. Ông đã thành lập công ty công nghệ lớn, tạo nên sự nghiệp thành công theo cách riêng của mình.

Bố mẹ nên nhìn nhận ưu điểm của con và hướng dẫn con cải thiện điểm chưa tốt.

Bố mẹ nên nhìn nhận ưu điểm của con và hướng dẫn con cải thiện điểm chưa tốt.

Vậy đối với những đứa trẻ có tính cách bướng bỉnh, bố mẹ nên hướng dẫn con thế nào?

Đối với những đứa trẻ có tính cách bướng bỉnh, giáo dục và nuôi dạy có thể đòi hỏi sự kiên nhẫn, quan tâm đặc biệt từ phía bố mẹ. Dưới đây là một số gợi ý từ chuyên gia: 

- Hãy cố gắng duy trì một lịch trình hàng ngày với các hoạt động có cấu trúc, giấc ngủ và bữa ăn đều đặn. Điều này giúp trẻ cảm thấy an toàn, tự tin hơn trong việc hiểu và tuân thủ các quy tắc gia đình.

- Đặt ra những quy tắc rõ ràng và giới hạn cho trẻ. Giải thích tại sao những quy tắc này cần thiết và hợp lý. Cung cấp cho trẻ lý do và logic để hiểu rằng quy tắc không phải chỉ là sự hạn chế, mà còn mang lại lợi ích cho mình và những người xung quanh.

- Sử dụng giao tiếp tích cực và tình cảm để giáo dục trẻ. Tạo ra một môi trường nơi trẻ có thể thể hiện cảm xúc và ý kiến một cách an toàn. Hãy lắng nghe trẻ và khuyến khích nói lên suy nghĩ và cảm xúc của mình. 

- Cho phép trẻ có thể tham gia vào quyết định nhỏ trong gia đình, trong phạm vi an toàn và phù hợp. Điều này giúp trẻ phát triển khả năng lựa chọn, tự tin và có trách nhiệm. Đồng thời, tạo ra các hoạt động và nhiệm vụ phù hợp với độ tuổi và khả năng của trẻ để thúc đẩy sự tương tác.

- Hãy cố gắng tìm ra những điểm chung và thỏa thuận với trẻ. Thương lượng và đưa ra các quyết định mà cả bố mẹ và trẻ có thể chấp nhận. 

- Khuyến khích và khen ngợi trẻ khi thể hiện hành vi tích cực. Lời khen có thể thúc đẩy lòng tự tin và động lực trong trẻ, từ đó giúp trẻ điều chỉnh hành vi và cảm xúc tốt hơn.

- Cố gắng hiểu nguyên nhân đằng sau hành vi bướng bỉnh của trẻ. Trẻ có những nỗi lo, khó khăn hoặc cảm xúc tiêu cực đang ảnh hưởng đến hành vi.

Khi trẻ vi phạm quy tắc hoặc có hành vi không thích hợp, đặt giới hạn và áp dụng hình phạt hợp lý. Tuy nhiên, hình phạt nên được áp dụng một cách công bằng, có tính xây dựng, không gây tổn thương về thể chất hoặc tinh thần cho trẻ.

2 kiểu tính cách nghịch ngợm chỉ thấy ở đứa trẻ có tiềm năng trở thành tướng tài - 4

Thích nói lại

Khi nói đến những hành vi khó chịu nhất của con, hơn 75% phụ huynh cho biết trẻ sẽ phản bác lại. Vậy trẻ thích nói lại có thực sự là hành vi xấu không?

Chúng ta hãy xem một nghiên cứu của Đại học Princeton ở Hoa Kỳ:

Nhóm trẻ từ 2-5 tuổi được chia thành 2 nhóm: Gọi là nhóm A và B. Trẻ thích cãi lại và có tính nổi loạn cao được xếp vào nhóm A. Trong khi đó trẻ ngoan và có tính nổi loạn yếu được xếp vào nhóm B. Sau đó, người ta phát hiện ra rằng khi lớn lên, trẻ có thể hành động độc lập chiếm 80% ở nhóm A và chỉ 24% ở nhóm B.

Khi trẻ cãi lại, có thể muốn bày tỏ suy nghĩ bên trong của mình.

Khi trẻ cãi lại, có thể muốn bày tỏ suy nghĩ bên trong của mình.

Thực tế, đứa trẻ có ý thức mạnh thường suy nghĩ và phán đoán riêng, có khả năng suy nghĩ độc lập mạnh mẽ hơn khi làm việc.

Khi trẻ cãi lại, có thể muốn bày tỏ suy nghĩ bên trong của mình, muốn thoát khỏi sự kiểm soát hoặc có thể trẻ muốn thu hút sự chú ý của bố mẹ.

Việc định nghĩa một cách đại khái việc trẻ nói lại là một hành vi xấu sẽ không chỉ củng cố tâm lý nổi loạn của trẻ, có thể khiến trẻ thêm nghi ngờ về bản thân.

Vậy đối với trẻ thích nói lại, bố mẹ nên hướng dẫn thế nào là phù hợp?

Khi trẻ thích nói lại, bố mẹ có thể áp dụng các phương pháp sau đây để hướng dẫn, giúp trẻ hiểu và điều chỉnh tốt về hành vi này:

- Hãy lắng nghe trẻ một cách chân thành khi trẻ nói lại. Không giận dữ hoặc phê phán, mà hãy khuyến khích trẻ giải thích ý định hoặc suy nghĩ của mình. Điều này giúp trẻ cảm thấy được lắng nghe và coi trọng ý kiến.

- Giải thích cho trẻ hiểu rằng việc nói lại không phải lúc nào cũng tốt. Nhưng nên giải thích rõ ràng và nhẹ nhàng về lý do tại sao nói lại không được khuyến khích, như việc gây ra sự mất tôn trọng hoặc làm mất hiệu quả của cuộc trò chuyện.

Nếu được hướng dẫn phù hợp, trẻ có thể phát triển tốt thế mạnh của mình.

Nếu được hướng dẫn phù hợp, trẻ có thể phát triển tốt thế mạnh của mình.

- Hãy mô phỏng và hướng dẫn cho trẻ cách sử dụng lời nói tích cực. Đưa ra các ví dụ về cách diễn đạt ý kiến, ý định hoặc cảm xúc một cách lịch sự và tôn trọng người khác. 

- Hỗ trợ trẻ trong việc xây dựng từ vựng và kỹ năng giao tiếp để thể hiện ý kiến của mình một cách chính xác và tự tin. Hãy khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động giao tiếp như đọc sách,...

- Nếu trẻ tiếp tục nói lại mặc dù đã được hướng dẫn, hãy đặt giới hạn rõ ràng và áp dụng hệ thống phạt hợp lý. Tuy nhiên, hình phạt nên được áp dụng một cách công bằng, có tính xây dựng.

2 kiểu tính cách nghịch ngợm chỉ thấy ở đứa trẻ có tiềm năng trở thành tướng tài - 7

2 kiểu tính cách nghịch ngợm chỉ thấy ở đứa trẻ có tiềm năng trở thành tướng tài - 8

Người mẹ càng ít quan tâm đến 3 điều, thì con càng có triển vọng thành người xuất chúng
Bố mẹ mong muốn con lớn lên có triển vọng, sớm thành tài hãy "lười biếng" làm 3 điều sau đây.

Trẻ tuổi dậy thì

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bí quyết dạy con thông minh